Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) (infective endocarditis) là nhiễm khuẩn màng trong của tim do vi khuẩn hoặc vi nấm, và một số trường hợp hiếm do Chlamydia hay Rickettsia.Nhiễm khuẩn màng trong của động mạch (shunt động – tĩnh mạch, ống động mạch còn tồn tại, hẹp eo động mạch chủ) tuy gọi đúng tên là viêm nội mạc động mạch nhiễm khuẩn (infective endarteritis) nhưng về lâm sàng và bệnh học cũng giống VNTMNK.
1. Định nghĩa
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) (infective endocarditis) là nhiễm khuẩn màng trong của tim do vi khuẩn hoặc vi nấm, và một số trường hợp hiếm do Chlamydia hay Rickettsia. Nhiễm khuẩn màng trong của động mạch (shunt động – tĩnh mạch, ống động mạch còn tồn tại, hẹp eo động mạch chủ) tuy gọi đúng tên là viêm nội mạc động mạch nhiễm khuẩn (infective endarteritis) nhưng về lâm sàng và bệnh học cũng giống VNTMNK.
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Các tổn thương van tim do VNTMNK có xu hướng diễn biến xấu đi theo thời gian. Do đó, cần theo dõi định kỳ. Bệnh nhân có tổn thương van nhẹ (hở van hai lá nhẹ, hở van động mạch chủ, hở van ba lá nhẹ), không có triệu chứng thường tiên lượng tốt và không cần tái khám thường xuyên.
2. Hỏi bệnh
Có bất cứ tiến triển nào kể từ lần khám cuối không? Có các triệu chứng tim mạch mới không?
Có các triệu chứng gợi ý VNTMNK không? (Sốt, sụt cân, đau khớp, đau lưng… Có điều trị dự phòng VNTMNK đầy đủ không?
Hỏi về các thuốc đang dùng và thay đổi nếu có, đặc biệt là các thuốc chống đông và kháng ngưng tập tiểu cầu.
3. Khám lâm sàng
Đo nhịp tim, huyết áp. Khám tim phổi để phát hiện dấu hiệu suy tim, phù phổi, tổn thương van tim.
4. Xét nghiệm
Cần theo dõi điện tâm đồ, siêu âm tim qua thành ngực (± X-quang phổi) và so sánh với kết quả trước đó nhằm đánh giá tiến triển triệu chứng. Lưu ý các xét nghiệm đánh giá tình trạng tan máu ở bệnh nhân có van nhân tạo.
4.1 Siêu âm tim
Siêu âm tim qua thành ngực (SATQTN) có thể quan sát, đánh giá được các tổn thương van tim (thường gặp hở van) và/hoặc hình ảnh tổ chức sùi kích thước > 2 mm.Siêu âm đánh giá các biến chứng: Thủng/ rách lá van, đứt dây chằng cột cơ, tổn thương vòng van, hở cạnh chân van. Siêu âm tim qua thực quản (SATQTQ) nhạy hơn cho tổn thương áp xe gốc động mạch chủ và van hai lá, thường áp dụng khi siêu âm qua thành ngực mờ. SATQTQ cũng được chỉ định trên những bệnh nhân đang mang vật liệu nhân tạo (van tim, thiết bị cấy ghép trong tim).Siêu âm tim bình thường cũng không loại trừ được chẩn đoán viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
4.2 Các xét nghiệm khác
Công thức máu: Thiếu máu hồng cầu đẳng sắc (cần loại trừ các nguyên nhân thiếu máu khác), tăng bạch cầu đa nhân trung tính, có thể có giảm tiểu cầu.
Sinh hóa: Suy thận, có thể kèm theo rối loạn điện giải. Có thể tăng ALT, AST, GGT.
Điện tâm đồ: Block nhĩ thất hoặc rối loạn dȁn truyền (hay gặp trong áp xe gốc động mạch chủ).Biến đổi không đặc hiệu ST/T. Nhồi máu cơ tim cấp (hiếm gặp).
X-Quang ngực thẳng: Có thể bình thường hoặc dấu hiệu của phù phổi nếu suy tim cấp. Ngoài ra có thể tìm thấy các tổn thương nhiễm khuẩn đa ổ tại phổi hoặc các dấu hiệu do thuyên tắc nhiễm khuẩn (VNTMNK van ba lá).
5. Các trường hợp đặc biệt
Với tất cả các trường hợp, bệnh nhân được khuyên tái khám sớm hơn dự kiến nếu có bất kỳ thay đổi nào về triệu chứng.
Hẹp van hai lá: Nếu hẹp nhẹ không có triệu chứng tái khám mỗi 2 năm. Nếu hẹp vừa hoặc nặng (hoặc có triệu chứng) nên tái khám mỗi năm 1 lần.
Hở van hai lá: B ệnh nhân có hở van hai lá nhẹ không triệu chứng có thể khẳng định lại chẩn đoán và dừng tái khám. Hở vừa đến nặng hoặc có triệu chứng cần tái khám ít nhất mỗi năm 1 lần.
Hẹp van động mạch chủ: Hẹp van động mạch chủ nhẹ không triệu chứng có thể tái khám sau mỗi 2 – 3 năm. Hẹp vừa trở lên hoặc có triệu chứng nên tái khám hằng năm. Hẹp van động mạch chủ khít hoặc hẹp vừa có triệu chứng nên x ét thay van.
Hở van động mạch chủ: B ệnh nhân có hở van động mạch chủ nhẹ không triệu chứng có thể khẳng định lại chẩn đoán và dừng tái khám. Hở vừa hoặc có triệu chứng nên tái khám h à ng năm. Nếu thất trái giãn hoặc hở van động mạch chủ nặng, xem xét phȁu thuật thay van.
Van nhân tạo: Tái khám h à ng năm. Sau mổ trên 8 năm, bệnh nhân có van sinh học tái khám mỗi 6 tháng do tỷ lệ thoái hoá van cao. Khi có rối loạn chức năng van mới, cần cho bệnh nhân nhập viện đánh giá ngay. Khi phát hiện hở van, cần theo dõi sát bằng siêu âm tim 2D và Doppler mỗi 3 – 6 tháng.
6. Kết luận
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (endocarditis) là một bệnh lý nghiêm trọng của hệ thống tim mạch, và bệnh nhân sau khi được điều trị tại bệnh viện thường cần theo dõi và quản lý tại nhà trong thời gian dài. Việc theo dõi và quản lý bệnh nhân ngoại trú này rất quan trọng để đảm bảo bệnh nhân hồi phục tốt và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng trong quá trình hồi phục, cần hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn, thuốc lá và các chất kích thích khác để giảm thiểu tác động tiêu cực đến tim mạch. Bên cạnh đó, cần tập luyện thể dục đều đặn để giữ cho cơ tim khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Ngoài ra, bệnh nhân cần được giáo dục về bệnh lý, các biến chứng có thể xảy ra và cách phòng ngừa để tránh tái phát bệnh, cần được cung cấp thông tin đầy đủ về việc sử dụng kháng sinh và chế độ ăn uống, cũng như hướng dẫn các biện pháp chăm sóc sức khỏe cơ bản để đảm bảo bệnh nhân có thể tự quản lý bệnh tốt hơn khi ở nhà.
Leave a Reply