Ảnh hướng bệnh tim mạch và thai nghén: chẩn đoán

Bệnh tim ở phụ nữ mang thai gây ra nhiều nguy cơ cho mẹ và con trong khi mang thai, sau khi đẻ và đặc biệt trong chuyển dạ. Tần suất mắc bệnh ở Việt nam khoảng 1-2% phụ nữ mang thai. Theo dõi, tiên lượng, xử trí bệnh đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa chuyên khoa sản và tim mạch.

1. Ảnh hưởng của bệnh tim mạch và thai nghén

1.1 Đối với thai nhi 

Bệnh tim mạch của mẹ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong nhiều cách khác nhau, như:

+ Dọa sẩy thai, sẩy thai, dọa đẻ non, đẻ non: Bệnh tim mạch của mẹ có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh non, tức là sinh ra trước 37 tuần thai kỳ. Trẻ sinh non có nguy cơ cao hơn mắc các vấn đề sức khỏe, bao gồm suy dinh dưỡng, thiếu máu, phù phổi và các vấn đề hô hấp

+ Thai chậm phát triển trong tử cung. Thai dị dạng. Có thể làm giảm trọng lượng cơ thể của thai nhi khi sinh, đặc biệt là khi mẹ bị bệnh tim mạch trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Trọng lượng cơ thể khi sinh thấp có thể gây ra các vấn đề sức khỏe trong tương lai, bao gồm suy dinh dưỡng và các vấn đề về tăng trưởng. Bệnh tim mạch của mẹ có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị các khuyết tật bẩm sinh liên quan đến tim, bao gồm lỗ thất tim, tim bẩm sinh và các vấn đề về van tim

+ Thai chết lưu trong tử cung, thai chết trong chuyển dạ: Rối loạn cung cấp máu đến thai nhi dẫn đến thai chết lưu trong tử cung, thai chết trong chuyển dạ.

1.2 Đối với thai phụ 

+ Suy tim cấp, phù phổi cấp

+ Rối loạn nhịp tim

+ Tắc mạch phổi. Viêm tắc tĩnh mạch sau đẻ

+ Tăng nguy cơ đột quỵ: Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai có bệnh tim mạch có nguy cơ cao hơn bị đột quỵ

Bệnh tim mạch và thai nghén

2. Chẩn đoán

2.1 Triệu chứng lâm sàng 

  • Khó thở: thường gặp từ quý II thai kỳ, có giá trị tiên lượng bệnh, tăng dần theo tuổi thai. Khó thở gắng sức hay thường xuyên cả khi nằm nghỉ.
  • Hồi hộp, đánh trống ngực, đau thắt ngực, choáng ngất.
  • Ho ra máu: khi tăng áp động mạch phổi nặng, phù phổi cấp
  • Đái ít, nước tiểu sẫm màu
  • Phù: khu trú ở chân, mềm, ấn lõm, không thay đổi theo thời gian
  • Tím môi và đầu chi, tiến triển lâu có ngón tay dùi trống, móng tay khum
  • Gan to, tĩnh mạch cổ nổi. Gan to khó phát hiện do tử cung chiếm chỗ trong ổ bụng
  • Nghe tim: rung tâm trương, thổi tâm thu, T1 đanh, T2 tách đôi, rối loạn nhịp: nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, loạn nhịp hoàn toàn…
  • Nghe phổi: rì rào phế nang giảm, rales ngáy, rales rít, rales ẩm

2.2 Cận lâm sàng 

  • Xquang: bóng tim to, bè ngang, rốn phổi đậm
  • Siêu âm tim: thăm dò có giá trị cho phép đánh giá tổn thương van, tổn thương bất thường bẩm sinh, chức năng các tâm thất, áp lực động mạch phổi..
  • Điện tâm đồ: phát hiện các rối loạn nhịp, suy vành…
  • Xét nghiệm đông máu: theo dõi điều trị chống đông

2.3 Phân độ suy tim theo chức năng (NYHA- Hội tim mạch New York)

Phân độ suy tim theo chức năng của Hội Tim mạch New York NYHA dựa trên sự đánh giá mức độ các hoạt động thể lực và các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân, được chia thành 4 mức độ, gồm:

  • Suy tim độ I: Không hạn chế vận động thể thực. Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở, hồi hộp
  • Suy tim độ II: Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi, vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, khó thở, hồi hộp, đau ngực
  • Suy tim độ III: Hạn chế nhiều vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi nhưng khi vận động nhẹ sẽ có triệu chứng cơ năng
  • Suy tim độ IV: Không vận động thể lực nào không gây khó chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi. Một vận động thể lực nhẹ cũng có thể làm các triệu chứng cơ năng gia tăng.

Trong đó, suy tim độ I và suy tim độ II là giai đoạn nhẹ của bệnh. Người bệnh hầu như không có các triệu chứng rõ ràng của bệnh, chỉ cảm thấy mệt nhẹ khi hoạt động gắng sức. Suy tim độ III và suy tim độ IV là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh. Các triệu chứng của suy tim đã xuất hiện rõ ràng hơn, ảnh hưởng lớn tới công việc, hoạt động thường ngày của người bệnh.

2.4 Chẩn đoán phân biệt 

  • Thiếu máu nặng: khó thở, nhịp tim nhanh, thổi tâm thu, da niêm mạc nhợt, xét nghiệm máu, điện tâm đồ giúp chẩn đoán phân biệt
  • Rối loạn nước – điện giải: khi mang thai có phù do giữ nước và muối.
  • Thai phụ có bệnh tim, tình trạng này càng trầm trọng dễ gây biến chứng suy tim, phù phổi cấp.

Khi có thể, phụ nữ nên trải qua đánh giá và tư vấn trước khi thụ thai để họ có thể đưa ra quyết định mang thai sáng suốt. Đối với những phụ nữ chưa được tư vấn trước khi thụ thai, nên đánh giá rủi ro đầy đủ trong lần khám thai đầu tiên. Phát hiện sớm, quản lý thai nghén chặt chẽ các thai phụ có bệnh tim. Phối hợp giữa chuyên khoa tim mạch và sản khoa để theo dõi, điều trị, tiên lượng người bệnh. Tư vấn cho thai phụ các dấu hiệu bất thường, các biến chứng nguy hiểm trong khi mang thai và khi chuyển dạ, sau đẻ. Tư vấn tránh thai, không nên dùng thuốc tránh thai có estrogen. Nên đình sản nếu đã có con và bệnh tim không cải thiện bằng điều trị nội khoa.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *