Phẫu thuật ghép nướu rời – Tổng quan.

Phẫu thuật ghép nướu rời (FGG) là một loại phẫu thuật niêm mạc-nướu được sử dụng để khắc phục dị dạng mô mềm ở răng tự nhiên và implant. Bản thân FGG nghĩa là mảnh ghép nướu được thu từ mô chứa biểu mô sừng hóa và biểu mô lát tầng dày đặc. Mảnh ghép được thu từ chính bệnh nhân và do đó được xem là ghép tự thân. Bài viết này sẽ cùng bàn luận kỹ càng hơn về phương pháp phẫu thuật này. Cùng tìm hiểu.

1. Khái niệm phẫu thuật ghép nướu rời – FCG

Phẫu thuật ghép nướu rời (FGG) là một loại phẫu thuật niêm mạc-nướu được sử dụng để khắc phục dị dạng mô mềm ở răng tự nhiên và implant. Bản thân FGG nghĩa là mảnh ghép nướu được thu từ mô chứa biểu mô sừng hóa và biểu mô lát tầng dày đặc. Mảnh ghép được thu từ chính bệnh nhân và do đó được xem là ghép tự thân. Bất kỳ vị trí nào trong miệng có đủ thể tích mô và những đặc điểm trên đều có thể làm vị trí cho mảnh ghép nướu. Các ví dụ về vị trí cho ghép là khẩu cái, lồi củ hàm trên, và nướu sừng hóa ở sống hàm mất răng.

2. Chỉ định phẫu thuật

Có một số chỉ định thực hiện phẫu thuật ghép nướu rời ở răng tự nhiên. Thứ nhất, FGG giúp gia tăng nướu sừng hóa quanh răng. Thứ hai, FGG có thể được sử dụng để điều trị khiếm khuyết tụt nướu và che chân răng bị lộ vì lý do thẩm mỹ hoặc quá cảm ngà. Thứ ba, FGG giúp tăng độ sâu ngách hành lang. Những chỉ định này cũng có thể ứng dụng cho implant. FGG có thể được sử dụng để che phần ren bị lộ của implant (giống như che phần tụt nướu ở răng thật), tăng nướu dính sừng hóa, và làm sâu ngách hành lang đồng thời loại bỏ điểm bám thắng. Hình dưới đây cho thấy điều trị bằng FGG ở mặt ngoài của implant #41 sẽ giúp tạo ra mô mềm quanh implant lành mạnh hơn, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng quát của implant.

ghep-nuou-roi-1
Sự lành thương vào tuần thứ 4 sau phẫu thuật cho thấy có sự che phủ hoàn toàn phần ren bị lộ của implant. Implant #41 bây giờ đã có đủ nướu sừng hóa mặt ngoài. Thắng bám sai chỗ ở phía gần của implant #41 cũng đã được loại bỏ. Lưu ý rằng FGG còn giúp che phủ chân răng ở mặt ngoài răng #31. Bệnh nhân được hướng dẫn thêm về kiểm soát mảng bám và được đặt lịch vệ sinh răng miệng định kỳ mỗi 3 tháng.

3. Nguy cơ và biến chứng sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật ghép nướu rời, bệnh nhân thường hơi sưng và khó chịu do đau, đỉnh điểm là 48-72 giờ sau phẫu thuật. Có thể bị chảy máu nhẹ. Những hiện tượng này là một phần của quá trình lành thương bình thường và có thể được giảm thiểu bằng cách chườm lạnh, chẳng hạn như túi đá, trong 48 giờ đầu sau phẫu thuật (chườm và nghỉ mỗi 10-15 phút), uống thuốc giảm đau (bắt đầu từ thuốc kháng viêm nonsteroid như ibuprofen trước phẫu thuật có thể giúp giảm viêm), và ép chặt gạc tại vị trí chảy máu trong 20-30 phút. Bệnh nhân cần tránh đụng vào vị trí phẫu thuật chẳng hạn như sờ hoặc ăn nhai tại những vùng này. Sự đụng chạm vào vị trí cho ghép có thể gây chảy máu không mong muốn. Sự đụng chạm vào vị trí nhận (nơi mảnh ghép nướu được ổn định bằng chỉ khâu) có thể gây ra thất bại của mảnh ghép bởi vì sự tồn tại ban đầu của mảnh ghép chỉ dựa trên việc xâm nhập vào vị trí nhận (hiện tượng này gọi là tuần hoàn huyết tương).

Mặc dù khá ít gặp nhưng các biến chứng trong và sau phẫu thuật FGG vẫn có thể xảy ra. Đa số những biến chứng được báo cáo như sau.

  • Thứ nhất là chảy máu nhiều và kéo dài tại ví trí cho ghép có thể xảy ra trong/sau phẫu thuật do đường rạch quá sâu vào mô khẩu cái khiến mạch máu khẩu cái bị đứt. Điều quan trọng là phải đánh giá tiền sử y khoa kỹ lưỡng để nhận diện những bệnh nhân có khiếm khuyết đông máu hoặc rối loạn chảy máu. Để kiểm soát chảy máu, ép chặt vị trí chảy máu trong 20-30 phút. Nếu động mạch/ tĩnh mạch khẩu cái hoặc các nhánh của nó bị đứt, thì khâu buộc mạch máu có thể giúp chảy máu chậm lại. Tiêm thuốc tê tại chỗ chứa 1:50,000 epinephrine cũng có thể làm giảm chảy máu. Ngoài ra, có thể dùng các chất cầm máu như Gelfoam® (sponge collagen fiêu) và Surgicel® (cellulose polymer) cho vị trí đang chảy máu để hỗ trợ cầm máu.
  • Thứ hai, xương có thể bị lộ ra tại vị trí cho ghép sau phẫu thuật. Bác sĩ lâm sàng phải xác định độ dày của mảnh ghép nướu cần thu hoạch và đo đạc độ dày của mô cho ghép (ví dụ như độ dày của mô khẩu cái) để tránh làm lộ xương hoặc chỉ để lại một lớp màng xương rất mỏng vì có thể gây hoại tử mô. Bác sĩ lâm sàng cũng cần lưu ý đến sự hiện diện của lồi rắn khẩu cái ở mỏm xương ổ vùng răng sau hàm trên khi thu hoạch mô khẩu cái. Thăm dò xương bằng cây đo túi nha chu sau khi gây tê tại chỗ vị trí cho ghép là một kỹ thuật hữu ích để đo đạc độ dày của mô cho ghép.
  • Thứ ba, sự chênh lệch màu sắc giữa miếng ghép với nướu xung quanh của vị trí nhận có thể xảy ra khi miếng ghép dày hơn 1.25 mm hoặc xảy ra ở một số bệnh nhân có nướu sừng hóa chứa sắc tố sinh lý. Vấn đề chênh lệch màu sắc có thể được giảm thiểu bằng cách thu hoạch miếng ghép mỏng hơn (0.75-1.25 mm) và tạo đường rạch vát tại nướu dính.
  • Thứ tư, nếu các sợi cơ và mô lỏng lẻo ở dưới niêm mạc không được loại bỏ hoàn toàn tại vị trí nhận, thì mảnh ghép nướu phía trên sẽ “di động” và do đó nướu dính không thể tạo ra lớp vỏ cơ học.
  • Thứ năm, chậm lành thương tại vị trí cho và nhận có thể xảy ra nếu có sự tạo mô hạt quá mức tại bờ của miếng ghép hoặc của vạt.
  • Cuối cùng, thất bại của mảnh ghép có thể xảy ra nếu mảnh ghép được đặt trên một vùng lớn xương bị lộ tại vị trí nhận. Nếu không có màng xương, sự cấp máu cho miếng ghép sẽ bị hạn chế, gây hoại tử miếng ghép phía trên.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *