Ghép mô liên kết dưới biểu mô (SeCTG) – Duy trì thẩm mỹ, sinh lý.

Bài viết này đề cập đến các vấn đề thẩm mỹ và sinh lý đối với quá trình ghép mô liên kết dưới biểu mô (SeCTG), đồng thời tiến hành đánh giá các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình này. Cùng tìm hiểu rõ hơn trong nội dung bài viết dưới đây.

duoi-bieu-mo-sectg

1. Ghép mô liên kết dưới biểu mô (SeCTG) có gây sừng hoá không?

Vào năm 1975, Karrring và cộng sự đã công bố một nghiên cứu thực nghiệm trên khỉ, trong đó đánh giá khả năng của mô liên kết nướu trong việc quyết định sự biệt hóa biểu mô. Kết quả cho thấy mô liên kết nước có khả năng kích tạo biểu mô nướu sừng hóa. Dựa trên những phát hiện trong nghiên cứu này, có thể suy ra rằng biểu mô của miếng ghép được phát triển nhờ sự di cư của các tế bào biểu mô không sừng hóa thuộc niêm mạc xương ổ xung quanh, và sau khi chúng đi qua chỗ nối giữa hai loại mô liên kết thì mô liên kết nướu sẽ gây ra sự biệt hóa chúng thành các tế bào có đặc điểm giống như biểu mô nướu sừng hóa.

2. Độ dày niêm mạc sừng hoá tối thiểu để duy trì lành mạnh quanh Implant

Việc không có dây chằng nha chu và bám dính mô liên kết quanh implant có thể khiến mô quanh implant dễ phát triển phản ứng viêm nặng nề khi có sự tích tụ mảng bám và sự xâm nhập vi khuẩn. Vì những lý do này nên khá hợp lý khi nghĩ rằng sự hiện diện của hàng rào niêm mạc, tạo ra từ dải niêm mạc sừng hóa quanh implant, là một điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự duy trì thành công lâu dài của mô quanh implant theo cả quan điểm sinh học và thẩm mỹ. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng mạnh mẽ về nguy cơ/lợi ích của việc không có/có niêm mạc sừng hóa quanh implant. Cho đến nay, mới có ba tổng quan hệ thống cho thấy niêm mạc sừng hóa giới hạn quanh implant (< 2 mm) có liên quan đến những thông số lâm sàng của tình trạng viêm. Trong các trường hợp lâm sàng có sự kiểm soát mảng bám phù hợp, dữ liệu lại cho thấy sự hiện diện của niêm mạc sừng hóa quanh implant có thể không quan trọng. Tuy nhiên, dựa trên những bằng chứng chọn lọc, thì giá trị tiên lượng của niêm mạc sừng hóa vẫn còn hạn chế. Do đó cần có những thử nghiệm lâm sàng tiến cứu theo chiều dọc, đủ độ mạnh, để có thể làm sáng tỏ tầm quan trọng của niêm mạc sừng hóa trong việc duy trì sức khỏe quanh implant.

3. Yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ

Thẩm mỹ không phải chỉ là việc phục hình trên implant mô phỏng răng tự nhiên, mà còn bao gồm mô quanh implant lành mạnh với kết cấu phù hợp. Sự mất gai nướu và tụt nướu mặt ngoài là những tình huống thẩm mỹ đầy thách thức. Các nghiên cứu đã được tiến hành để xác định nguyên nhân gây mất mô, và các kỹ thuật đã được phát triển để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu điều này. Sự bảo tồn hoặc tái lập kết cấu niêm mạc- nướu tự nhiên quanh implant ở vùng răng trước hàm trên là thách thức đối với bác sĩ phục hình, đặc biệt là khi bệnh nhân có đường môi cao lúc cười. Những thách thức này xuất phát từ việc mất mô niêm mạc-nướu do tái cấu trúc xương sau nhổ răng/mất răng. Việc lựa chọn hệ thống implant cho phép tạo ra đáp ứng sinh học phù hợp cho mô cứng và mô mềm trong từng tình huống lâm sàng là bước đầu tiên để đạt được kết quả thẩm mỹ hài lòng. Ngoài ra, kỹ thuật phẫu thuật phù hợp, vị trí 3 chiều lý tưởng của implant, và kiểm soát mô mềm, cũng cần thiết để đem lại kết quả tự nhiên. Cuối cùng, một điều quan trọng không kém nhưng thường bị bỏ qua, là việc lựa chọn phương án phục hình thích hợp, bao gồm vật liệu và đường viền, cũng góp phần đáng kể vào việc đạt được màu sắc và hình dạng niêm mạc quanh implant phù hợp. Việc sử dụng abutment tùy chỉnh để tạo ra biên dạng phần thoát lý tưởng là rất quan trọng để đạt được kết quả thẩm mỹ hài lòng, đặc biệt là ở những vị trí có dạng sinh học mỏng.

Hình dạng tự nhiên của phục hình trên implant và sự ổn định của kết cấu niêm mạc xung quanh là nền tảng cho kết quả điều trị thành công, đặc biệt là ở vùng thẩm mỹ. Trong một số tình huống, nguyên nhân chính gây đổi màu niêm mạc ở mặt ngoài implant #11 chủ yếu là do không đủ độ dày mô mềm. Nếu implant được đặt vào vị trí 3 chiều chính xác và hoàn toàn được bao quanh bởi xương cho đến chỗ nối implant-abutment, thì sự đổi màu mô mềm và ảnh hưởng của tình trạng này lên bờ mô mềm quanh implant là do thiếu độ dày niêm mạc. Jung và cộng sự đã chứng minh được rằng vật liệu phục hình có ảnh hưởng đáng kể lên màu sắc mô mềm. Màu sắc mất thẩm mỹ có thể được khắc phục bằng cách tăng độ dày niêm mạc. Trong một nghiên cứu khác, Bressan và cộng sự đã báo cáo rằng abutment nằm gần mô mềm có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ của mô mềm quanh implant và làm thay đổi màu sắc cũng như hình dạng của nó. Do đó, màu sắc niêm mạc quanh implant trở nên khác so với màu sắc nướu quanh răng thật, bất kể là loại vật liệu phục hình nào. Độ dày của mô mềm quanh implant dường như là một yếu tố quan trọng tác động lên sự thay đổi màu sắc ở niêm mạc quanh implant.

Vì vậy, ngưỡng độ dày mô mềm ở vùng thẩm mỹ cần được xem xét cẩn thận. Điều thú vị là người ta nhận thấy rằng sự thay đổi màu sắc do titanium vẫn có thể gây ra sự khác biệt có thể nhìn thấy ngay cả với độ dày niêm mạc lên đến 2 mm. Ngược lại, với độ dày tối thiểu 3 mm, sự khác biệt có thể nhìn thấy đã được ghi nhận là không liên quan với vật liệu abutment. Do đó, dạng sinh học dày quanh implant luôn luôn được khuyến khích để đạt được kết quả thẩm mỹ lý tưởng, đặc biệt là ở phân đoạn răng trước.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *