Có rất nhiều cách phân loại chấn thương răng miệng khác nhau. Điều này phản ánh có rất nhiều quan điểm khác nhau cũng như là các mối quan tâm khác nhau khi đứng trước một chấn thương răng. Một phân loại cần đảm bảo được ít nhất năm yếu tố chính sau: dịch tễ học, giảng dạy, phổ biến, giải phẫu và cuối cùng là đánh giá, chẩn đoán và tiên lượng điều trị.
1. Phân loại của Mugnier (1966)
– Gãy thân răng
+ Gãy thân răng đơn giản: gãy men răng hoặc men răng và ngà răng, không tổn thương tuỷ.
+ Gãy thân răng – tuỷ răng: gãy men răng và ngà răng có tổn thương tuỷ.
– Gãy hỗn hợp: Gãy thân răng – chân răng: gãy men răng, ngả răng và xê măng, có hay không có tổn thương tuỷ.
– Gãy chân răng
+ Gãy 1/3 cổ.
+ Gãy 1/3 giữa
+ Gãy 1/3 chóp.
2. Phân loại của Ellis và Davey (1970)
Loại 1: gãy đơn giản thân răng, bao gồm men răng hoặc men răng và một phần ngà
Loại 2: gãy thân răng lan rộng đến ngà, không có tổn thương tuỷ.
Loại 3: gãy thân răng gây tổn thương tuỷ.
Loại 4: thoái hoá tuỷ có hoặc không mất thân răng.
Loại 5: trật khớp hoàn toàn.
Loại 6: gãy chân răng có hoặc không có mắt thân răng.
Loại 7: gãy thán rằng toàn bộ.
Loại 8: chấn thương răng sữa.
– Ưu điểm: mô tả chính xác gãy thân răng
– Nhược điểm: không mô tả chính xác gãy chân răng, không nhắc đến các rạn nứt, tổn thương liên quan đến mầm rằng, tổn thương tổ chức nha chu
3. Phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (Andreason, 1982)
3.1. Chấn thương mô cứng răng và tuỷ răng
1. Tổn thương thân răng: rạn nứt.
2. Gãy thân răng đơn giản: gãy men răng hoặc men răng và một ít ngà răng.
2a: gãy thân răng đơn gian, xa tuỷ.
2b: gãy thân răng đơn giản gần tuỷ.
3. Gãy thân răng phức tạp: có tổn thương tuỷ.
4. Gãy thân – chân răng đơn giản: không có tổn thương tuỷ,
5. Gãy thân — chân răng phức tạp: có tổn thương tuỷ.
6. Gãy chân răng
6a: gãy 1/3 cổ răng.
6b: gãy 1/3 giữa
6c: gãy 1/3 chớp.
3.2. Chấn thương vùng quanh răng
1. Chấn động răng.
2. Lung lay răng.
3. Lún răng.
4. Trồi răng.
5. Trật khớp sang bên.
6. Trật khớp hoàn toàn (bật răng khỏi huyệt ở răng).
3.3. Tổn thương xương ổ răng
1. Tổn thương làm thay đổi xương ổ răng. Xương ổ răng bị gãy thành nhiều đoạn.
2. Gãy thành xương ổ răng.
3. Gãy mào xương ổ răng.
4. Gãy xương hàm trên hoặc dưới.
3.4. Tổn thương lợi và niêm mạc miệng
1. Rách
2. Đụng dập
3. Mất tổ chức
4. Phân loại của Vanex (1980)
– Loại 1: rạn nứt thân răng.
– Loại 2: gãy thân răng không tổn thương tuỷ.
– Loại 3: gãy thân răng có tổn thương tuỷ.
– Loại 4: gãy thân răng toàn bộ.
– Loại 5: gãy thân — chân răng chéo,
– Loại 6: gãy chân răng.
– Loại 7: trật khớp.
– Loại 8; răng rơi ra ngoài.
5. Phân loại của Trường Đại Học Benin (1990): dành cho dịch tễ học.
– Loại I: gãy men răng.
– Loại II: gãy men — ngà không hở tuý.
– Loại III: gãy men — ngà có hở tuỷ.
– Loại IV: gãy men — ngà xé măng — tuỷ.
– Loại V: chấn động.
– Loại VI: trật khớp.
– Loại VII: răng di lệch.
– Loại VIII: răng rơi ra ngoài.
6. Phân loại của Garcia – Godoy: 13 loại.
Loại 0: nứt men.
Loại 1: gãy men.
Loại 2: gãy men và ngà răng nhưng không có tổn thương tuỷ.
Loại 3: gãy men và ngà răng nhưng có tổn thương tuỷ. Loại 4: gãy men + ngà răng + cement nhưng không tổn thương tuỷ răng.
Loại 5: giống như loại 4 nhưng có tổn thương tuỷ.
Loại 6: gãy chân răng.
Loại 7: chấn động răng: răng không lung lay, không di lệch nhưng có phản ứng đau khi gỗ.
Loại 8: trật khớp răng: răng lung lay nhưng không có di lệch.
Loại 9: răng di lệch sang bên.
Loại 10: lún răng.
Loại 11: trồi răng.
Loại 12: răng rơi ra ngoài.
Leave a Reply