Rung nhĩ (AF) là một nhịp xáo trộn cực kỳ phổ biến thường được xem như rối loạn nhịp nhanh trên thất mạn tính ở bệnh nhân lớn tuổi. Nó được đặc trưng bởi phức bộ QRS không đều và mất tính đồng bộ với sự co của tâm nhĩ. Phân tầng nguy cơ theo thang điểm CHA2DS2-VASc được lấy làm cơ sở cho việc chỉ định điều trị chống đông.
1. Đại cương rung nhĩ (AF)
1.1 Dịch tễ
Khoảng 1-2% dân số nói chung sẽ trải qua một lần rung nhĩ, mà làm cho nó trở thành loại rối loạn nhịp tim phổ biến nhất. Tỷ lệ AF tăng theo tuổi, có tới 10% dân số ở độ tuổi 70 trải qua nó. Đàn ông thường bị ảnh hưởng nhiều hơn so với phụ nữ.
1.2 Nguyên nhân
Rung nhĩ (AF) gây ra bởi các yếu tố nguy cơ nền có thể được phân loại thành nguyên nhân do tim và không do tim.
– Nguyên nhân do tim
Nguyên nhân do tim thường gặp nhất của AF là một khiếm khuyết van hai lá. Nguyên nhân do tim khác có thể bao gồm tăng huyết áp, suy tim sung huyết nặng, bệnh tim thiếu máu cục bộ, và bệnh cơ tim.
– Nguyên nhân không do tim
Nguyên nhân không tim phổ biến nhất của AF là bệnh phổi như thuyên tắc phổi và COPD, cường giáp, rối loạn điện giải như hạ kali máu, hoặc các chất độc hại như rượu, thyroxine, triptans, theophylline, hoặc sildenafil.
Rung nhĩ là do nhịp tim nhanh vào lại của tâm nhĩ, thường ở các khu vực gần các tĩnh mạch phổi. Điều này có nghĩa rằng các xung điện không lan truyền theo cách thức sinh lý bình thường, tức là bắt đầu từ nút xoang, di chuyển qua tâm nhĩ, và bước sang tâm thất; đúng hơn là, chúng di chuyển nhiều lần theo một đường tròn trong tâm nhĩ, mà gây ra khử cực cơ tim tâm nhĩ liên tục. Điều này dẫn đến một tần số nhĩ là 350-600 nhịp mỗi phút. Khi cơ tim co một cách không đồng bộ, tâm nhĩ thực hiện chức năng bơm của chúng không còn hiệu quả. Điều này dẫn đến giảm cung lượng tim là 15% ở những người khỏe mạnh, và thậm chí nhiều hơn ở những bệnh nhân suy tim trước đó. Bởi vì nút nhĩ thất đóng vai trò như một nút chặn, không phải mọi kích thích hình thành trong tâm nhĩ đều dẫn truyền đến tâm thất. Các dẫn truyền này, thường không đều, tần số thất thường dao động trong khoảng 100-160 bpm.
1.3 Phân loại
Liên quan đến sự khởi phát và thời gian của bệnh, các dạng rung nhĩ (AF) có thể phân biệt như sau:
• Lần đầu biểu hiện AF: Lần đầu tiên chứng kiến AF.
• AF kịch phát: AF mà chấm dứt trong vòng 7 ngày hoặc sau khi điều trị hoặc một cách tự nhiên.
• AF dai dẳng: AF liên tục trong hơn 7 ngày.
• AF dai dẳng kéo dài: AF liên tục trong hơn 1 năm.
• AF thường trực: AF mà không điều trị sau quyết định chung của bệnh nhân và bác sĩ.
Một phân loại khác của rung nhĩ dựa trên nguyên nhân nền để phân biệt:
Rung nhĩ do van:
• Nguyên nhân phổ biến nhất là hẹp van hai lá. Đây là loại AF nên được điều trị bằng thuốc chống
đông đường uống bất kể nguy cơ biến cố tắc mạch do huyết khối (thang điểm CHADVASC).
Rung nhĩ không do van:
• Rung nhĩ ở những bệnh nhân mà không có sự tham gia của van tim
2. Đặc điểm lâm sàng và thang điểm CHA2DS2-VASc
• Rung nhĩ thường không có triệu chứng trong thời gian dài trừ khi triệu chứng hoặc biến chứng tiến
triển.
• Các triệu chứng mà bệnh nhân có thể gặp là đánh trống ngực, nhịp tim không đều, đau thắt ngực,
khó thở, chóng mặt, choáng váng, và ngất.
• Đôi khi rung nhĩ chỉ phát hiện ra sau những biến chứng chính:
• Suy tim cấp (phù phổi).
• Biến cố tắc mạch do huyết khối: đột quỵ/TIA, nhồi máu thận, nhồi máu lách, và thiếu máu cục bộ chi cấp tính.
Phân tầng nguy cơ đột quỵ
Một biến chứng quan trọng liên quan đến rung nhĩ là nguy cơ tắc mạch do huyết khối. Khi tâm nhĩ không thể phóng điện phối hợp, nó dẫn đến một sự co không hiệu quả; Chúng “quiver” hay là fibrillate, dẫn đến ứ máu trong tâm nhĩ và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Rủi ro này có thể được đánh giá bằng thang điểm CHA2DS2-VASC; kết quả càng cao, nguy cơ hình thành huyết khối càng cao.
Yếu tố nguy cơ | Điểm | ||
C: Congestive heart failure | Suy tim sung huyết: suy tim trên lâm sàng, hoặc có bằng chứng khách quan rối loạn chức năng thất trái mức độ trung bình đến nặng, hoặc HCM. | 1 | Suy tim mất bù gần đây bất kể phân suất tống máu thất trái (vì vậy bao gồm cả HFrEF và HFpEF), hoặc có sự xuất hiện suy giảm chức năng tâm thu thất trái từ vừa đến nặng trên hình ảnh học (dù có hay không có triệu chứng). |
H : Hypertension | Tăng huyết áp** | 1 | Tiền sử tăng huyết áp có thể gây ra sự thay đổi về mạch máu dẫn đến đột quỵ, huyết áp đang được kiểm soát tốt hôm nay không có nghĩa sẽ luôn được kiểm soát tốt trong 1 thời gian dài. Huyết áp mục tiêu tối ưu nhằm giảm giảm tối đa nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ, tử vong và các biến cố tim mạch khác là 120-129/ |
A : Age | Tuổi >=75 | 2 | Chỉ tính một trong hai đặc điểm hoặc >75 hoặc 65-74 tuổi. Độ tuổi <65 tuổi: tính là 0 điểm |
Tuổi 65-74 | 1 | ||
D :
Diabetes mellitus |
Đái tháo đường (hoặc đang điều trị Insulin hoặc thuốc hạ đường huyết đường uống) | 1 | Đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ đã được xác định rõ ràng gây nên đột quỵ. Nguy cơ đột quỵ có liên quan đến thời gian mắc đái tháo đường (thời gian mắc càng dài, nguy cơ thuyên tắc huyết khối càng cao) |
S : Stroke | Tiên sử Đột quỵ/TIA/Thuyên tắc mạch não | 2 | Tiền sử đột quỵ, thuyên tắc mạch hệ thống hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) là nguy cơ đặc biệt cao gây đột quỵ nhồi máu não, vì vậy có trọng số 2 điểm. |
V :
Vascular disease |
Bệnh mạch máu (có hẹp đáng kể ĐMV hoặc có tiền sử Nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên, có xơ vữa động mạch chủ) | 1 | Bệnh mạch máu [PAD (peripheral arterial disease) hoặc nhồi máu cơ tim] làm tăng nguy cơ 17 – 22%, đặc biệt ở bệnh nhân châu Á. |
S: Sex category (female) | Giới nữ | 1 | Giới tính nên được xem là yếu tố điều chỉnh hơn là yếu tố nguy cơ của đột quỵ |
Điểm tối đa | 9 |
Điểm CHA2DS2-VASc | nguy cơ đột quỵ (% mỗi năm) | |
0 | Nguy cơ thấp | 0 |
1 | 1,3% | |
2 | Nguy cơ cao | 2,2% |
3 | 3,2% | |
4 | 4,0% | |
5 | 6,7% | |
6 | 9,8% | |
7 | 9,6% | |
8 | 6,7% | |
9 | 15,2% |
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- ECS 2020 Guidelines for Management of Atrial Fibrillation
Leave a Reply