Siêu âm hệ tĩnh mạch

Siêu âm hệ tĩnh mạch là thăm dò cận lâm sàng được sử dụng phổ biến nhất trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý mạch máu tĩnh mạch .Phương pháp này cho phép phân tích về giải phẫu cũng như huyết động của tổn thương, góp phần phân loại và xác định mức độ nặng của bệnh lý.

1.Tổng quan

Siêu âm Doppler là thăm dò cận lâm sàng được sử dụng phổ biến nhất trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý mạch máu. Phương pháp này cho phép phân tích về giải phẫu cũng như huyết động của tổn thương, góp phần phân loại và xác định mức độ nặng của bệnh lý.

2. Siêu âm hệ tĩnh mạch bình thường

2.1 Siêu âm 2D:

Trên mặt cắt ngang cho thấy tĩnh mạch có hình bầu dục với trục dài nằm ngang. Trên mặt cắt dọc, thành trước và thành sau không song song, thành mạch thường nằm rạp theo khuôn của các cấu trúc xung quanh. Cấu trúc 3 lớp của tĩnh mạch không nhìn rõ do thành quá mỏng. Đường kính tĩnh mạch thay đổi theo biến thiên dòng chảy, xẹp hoàn toàn khi ấn.

Cấu trúc van: Mặt cắt dọc thấy hình ảnh 2 lá van mảnh, gắn vào thành mạch, mép van xuôi theo chiều dòng chảy. Khi van mở, mép van áp sát thành mạch, khi van đóng, hai mép van chạm vào nhau và kín.

Máu tron g lòng tĩnh mạch là rỗng âm, tuy nhiên có thể nhìn thấy âm cuộn ở một số vị trí và thay đổi theo hô hấp hoặc khi làm các nghiệm pháp huyết động.

2.2 Siêu âm Doppler màu:

Các tĩnh mạch gần tim: Màu dòng chảy biến đổi

Các tĩnh mạch n goại vi: D òng chảy mang đặc tính của dòng chảy tới.

2.3 Siêu âm Doppler xung:

Âm thanh: Âm sắc trầm, biến đổi theo hô hấp và nhịp tim, nghe rì rào như sóng vỗ vào bờ

Các tĩnh mạch gần tim: Màu dòng chảy biến đổi theo hô hấp và nhịp tim

Các tĩnh mạch xa tim (tĩnh mạch chủ dưới và chi dưới): Biến đổi theo hô hấp.

Siêu âm hệ tĩnh mạch

Siêu âm hệ tĩnh mạch

 

3. Một số chỉ định siêu âm mạch máu phổ biến

3.1 Chỉ định siêu âm hệ động mạch cảnh – đốt sống

  • Bệnh nhân tai biến mạch máu não hoặc tai biến mạch máu não thoáng qua. Nghi ngờ tách thành động mạch cảnh, tách thành động mạch đốt sống.
  • Bệnh nhân có tiếng thổi mạch cảnh.
  • Sàng lọc bệnh lý mạch cảnh cho bệnh nhân có bệnh động mạch chi dưới và/hoặc bệnh động mạch vành.
  • Bệnh nhân bị tắc động mạch trung tâm võng mạc.
  • Kiểm tra trước mổ đối với những phȁu thuật nguy cơ ảnh hưởng tới thần kinh -mạch máu.
  • Bệnh nhân có huyết áp chênh lệch giữa hai tay.
  • Chóng mặt đơn độc.
  • Các triệu chứng ù tai kiểu mạch đập.
  • Đánh giá và theo dõi tiến triển hẹp mạch ở những bệnh lý xơ vữa và những bệnh lý không xơ vữa.

3.2 Chỉ định siêu âm hệ tĩnh mạch cảnh – sống nền và hệ tĩnh mạch chi trên

Phát hiện huyết khối các tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu chi trên (sau đặt catheter, hội     chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên).

Xác định đường vào để đặt buồng tiêm truyền. Phát hiện di chứng huyết khối tĩnh mạch.

Kiểm tra trước mổ cầu nối động – tĩnh mạch.

3.3 Chỉ định siêu âm hệ mạch máu thận

3.3.1 Bệnh lý mạch máu thận:

Động mạch: Hẹp, tắc, phình, tách thành mạch máu . Tĩnh mạch: Dãn, huyết khối, dị dạng.

Động và tĩnh mạch: Rò động tĩnh mạch thận (AVF), dị dạng động – tĩnh mạch thận (AVM).

Bệnh lý mạch máu toàn thân:

  • Hẹp eo động mạch chủ. Viêm động mạch (Takayasu). Xơ vữa động mạch.
  • Mọi nguyên nhân làm giảm tưới máu thận đều gây ảnh hưởng toàn thân do kích hoạt hệ thống Renin – Angiotensin.
  • Sàng lọc ở người bệnh có các yếu tố nguy cơ cao.
  • Tuổi > 70.
  • Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu. Hút thuốc lá.
  • Bệnh động mạch vành, bệnh động mạch não, bệnh động mạch ngoại biên. Khởi phát tăng huyết áp trước 30 tuổi.
  • Khởi phát tăng huyết áp nặng sau 55 tuổi.
  • Tăng huyết áp nhanh (xấu đi đột ngột và kéo dài trên nền bệnh tăng huyết áp được kiểm soát tốt trước đó).
  • Tăng huyết áp kháng trị.
  • Tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp với tổn thương cơ quan kèm theo: Suy thận cấp, suy chức năng thất trái, tách thành động mạch chủ…).
  • Suy giảm chức năng thận sau khi dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể.
  • Teo thận không rõ nguyên nhân hoặc chênh lệch kích thước lớn hơn 1,5 cm giữa hai thận.
  • Suy thận không giải thích được nguyên nhân. Phù phổi cấp.
  • Kiểm tra trước ghép.

3.3.2 Chỉ định siêu âm hệ động mạch chi trên

  • Chênh lệch huyết áp chi trên hai bên.
  • Đánh giá bệnh lý động mạch do xơ vữa và bệnh lý động mạch không do xơ vữa (bệnh lý Buerger).
  • Bệnh lý đầu chi một bên.
  • Hội chứng ngực – cánh tay.
  • Không bắt được mạch ở chi trên một hoặc hai bên. Trước mổ cầu nối thông động – tĩnh mạch.

3.3.3 Chỉ định siêu âm hệ động mạch chi dưới

  • ABI < 0,9.
  • Đau cách hồi chi dưới.
  • Chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới, xác định mức độ trầm trọng và góp phần đưa ra phương án điều trị.
  • Theo dõi bệnh nhân sau can thiệp hoặc phȁu thuật mạch máu chi dưới. Phát hiện tổn thương hẹp, tắc gây thay đổi huyết động.
  • Đánh giá bệnh lý phình, giả phình động mạch chủ bụng và động mạch chi dưới.
  • Kiểm tra trước chụp động mạch vành, trước phȁu thuật bắc cầu nối chủ – vành.
  • Kiểm tra trước ghép thận.

3.3.4 Chỉ định siêu âm hệ tĩnh mạch chi dưới

  • Bệnh nhân có triệu chứng của suy tĩnh mạch chi dưới (C0-C6): Giãn tĩnh mạch nông, phù, rối loạn sắc tố da, loét đã liền hoặc chưa liền.
  • Phù chi dưới một hoặc hai bên chưa rõ nguyên nhân. Nghi ngờ có huyết khối tĩnh mạch.
  • Theo dõi điều trị và đánh giá biến chứng của huyết khối tĩnh mạch.
  • Nghi ngờ dị dạng mạch máu (dị dạng tĩnh mạch, thông động tĩnh mạch bẩm sinh..

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *