Cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính trong bệnh lý mạch máu

Chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT) là hai kỹ thuật hình ảnh quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý mạch máu. MRI sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và mô trong cơ thể. Trong khi đó, CT sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và mô trong cơ thể.

1. Chụp cộng hưởng từ mạch máu (CHT)

Chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ

1.1 Ưu điểm

  • Chụp mạch cộng hưởng từ cho hình ảnh tổng quan về hệ thống mạch máu, xác định được vị trí, chiều dài và mức độ tổn thương, do cộng hưởng từ thu được hình ảnh tốt của nội mạc mạch máu và lòng mạch.
  • Chụp CHT có tiêm thuốc đối quang từ gadolinium (Gd) hiện hình các cấu trúc mạch với độ phân giải cao và đánh giá được lưu lượng dòng chảy.
  • Ngoài ra, chụp CHT còn cho phép đánh giá tốt tình trạng phần mềm xung  quanh
  • Hệ thống chụp gradient hiệu suất cao kết hợp với chất đối quang từ cho phép chụp cộng hưởng từ 3D CE trong một lần nín thở.
  • CHT TR cho phép đánh giá giường mạch máu ở thì động mạch và tĩnh mạch. Chụp chuỗi xung “máu đen” cho phép đánh giá bệnh lý thành mạch.
  • CHT PC khi được sử dụng cùng các quy trình chụp CHT CE điển hình cung cấp các thông tin về dòng chảy và tổn thương hẹp gây thay đổi huyết động.
  • Trên lâm sàng, CHT được chỉ định nhiều nhất khi cần đánh giá tổn thương mạch máu kết hợp đánh giá các cấu trúc liên quan và các tổn thương phần mềm xung

1.2 Nhược điểm

  • Hạn chế là máy CHT phải có từ lực cao (> 1,5 TESLA)
  • Giá thành đắt
  • Dễ bị nhiễu ảnh, không chụp được khi có vật liệu kim loại trong người.
  • Hạn chế đánh giá khi mảng xơ vữa lớn
  • Thời gian chụp kéo dài.
  • Chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CLVT)

2. Chụp cắt lớp vi tính mạch máu

Chụp cắt lớp vi tính

Chụp cắt lớp vi tính

2.1 Ưu điểm

  • Những tiến bộ gần đây cho phép chụp CLVT mạch máu đa đầu dò (MD CTA) với độ phân giải không gian và thời gian vượt trội và giảm thiểu nhiễm xạ đã trở thành một phương pháp hiệu quả và chính xác trong đánh giá bệnh mạch máu .
  • CLVT cho phép dựng hình ảnh 3D của tổn thương và toàn bộ cây mạch máu, cung cấp thông tin về vị trí, chiều dài và mức độ tổn thương từ đó hướng dȁn cho can thiệp qua da, cũng như đánh giá và theo dõi sau can thiệp.
  • CLVT mạch máu cho thông tin chi tiết về giải phȁu và bất thường giải phȁu động mạch, tĩnh mạch: Phình, giả phình, dị dạng mạch máu, rò động-tĩnh mạch, vị trí giải phȁu bất thường…
  • Đánh giá được tình trạng thành mạch, các thông tin về mô mềm.

2.2 Hạn chế

Liên quan đến nhiễm tia xạ. Liên quan đến thuốc cản quang.

Liên quan đến các bệnh lý nội khoa đi kèm như suy tim, suy thận.

Về đánh giá tổn thương, CLVT hạn chế đánh giá trong những trường hợp sau:

  • Thành động mạch có stent
  • Thành mạch vôi hóa nặng
  • Hạn chế đánh giá động mạch nhỏ (động mạch vùng cẳng chân)
  • Ngoài ra, tốc độ dòng chảy đến hạ lưu giảm khi có tình trạng hẹp, tắc phía trên cũng ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán.

2.3 Hình ảnh tổn thương

2.3.1 Động mạch:

Hình ảnh giảm khẩu kính đột ngột do hẹp lòng động mạch hay mất liên tục do không ngấm thuốc của động mạch trong trường hợp tắc hoàn toàn.

  • Cách đánh giá mức độ hẹp lòng mạch

Dựa vào phần mềm được tích hợp sẵn trong máy chụp CLVT

Cách tính mức độ hẹp trên các lát cắt ngang: Trên cùng một đoạn mạch có vị trí tổn thương, sử dụng compa điện tử để tính chu vi lòng mạch vị trí tổn thương và chu vi lòng mạch vị trí không có tổn thương nhưng phải trên cùng đoạn mạch đó (tạm gọi là A), sử dụng công thức A = n x (D/2) 2 để tính D (là đường kính đoạn mạch tại vị trí có tổn thương), tương tự để tính D’ (là đường kính cùng đoạn mạch ở vị trí không có tổn thương hẹp, tắc). Sau đó, tính mức độ hẹp theo công thức (1-D)/D’ x 100%.

  • Cách đánh giá chiều dài đoạn tổn thương: Chiều dài tổn thương chỉ đo chiều dài của đoạn hẹp có ý nghĩa về lâm sàng và điều trị (hẹp >= 50%) hoặc tắc vì tổn thương xơ vữa thường là bệnh lý gây hẹp lan tỏa nhiều đoạn và nhiều vị trí.
  • Đánh giá mức độ vôi hóa trên các lát cắt ngang:

Có 3 mức độ vôi hóa: K hông vôi hóa, vôi hóa nhẹ (vôi hóa <50% chu vi lòng mạch) và vôi hóa nặng (> 50% chu vi lòng mạch).

Cách đánh giá vôi hóa: T rên một đoạn mạch bình thường không tổn thương, mức độ vôi hóa được đánh giá tại vị trí có vôi hóa nặng nhất, ngược lại trên một đoạn mạch có tổn thương (hẹp/tắc) thì sẽ đánh giá mức độ vôi hóa tại vị trí tổn thương này.

Nhờ việc sử dụng phần mềm xóa vôi hóa ( no calcif ) cũng như dựng hình 3D mạch máu, việc phân tích tổn thương trên CLVT khá dễ dàng và hiệu quả, đánh giá tương đối chính xác các tổn thương.

2.3.2 Tĩnh mạch:

Chụp cắt lớp tĩnh mạch thường được chỉ định khi có bất thường về giải phȁu, thông động – tĩnh mạch, hẹp tĩnh mạch chậu cần can thiệp do đó hình ảnh tổn thương phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

3. Lựa chọn chụp cộng hưởng từ hay chụp cắt lớp vi tính mạch máu:

Sự lựa chọn giữa MRI và CLVT phụ thuộc:

  • Bệnh nhân được khảo sát: M ức lọc cầu thận, được đặt stent trước đó, khả năng nằm trong khoảng thời gian kéo dài, hội chứng sợ buồng kín, mang vật kim loại trong cơ thể…
  • Kỹ thuật có sẵn tại bệnh viện
  • Thói quen của các bác sĩ.

CLVT hạn chế đánh giá tổn thương vôi hoá nặng trong khi MRI đánh giá tốt tổn thương vôi hóa và các cấu trúc xương.

MRI được ưu tiên hơn đặc biệt ở những bệnh nhân bị suy thận từ nhẹ đến trung bình hoặc dị ứng thuốc cản quang chứa i-ốt.

Đối với bệnh nhân suy thận, CLVT có chống chỉ định tương đối, trừ trường hợp các bệnh nhân đã được lọc máu.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *