Dị tật tim bẩm sinh (TBS) nằm trong nhóm những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất, ước tính tỷ lệ gặp khoảng 0,6 – 0,8% trẻ sơ sinh. Tại Việt Nam, có khoảng 10.000 trẻ sơ sinh mắc tim bẩm sinh mỗi năm.Hầu hết những bệnh nhân này được phȁu thuật giảm nhẹ hoặc phȁu thuật sửa chữa.
Các vị trí dị tật tim bẩm sinh
1.Tổng quan
Với những tiến bộ trong điều trị, hiệu quả điều trị các bệnh tim bẩm sinh đã cải thiện đáng kể, hơn 85% trẻ có bệnh tim bẩm sinh có thể sống đến tuổi vị thành niên và trưởng thành, trong số đó có cả những bệnh tim bẩm sinh tổn thương phức tạp. Nhờ sự phát triển của phȁu thuật, can thiệp và điều trị nội khoa tim mạch nhi, số lượng bệnh nhân tim bẩm sinh đạt đến tuổi trưởng thành ngày càng tăng lên. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân có bệnh tim cấu trúc hoặc bệnh van tim bẩm sinh tiến triển từ từ, chỉ biểu hiện muộn ở tuổi trưởng thành.
Hầu hết những bệnh nhân này được phȁu thuật giảm nhẹ hoặc phȁu thuật sửa chữa. Như vậy, một vấn đề đáng quan tâm trong nhóm bệnh tim bẩm sinh bên cạnh việc hoàn thiện phȁu thuật, can thiệp và điều trị nội khoa tim mạch nhi chính là theo dõi chuyên khoa và quản lý nhóm bệnh nhân tim bẩm sinh người lớn sau khi được phȁu thuật giảm nhẹ/sửa chữa.
2. Tiền sử
- Tiền sử gia đình có người bị dị tật tim bẩm sinh ( TBS)
- Mẹ tiếp xúc với độc chất khi mang thai. Trong quá trình mang thai, mẹ tiếp xúc với các hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ.
- Nghi ngờ bị tim bẩm sinh khi chẩn đoán trước sinh hoặc khi sinh (hỏi người mẹ) Tiền sử lúc nhỏ viêm phổi nhiều đợt
- Phȁu thuật hoặc can thiệp tim trước đây; hoặc tên của bác sỹ tim mạch nhi, phȁu thuật viên, đơn vị phȁu thuật trong trường hợp không nhớ được chính xác tên thủ thuật/phȁu thuật
- Vệ sinh răng miệng
- Hút thuốc lá/ma túy, uống rượu
3. Triệu chứng cơ năng
- Khó thở: kh ó thở khi gắng sức, khó thở khi leo cầu thang, khi đi bộ đường bằng, khó thở khi nằm.
- Đau ngực: Các yếu tố tăng/giảm đau.Triệu chứng đi kèm khi đau. Tính chất đau ngực, mức độ đau ngực, hướng lan, tần suất.
- Ngất
- Hồi hộp trống ngực:
Khởi phát, thời gian kéo dài
Xảy ra trước cơn ngất/đau ngực
Khai thác tần số tim, tính chất nhịp trong cơn xu ất hiện khi nào, khi vận động hay nghỉ ngơi
4.Khám toàn thân
Lập biểu đồ theo dõi chiều cao, cân nặng, huyết áp (bên tay đối diện với bên có sẹo mổ lồng ngực) và độ bão hoà oxy
4.1 Khám phát hiện các hội chứng di truyền:
Hội ch ứng Down (khoảng 1/3 có kèm theo tổn thương TBS, đặc biệt thông sàn nhĩ thất)
Hội chứng Williams ( hẹp trên van ĐM chủ và hẹp van ĐM chủ)
Hội chứng Noonan (có thể gặp hẹp van ĐM chủ do loạn sản, bệnh cơ tim phì đại)
Hội chứng Turner ( có thể gặp hẹp eo động mạch chủ/hẹp van động mạch chủ)
- Khám phát hiện thiếu máu, vàng da?
- Triệu chứng gợi ý viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn?
- Biểu hiện vệ sinh răng miệng kém: S âu răng, viêm lợi?
- Bệnh nhân có hình xăm, khuyên ..? (đường vào nguy cơ của vi khuẩn gây viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn)
- Khám tim một cách có hệ thống
Nghe tiếng tim
- Tiếng tim T1
T1 mạnh có thể gặp trong hẹp van hai lá hoặc đôi khi gặp trong thông liên nhĩ T1 mờ là một đặc điểm của tim co bóp yếu hoặc khoảng PR dài
- Tiếng tim T2
T2 tách đôi cố định gặp trong thông liên nhĩ kích thước lớn, nghe rõ ở khoang liên sườn 2 – 3 cạnh ức trái
T2 mạnh, tách đôi gặp trong tăng áp động mạch phổi
T2 tách đô i rộng gặp ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phȁu thuật sửa toàn bộ , tương ứng với biểu hiện block nhánh phải trên điện tâm đồ .
- Tiếng thổi tâm thu/tâm trương (lấy mốc là 1 đường tưởng tượng giữa 2 núm vú)
- Tiếng thổi nghe rõ nhất trên đường nối 2 núm vú
Là kiểu tiếng thổi tống máu
Nguồn gốc do hẹp đường ra thất phải (ĐRTP) hoặc đường ra thất trái (ĐRTT)
Tiếng thổi nếu kèm theo rung miu ở động mạch cảnh hoặc trên hõm ức thường là hẹp ĐRTT
Nếu nghe thấy tiếng click tống máu, tiếng thổi có nguồn gốc từ van tim
Tiếng click tống máu trong hẹp van động mạch chủ nghe rõ nhất ở mỏm tim
Tiếng thổi tâm thu, nghe rõ ở sau lưng giữa hai xương bả vai ở bệnh nhân có sẹo mổ ngực trái là biểu hiện của dòng tăng tốc qua eo ĐM chủ ở bệnh nhân hẹp eo ĐM chủ đã được phȁu thuật sửa chữa
Tiếng thổi liên tục: Còn ống động mạch, nghe rõ ở giữa khoang liên sườn 2 bên
Tiếng thổi hai thì nghe rõ ở khoang liên sườn 2 bờ trái xương ức do ĐRTP kèm hở van ĐMP phổi (ở bệnh nhân đã phȁu thuật).
- Tiếng thổi nghe rõ nhất ở vị trí dưới đường nối 2 núm vú
Tiếng thổi toàn thì tâm thu do hở van hai lá/ba lá hoặc thông liên thất Trong hở van hai lá tiếng thổi tâm thu từ mỏm tim lan ra vùng nách Tiếng thổi tâm thu vùng giữa tim, lan xung quanh trong thông liên thất.
Tiếng click giữa thì tâm thu và tiếng thổi tâm thu trong sa van hai lá nghe rõ hơn khi bệnh nhân ở tư thế đứng
Tiếng thổi liên tục: Shunt chủ – phổi hoặc thông động – tĩnh mạch.
5. Kết luận
Nhờ sự phát triển của phȁu thuật, can thiệp và điều trị nội khoa tim mạch nhi, số lượng bệnh nhân tim bẩm sinh đạt đến tuổi trưởng thành ngày càng tăng lên. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân có bệnh tim cấu trúc hoặc bệnh van tim bẩm sinh tiến triển từ từ, chỉ biểu hiện muộn ở tuổi trưởng thành.
Leave a Reply