Kỹ thuật Xquang trong chẩn đoán và đánh giá Implant.

Phim X-quang chẩn đoán là một khía cạnh quan trọng của điều trị cấy ghép và có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Những kỹ thuật Xquang trong chẩn đoán và đánh giá phẫu thuật tinh vi hiện nay đã giúp hình dung và tiên lượng kết quả điều trị sau cùng trong không gian 3 chiều, đánh giá sự liên quan của Implant với các thành phần trước phẫu thuật, phẫu thuật, và phục hình trong điều trị cấy ghép. Bài viết này tập trung vào kỹ thuật Xquang trong quá trình chẩn đoán và đánh giá Implant Nha khoa. Cùng tìm hiểu.

1. Chẩn đoán trên Xquang

Phim X-quang chẩn đoán là một khía cạnh quan trọng của điều trị cấy ghép và có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Những kỹ thuật hình ảnh tiên tiến và tinh vi hiện nay đã giúp hình dung và tiên lượng kết quả điều trị sau cùng trong không gian 3 chiều, đánh giá sự liên quan của Implant với các thành phần trước phẫu thuật, phẫu thuật, và phục hình trong điều trị cấy ghép. Những nguyên tắc X-quang cơ bản được áp dụng trong kỹ thuật hình ảnh đánh giá implant gồm có:

  • Huấn luyện kỹ thuật chụp phim, bao gồm vị trí ngồi của bệnh nhân, canh chỉnh chùm tia, và vị trí nhận tia để giảm thiểu sự biến dạng và cải thiện độ chính xác.
  • Sử dụng stent X-quang kèm theo đánh dấu vị trí cấy ghép khi chụp phim.
  • Chụp vị trí cấy ghép dự kiến bao gồm cả những vùng bị ảnh hưởng khi đặt implant.
  • Hình ảnh đạt chất lượng chẩn đoán có mật độ và độ tương phản tối ưu, không có thành phần lạ.
  • Có khả năng giải thích những hình ảnh thu được.

2. Các kỹ thuật Xquang trong Chẩn đoán và Đánh giá Implant

  1. Phim quanh chóp trong miệng
  2. Phim toàn cảnh
  3. CBCT.

Kỹ thuật chụp phim tốt là rất quan trọng để tạo ra những hình ảnh chẩn đoán đạt chất lượng với liều bức xạ lên bệnh nhân tối thiểu. Điều này phù hợp với nguyên tắc bảo vệ bức xạ càng thấp càng tốt (ALARA) theo khuyến cáo của Hội đồng Quốc gia về Bảo vệ Bức xạ. Ưu điểm chính của CBCT so với phim quanh chóp và phim toàn cảnh là nó cung cấp dữ liệu hình ảnh ba chiều. Liều hiệu quả của các thiết bị CBCT khác nhau dao động từ 52-2015 uSv, tùy thuộc vào thiết bị CBCT và kỹ thuật chụp phim được sử dụng. Liều này tương đương với 4-77 phim toàn cảnh kỹ thuật số hoặc 5-103 ngày của liều phóng xạ bình quân đầu người ở Hoa Kỳ. Trong khi đó, chụp cắt lớp điện toán vùng đầu truyền thống cần liều bức xạ lớn hơn nhiều, dao động trong khoảng 1400-2100 HSv. Khi lựa chọn một kỹ thuật hình ảnh, bác sĩ lâm sàng phải nhận thức được ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật lên chất lượng hình ảnh và liều bức xạ lên bệnh nhân. Có thể giảm liều bức xạ lên bệnh nhân khi chụp CBCT bằng cách chuẩn trực chùm tia kết hợp với sử dụng miếng che tuyến giáp và cột sống cổ.

3. Các thông sốcủa Kỹ thuật chụp cắt lớp điện toán chùm tia hình nón

Khả năng chuẩn trực chùm tia để phù hợp với kích thước vùng quan tâm (ROI) sẽ giúp giảm liều bức xạ lên bệnh nhân đồng thời cải thiện chất lượng hình ảnh do giảm độ phân tán tia xạ. Kích thước của vùng quét được quyết định chủ yếu bởi kích thước và hình dạng đầu dò, hình dạng của nguồn phát chùm tia, và khả năng chuẩn trực chùm tia. Vùng quan tâm là yếu tố đầu tiên khi lựa chọn vùng quan sát (FOV). Chùm tia có thể được chuẩn trực tùy theo yêu cầu chẩn đoán và có thể mở rộng ra bên ngoài vị trí cấy ghép, bao gồm xoang hàm hoặc cung răng đối diện. FOV càng nhỏ thì độ phân giải không gian càng tốt. Chụp phim thăm dò trước khi chụp CBCT giúp thiết lập vị trí chính xác của bệnh nhân bên trong vùng quan sát. Điều này giúp ngăn ngừa việc tái phơi nhiễm tia không cần thiết do sai vị trí.

Kích thước voxel

Dữ liệu quét CBCT được ghi lại và hiển thị dưới dạng ma trận các khối riêng biệt gọi là voxel (điểm ảnh 3 chiều). Vùng quan sát càng nhỏ thì độ phân giải không gian càng tốt và kích thước voxel càng nhỏ. Những yếu tố kiểm soát kích thước voxel trong CBCT là kích thước tiêu điểm của ống tia X, hình dạng của nguồn phát chùm tia, và kích thước ma trận/kích thước điểm ảnh của đầu dò hình ảnh trạng thái rắn.

Thời gian quét

Người ta mong muốn giảm thời gian quét CBCT càng ngắn càng tốt để giảm các thành phần di động do sự chuyển động của bệnh nhân. Những thành phần kim loại và làm cứng chùm tia có thể dẫn đến sự tương tác giữa chùm tia với phần cứng kim loại trong miệng, bao gồm cả phục hồi nha khoa và implant. Các thành phần này có thể che khuất các chi tiết nhỏ trên hình ảnh.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.

1. National Council on Radiation Protection and Measurements. Radiation protection in dentistry, NCRP report 145. Bethesda, MD: National Council on Radiation Protection and Measurements; 2003.
2. American Dental Association Council on Scientific Affairs. The use of dental radiographs: update and recommnedations. J Am Dent Assoc 2006;137:1304-1312.
3. Ludlow JB, Davies-Ludlow LE, Brooks SL, Howerton WB. Dosimetry of 3 CBCT devices for oral and maxillofacial radiology: CB Mercuray, New Tom 3G and i-CAT. Dentomaxillofac Radiol 2006;35:219-226.
4. Scarfe WC, Farman AG. Cone-beam computed tomography. In: White SC, Pharoah MJ (eds), Oral Radiology: Principles and Interpretation, 6th edn. Oxford: Mosby Elsevier; 2009, pp 225-243.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *