Ngách hành lang nông, thắng bám bất thường – Implant Nha khoa.

Thiếu độ sâu ngách hành lang (ngách hành lang nông) quanh implant sẽ cản trở khả năng kiểm soát mảng bám của bệnh nhân bởi vì không có chỗ cho dụng cụ vệ sinh. Thắng bám cao quanh implant có thể giống như hàng rào cản trở sự làm sạch phục hình trên implant và mô quanh implant. Ngoài ra, nếu nướu quanh implant, nơi có thắng bám, bị mỏng, thì lực kéo nướu do thắng gây ra có thể gây tụt nướu quanh implant. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề trên.

1. Khái niệm phẫu thuật ngách hành lang và cắt thắng trong Implant Nha khoa

Hành lang trong xoang miệng là không gian nằm giữa răng với mặt trong của má và môi. Hành lang miệng là nơi lưu giữ tạm thời của các hạt thức ăn trong quá trình nhai. Hành lang đủ độ sâu sẽ tạo thuận lợi cho sự chăm sóc vệ sinh răng miệng tại nhà bằng cách tạo chỗ cho dụng cụ vệ sinh (ví dụ như bàn chải, chỉ nha khoa). Thắng trong xoang miệng là nếp gấp mô gắn mặt trong của môi, má và sàn miệng vào niêm mạc xương ổ, nướu, và/hoặc màng xương bên dưới. Thắng hạn chế sự di động của mô mà nó bám vào. Ví dụ, thắng lưỡi sẽ hạn chế sự di động của lưỡi.

Thiếu độ sâu ngách hành lang quanh implant sẽ cản trở khả năng kiểm soát mảng bám của bệnh nhân bởi vì không có chỗ cho dụng cụ vệ sinh. Thắng bám cao quanh implant có thể giống như hàng rào cản trở sự làm sạch phục hình trên implant và mô quanh implant. Ngoài ra, nếu nướu quanh implant, nơi có thắng bám, bị mỏng, thì lực kéo nướu do thắng gây ra có thể gây tụt nướu quanh implant.

Hình 6: Thắng bám bất thường (mũi tên màu vàng), co kéo thắng, phục hình không khít sát, và tích tụ mảng bám/với răng do vệ sinh răng miệng kém gây ra viêm quanh implant ở implant #41.

Tất cả những tình huống này đều có thể làm tăng lưu giữ mảng bám. Do đó, nguy cơ phát triển viêm niêm mạc quanh implant và viêm quanh implant sẽ tăng lên bởi vì vệ sinh răng miệng kém do làm sạch mảng bám không hiệu quả là một yếu tố nguy cơ của các bệnh lý quanh implant. Viêm nướu do tích tụ mảng bám quanh implant có khả năng ảnh hưởng đến mô cứng và mô mềm quanh implant, từ đó gây hại cho chức năng và thẩm mỹ của phục hình trên implant.

2. Nguyên nhân gây ra trường hợp này?

Mỏm xương ổ là cấu trúc phụ thuộc vào răng và sẽ thay đổi đáng kể sau khi mất răng. Động học và mức độ của những thay đổi này đã được khảo sát thông qua các nghiên cứu trên chó [6, 7] và trên người [8, 9]. Các nghiên cứu này đã ghi nhận được rằng những quá trình cấu trúc và tái cấu trúc mô chính cuối cùng sẽ dẫn tới sự giảm kích thước sống hàm toàn bộ với sự thay đổi đáng kể ở cả mào xương ngoài và trong. Sự giảm chiều cao và chiều rộng sống hàm sau đó sẽ làm giảm độ sâu ngách hành lang.

Tái tạo xương có hướng dẫn được thực hiện để tăng chiều rộng và chiều cao sống hàm. Những thủ thuật này thường sử dụng đường rạch niêm mạc màng xương để tạo vạt mô mềm về phía thân răng nhằm đóng kín ban đầu cho phép sự tạo xương mới. Tuy nhiên, nếu tạo vạt cải tiến thân răng, độ sâu ngách hành lang sẽ ngắn đi. Sự rút ngắn độ sâu ngách hành lang sẽ càng rõ rệt hơn khi vạt cải tiến thân răng phủ qua sống hàm bị tiêu xương trầm trọng theo chiều đứng và ngách hành lang ban đầu cạn.

Thắng bám bất thường có thể xuất hiện dưới dạng mô sẹo do phẫu thuật tạo đường rạch giảm căng đứng trước đó.

ngach-hanh-lang-nong-1
Một cấu trúc giống thắng bám vào răng #25 có thể cản trở kiểm soát mảng bám hiệu quả. Nếp gấp mô “thừa” ở niêm mạc mặt ngoài của implant #25 cũng được thấy rõ.

 

ngach-hanh-lang-nong-2
Phẫu thuật ngách hành lang và phẫu thuật cắt thắng kết hợp ghép nướu tại răng #25 và implant #26. (A) Lật vạt bản phần tại đường nối niêm mạc-nướu. (B) Mảnh ghép nướu được thu hoạch từ khẩu cái bên trái. (C) Mảnh ghép nướu có kích thước khoảng 25 mm x 7 mm. (D) Mảnh ghép nướu được khâu vào vị trí nhận ghép bằng mũi khâu rời đơn đi qua miếng ghép và màng xương. (E) Ba tuần sau phẫu thuật cho thấy sự lành thương bình thường. (F) Ngách hành lang đã được làm sâu và không còn thắng bám sau 4 tháng theo dõi. Đủ dải nướu sừng hóa ở mặt ngoài implant #26.

Ngoài ra, thắng bám bất thường đối khi có thể là bẩm sinh (ví dụ như thắng bám sát với viền nướu tự do). Điều quan trọng là bác sĩ lâm sàng phải trao đổi với bệnh nhân về khả năng phải cắt hoặc định vị lại thắng quanh implant để tạo thuận lợi cho việc kiểm soát mảng bám.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.

1. Armitage GC; Research, Science and Therapy Committee of the American Academy of Periodontology. Diagnosis of periodontal diseases. J Periodontol 2003; 74(8):1237-1247.
2. Lang NP, Berglundh T; Working Group 4 of Seventh European Workshop on Periodontology. Periimplant diseases: where are we now? – Consensus of the Seventh European Workshop on Periodontology. J Clin Periodontol 2011;38(Suppl 11):178–181.
3. Kwok V, Caton JG. Commentary: prognosis revisited: a system for assigning periodontal prognosis. J Periodontol 2007;78(11):2063-2071.
4. Seibert JS. Reconstruction of deformed, partially edentulous ridges, using full thickness onlay grafts. Part II. Prosthetic/periodontal interrelationships. Compend Contin Educ Dent 1983;4:549-562.
5. Heitz-Mayfield LJ. Peri-implant diseases: diagnosis and risk indicators. J Clin Periodontol 2008;35(8 Suppl):292–304.
6. Kuboki Y, Hashimoto F, Ishibashi K. Time-dependent changes of collagen crosslinks in the socket after tooth extraction in rabbits. J Dental Res 1988;67:944-948.
7. Devlin H, Hoyland J, Newall JF, Ayad S. Trabecular bone formation in the healing of the rodent molar tooth extraction socket. J Bone Mineral Res 1997;12:2061-2067.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *