Nhịp nhanh thất là rối loạn nhịp nhanh khi có trên 3 phức bộ thất liên tiếp, có tần số từ > 100 c/ph đến 250 c/ph, thường có phức bộ QRS rộng (≥120 msec) xuất hiện khi hoạt động khử cực ở thất chậm bất thường, có nguồn gốc ngoài hệ thống dẫn truyền bình thường. Mục tiêu điều trị nhịp nhanh thất là ngăn ngừa đột tử, thay vì chỉ đơn giản là ngăn chặn loạn nhịp.
1. Điều trị nhịp nhanh thất
1.1. Bệnh nhân không ổn định
– Khi bệnh nhân không ổn định, nhưng còn đáp ứng với nhận biết huyết áp và/hoặc mạch, người ta khuyến cáo phương pháp sau:
• Chuyển nhịp đồng bộ khẩn cấp: sốc đồng bộ 100 đến 200 joules (một pha) hoặc 50 đến 100 joules (2 pha), với chuẩn độ năng lượng tăng lên nếu cần thiết.
• Nếu phức bộ QRS và sóng T không thể nào phân biệt được chính xác, cần được điều trị bằng khử rung ngay lập tức.
• Sử dụng mê hoặc giảm đau tĩnh mạch một trong các thuốc sau: barbiturate, benzodiazepins, midazolam, propofon.
• Các bệnh nhân trở nên không có khả năng đáp ứng hoặc vô mạch cần điều chỉnh theo hồi sức tim phổi chuẩn và khử rung ngay lập tức với năng lượng cao và theo phác đồ (lưu đồ 4)
1.2.Bệnh nhân ổn định
Có thể cho việc xác định chẩn đoán, điều trị đạt được tiêu chí cho loạn nhịp chuyên biệt.
– Nhịp nhanh thất hoặc coi như nhanh thất, phương pháp sau đây được khuyến cáo:
+ Các thuốc chống loạn nhịp Class I và III thường được giành riêng cho các loạn nhịp trơ hoặc tái phát như trình bày dưới đây
+ Chuyển nhịp cấp thiết hoặc không cấp thiết thường là phù hợp.
+ Giảm đau có ý thức như trên.
+ Sốc đồng bộ khởi đầu 100 đến 200 j (1 pha) hoặc 50 đến 100 j (2 pha)
+ Sốc nhắc lại ở năng lượng cao hơn có thể khi cần thiết.
– Bất kỳ trạng thái kết hợp nào đều cần được điều trị, gồm thiếu máu cục bộ tim, suy tim, rối loạn điện giải hoặc nhiễm độc thuốc.
– Bệnh nhân có hội chứng đã biết của VT có tim bình thường về cấu trúc, các thuốc calcium channel blockers hoặc beta blockers có thể được sử dụng.
– Nếu sử dụng thuốc chắc chắn có nguy cơ tổn thương huyết động cần sốc chuyển nhịp ngay.
– Nếu chưa chắc chắn về chẩn đoán cần hội chẩn với bác sỹ chuyên khoa.
– Nếu không có điều kiện thì điều trị ngay bằng chuyển nhịp sốc điện.
1.3.Nhịp nhanh thất trơ và tái phát
Nếu tái phát hoặc dai dẳng sau chuyển nhịp cần điều trị thuốc và đánh giá các bệnh căn như: thiếu máu cục bộ tim, bất thường điện giải, và nhiễm độc thuốc.
Chuyển nhịp hoặc khử rung cần được nhắc lại khi cần thiết ở các bệnh nhân có huyết động không ổn định.
– Đối với các bệnh nhân có VT tái phát hoặc VT bệnh căn chưa rõ ràng, người ta khuyến cáo như sau:
• Amiodarone: 150 mg tiêm tĩnh mạch trong 10 phút, duy trì bằng truyền 1mg/ph trong 6 giờ, sau đó 0.5 mg/phút.
• Procainamide: 15 đến 18 mg/kg, truyền chậm trong 25-30 phút, sau duy trì 1-4 mg/min bằng truyền tiếp theo), lựa chọn thay thế amiodarone.
• Lidocaine: tiêm tĩnh mạch 1 đến 1.5 mg/kg trong 2 đến 3 phút, đặc biệt nếu thiếu máu cơ tim cục bộ được nghi ngờ.
• Metoprolol: 5 đến 10 mg tĩnh mạch ở bệnh nhân có huyết áp ổn định và loạn nhịp tái phát. Do khả năng thúc đẩy tổn thương huyết động, beta blockers cần được cho trong hoàn cảnh có thể khử rung khẩn cấp nếu cần thiết.
– VT tái phát nhiều, phức tạp có thể tăng lên do liên quan đến thiếu máu cơ tim cục bộ, hạ kali, nhiễm độc digitalis và VT đa hình có hay không có QT dài. Tất cả những điều đó có trị liệu chuyên biệt phù hợp.
1.4. Bệnh nhân có máy phá rung tự động (ICD: Implantable Cardioverter Defibrillator).
Ở bệnh nhân mang ICD có một số biến chứng cá biệt cho VT
– ICD để cắt cơn VT hoặc VF không có hiệu quả.
– Cần mời bác sỹ chuyên khoa đến kiểm tra ICD bằng máy chương trình.
– Nếu bệnh nhân ổn định, dụng cụ có thể được lượng giá trong quá trình VT.
– Thiết bị có thể được khởi kích bằng tay để phóng ra trị liệu điều trị.
– Trị liệu có thể được làm bất hoạt để tránh phóng điện của thiết bị không phù hợp.
– Các thông số xác định trị liệu của thiết bị có thể quyết định cung cấp trị liệu phù hợp hơn và tránh trị liệu không phù hợp.
– Nếu không có bác sỹ kinh nghiệm về ICD. Cách xử lý có thể như sau:
+ Chức năng ICD hiệu quả: Cần lượng giá tập trung tìm bằng chứng khởi kích loạn nhịp (như thiếu máu tim cục bộ, suy tim mất bù cấp, rối loạn điện giải hoặc các thay đổi của thuốc.
+ Phóng điện của ICD được lập lại, với việc cắt loạn nhịp thành công tiếp sau khi VT tái phát
+ Trong trạng thái này, bằng chứng của loạn nhịp khởi kích cần được tìm kiếm một cách tích cực và ngăn chặn loạn nhịp bằng phương pháp thuốc như trình bày trên. Nếu tái lại nhiều lần cần phải điều trị ở đơn vị chăm sóc tích cực.
– Chức năng ICD không hiệu quả: Có thể do ngưỡng khử rung tăng do bệnh nền tiến triển hoặc các thuốc điều trị. Hoặc cơn loạn nhịp là SVT thường là AF
+ Bất chấp lý do, đòi hỏi theo dõi sát, lượng giá thiết bị và thường làm suy yếu trị liệu đến tận khi các vấn đề được khám phá.
– ICD không phóng điện:
+ Chức năng không phù hợp, tần số nhịp nhanh có thể thấp hơn tần số lập trình.
+ Hoặc thiết bị nhận dạng nhầm là SVT nên không phóng điện
+ Khi ICD không hoạt động và không có máy chương trình để kiểm tra hoặc bệnh nhân không ổn định về huyết động, điều chỉnh khởi đầu cần tiếp tục như không có cấy ICD. ICD cần được lượng giá khi bệnh nhân đã ổn định.
+ Dụng cụ phóng điện không có VT. Chỉ ra thiết bị rối loạn chức năng, cần được khảo sát bằng lập trình lại hoặc làm bất hoạt ICD càng sớm càng tốt.
– Bất hoạt ICD
+ Trong một số tình trạng đã mô tả trên, nó có thể cần thiết để lập trình lại hoặc làm bất hoạt ICD.
+ Nếu không có bác sỹ chuyên khoa, dùng nam châm để lên trên thiết bị có thể ức chế phóng điện của thiết bị.
+ Theo dõi tim liên tục cần tiếp tục trong khi nam châm đặt ở vị trí, do bệnh nhân không được bảo vệ khỏi các loạn nhịp nguy hiểm.
– Thiết bị cần được lượng giá đầy đủ để xác định nguyên nhân rối loạn chức năng trước khi cho ICD hoạt động trở lại.
2. Điều trị nguyên nhân
Sau khi hay đồng thời với việc điều trị nhịp nhanh thất cần điều trị nguyên nhân nếu có thể.
2.1.Nhồi máu cơ tim
– Có VT chứng tỏ đã có bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mạn tính hoặc nhồi máu trước đó. Cần xem xét chụp và can thiệp mạch vành thứ phát.
2.2. Các nguyên nhân khác
– Như rối loan điện giải, các trạng thái rối loạn chuyển hóa khác… cần
xác định nhanh chóng và điều trị kịp thời
3. Biến chứng
– Biến chứng chủ yếu của VT là rối loạn huyết động dẫn đến trụy mạch, sốc tim và nhồi máu cơ tim sau nhịp nhanh do tăng nhu cầu tiêu thụ ô xy hoặc đã có bệnh mạch vành tiềm ẩn.
– Điều trị biến chứng theo các phác đồ chuyên biệt.
Tài liệu tham khảo:
Phác đồ bệnh viên Nhân dân 115
Bệnh Học Tim Mạch Lecturio
Leave a Reply