Phẫu thuật tăng sống hàm là một nhóm các kỹ thuật được sử dụng để làm tăng kích thước ngoài- trong hoặc trên-dưới của sống hàm. Hiện nay có một số kỹ thuật, và tái tạo xương có hướng dẫn GBR là một trong số đó. Mỗi kỹ thuật có những ưu điểm và nhược điểm riêng, và tiên lượng thay đổi tùy từng trường hợp. Tình huống lâm sàng sẽ cho biết kỹ thuật nào được lựa chọn. Bài viết này sẽ giới thiệu qua về kỹ thuật cũng như minh hoạ một ca lâm sàng sử dụng phương pháp này.
1. Phân loại sống hàm theo Seibert
Có một số cách phân loại biến dạng sống hàm, nhưng phân loại được sử dụng phổ biến nhất là phân loại của Seibert năm 1983. Phân loại này ban đầu được đề xuất cho cải thiện mô mềm, nhưng hiện nay nó đã được thay đổi và sử dụng rộng rãi trong trường hợp chuẩn bị vị trí cấy ghép.
Seibert phân loại sống hàm thành 3 loại dựa trên hình dạng của nó. Loại I là thiếu hồng theo chiều ngang (ngoài-trong), trong khi loại II và loại III lần lượt là thiếu hồng theo chiều đứng và thiếu hồng cả chiều ngang lẫn chiều đứng. Trong tình huống này, tiêu sống hàm chủ yếu xảy ra theo chiều ngang, nhưng có tiêu mà xương nhẹ, nên nó được xếp loại III Seiberf.
2. Tổng quan về kỹ thuật
Phẫu thuật tăng sống hàm là một nhóm các kỹ thuật được sử dụng để làm tăng kích thước ngoài- trong hoặc trên-dưới của sống hàm. Hiện nay có một số kỹ thuật, và tái tạo xương có hướng dẫn GBR là một trong số đó. Mỗi kỹ thuật có những ưu điểm và nhược điểm riêng, và tiên lượng thay đổi tùy từng trường hợp. Tình huống lâm sàng sẽ cho biết kỹ thuật nào được lựa chọn. Trước đây, GBR được thực hiện chỉ sử dụng màng đơn thuần, nhưng hiện nay, xương ghép kết hợp với màng đã trở thành tiêu chuẩn điều trị cho GBR. GBR đã được chứng minh là một kỹ thuật rất đáng tin cậy trong việc đạt được kích thước ngang (ngoài-trong) nhằm tạo thuận lợi cho việc đặt implant, như chúng tôi đã thực hiện cho bệnh nhân này.
Giống như những quy trình phẫu thuật nha chu khác, các yếu tố toàn thân của bệnh nhân, chẳng hạn như đái tháo đường hoặc cao huyết áp không kiểm soát, sẽ ảnh hưởng rất xấu đến kết quả của kỹ thuật này. Do đó, lựa chọn bệnh nhân và vị trí phù hợp là rất quan trọng để tăng khả năng thành công.
Biến dạng sống hàm nghiêm trọng thường ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ lẫn chức năng. Ghép mô mềm, mô cứng, hoặc cả hai có thể góp phần làm giảm những khiếm khuyết này; tái cấu trúc mô mềm thường hữu ích trong việc điều trị những trường hợp nhẹ. Thiếu hổng nặng có thể phải ghép một thì mô cứng và mô mềm. Việc lựa chọn điều trị phẫu thuật còn phụ thuộc vào loại phục hình. Ví dụ, nếu lên kế hoạch làm cầu răng thì ghép mô mềm được ưu tiên hơn, trong khi đó, ghép mô cứng được ưu tiên hơn nếu điều trị cấy ghép nha khoa được lựa chọn.
Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.
Leave a Reply