Đường ruột của con người cũng là nơi sinh sống của rất nhiều loài vi sinh vật khác nhau, hình thành hệ vi sinh vật đường ruột. Hệ sinh vật đường ruột có vai trò rất quan trọng trong duy trì sức khỏe của con người và trong các cơ chế sinh bệnh học của các bệnh lý trong và ngoài ống tiêu hóa. Probiotics là những vi sinh vật có lợi với sức khỏe con người, được ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh lý tiêu hoá, đặc biệt là các bệnh lý dạ dày ruột do viêm.
1. Định nghĩa và cơ chế
Probiotics được hiểu là những vi sinh vật có những đặc tính có lợi cho ký chủ. Hội đồng chuyên gia về phụ gia thực phẩm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO/WHO) giới thiệu một định nghĩa hiện được sử dụng nhiều về probiotics – “vi sinh vật sống khi được sử dụng đủ số lượng có tác dụng có lợi cho sức khỏe của ký chủ”. Nguồn gốc của các sản phẩm probiotics được sử dụng hiện nay thường được nuôi cấy từ thức ăn, thường nhất là các sản phẩm từ sữa.
Nhìn chung cơ chế mà các probiotics tương tác với hệ vi sinh vật của kí chủ và mang tới những tác động có lợi vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Nhìn chung có 4 cơ chế chính đã được quan sát và mô tả: Ức chế sự phát hoặc xâm lấn quá mức của các vi khuẩn gây bệnh, cải thiện chức năng của biểu mô ruột như một hàng rào, điều chỉnh hệ thống miễn dịch tại chỗ, điều chỉ nhận cảm đau ở ruột.
Bài viết về chủ đề định nghĩa và phân loại probiotics có trên chuyên trang VinmecDr.
2. Ứng dụng của probiotics trong điều trị các bệnh tiêu hóa
2.1 Các bệnh lý ruột viêm
- Bệnh Crohn: Các thử nghiệm lâm sàng của probiotics trong bệnh Crohn cho các kết quả rất khác nhau. Nguyên nhân cho sự khác biệt này chưa rõ ràng, nhưng có thể do một số yếu tố như các loại probiotics khác nhau, chế độ liều sử dụng, sự khác biệt về thời gian nghiên cứu, đặc điểm của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu (mức độ bệnh, xu hướng của bệnh và vị trí của bệnh).
- Viêm loét đại tràng: Hiện chưa có đủ dữ liệu thuyết phục để ủng hộ việc sử dụng các sản phẩm probiotics trong điều trị viêm đại tràng, do các nghiên cứu thực hiện cho kết quả mâu thuẫn. Mặc dù một số loài probiotics đã cho thấy tiềm năng trong điều trị viêm đại tràng, số lượng bệnh nhân trong các nghiên cứu này còn ít đã dẫn đến các kết luận khác nhau về hiệu quả của chúng trong việc kích thích và duy trì sự hồi phục của đại tràng.
- Viêm túi thừa đại tràng: túi thừa có thể tiến triển viêm, thường nhất là ở đọan đại tràng sigma. Sử dụng phối hợp probiotics và beclomethasone cho thấy hiệu quả ở nhiều trường hợp.
- Viêm ruột do tia xạ: các nghiên cứu phân tích kết quả của các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy probiotics giúp có lợi ít cải thiện triệu chứng tiêu chảy ở các bệnh nhân có sử dụng xạ trị.
2.2 Tiêu chảy :
- Tiêu chảy nhiễm trùng: Việc sử dụng probiotics trong trẻ em mắc bệnh tiêu chảy cấp tính do nhiễm trùng không có lợi ích. Sử dụng probiotics ở người lớn mắc bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính chưa được chứng minh hiệu quả. Các đánh giá tổng quan cũ đã chỉ ra một sự giảm đáng kể thời gian bệnh tiêu chảy nhiễm trùng với việc sử dụng probiotics, tuy nhiên có sự thay đổi trong kết quả của các nghiên cứu này. Hai thử nghiệm lâm sàng nhiều trung tâm ngẫu nhiên cỡ mẫu lớn đã không chỉ ra được lợi ích của các dòng probiotic phổ biến khác nhau đối với tiến triển lâm sàng hoặc thời gian kéo dài của triệu chứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhập viện do chảy cấp tính.
- Bệnh Celiac: Dù probiotics có thể gián hóa hoặc làm thay đổi gluten và gliadin, hơn nữa nồng độ Lactobacillus và Bifidobacterium cũng giảm ở bệnh nhân mắc bệnh celiac. Nhưng vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về lợi ích của probiotics trong điều trị các bệnh nhân mắc bệnh celiac. Các ghi nhận ban đầu việc sử dụng probiotics được cho là giúp làm giảm triệu chứng của bệnh.
2.3 Hội chứng ruột kích thích
Các bằng chứng cho thấy ứng dụng probiotics trong quản lý hội chứng ruột kích thích là có lợi, giúp tăng tỷ lệ hồi phục. Mặc dù các bằng chứng vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục do sự khó khăn trong thiết kế nghiên cứu bao phủ các dạng bệnh đa dạng của hội chứng ruột kích thích.
Probiotic B. infantis được chứng minh là hiệu quả hơn đáng kể so với giả dược ở bốn tuần trong một thử nghiệm kiểm soát hội chứng ruột kích thích. Liều tối ưu của probiotics này chưa được chứng tỏ rõ ràng.
2.4 Táo bón
Nhiều thử nghiệm nhỏ, ngẫu nhiên, kiểm soát giả dược của probiotics ứng dụng ở bệnh nhân mắc táo bón kinh niên mà không có hội chứng ruột kích thích, cùng với những người bình thường có xu hướng đại tiện ít, cho thấy cải thiện tần số đi đại tiện, độ đặc của phân với Bifidobacterium lactis, Lactobacillus casei, L. reuteri và E. coli
Ngoài các ứng dụng trên, probiotics còn hứa hẹn có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, viêm đại tràng do nhiễm C. difficile, bất dung nạp lactose, bệnh não gan, viêm tụy cấp, các tình trạng vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức. Probiotics cũng có tiềm năng ứng dụng để làm giảm tính thấm thành ruột và giảm sản xuất các cytokines tiền viêm – có vai trò trong các bệnh dị ứng.
Leave a Reply