Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) (infective endocarditis) là nhiễm khuẩn màng trong của tim do vi khuẩn hoặc vi nấm, và một số trường hợp hiếm do Chlamydia hay Rickettsia.
1. Định nghĩa
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) (infective endocarditis) là nhiễm khuẩn màng trong của tim do vi khuẩn hoặc vi nấm, và một số trường hợp hiếm do Chlamydia hay Rickettsia. Nhiễm khuẩn màng trong của động mạch (shunt động – tĩnh mạch, ống động mạch còn tồn tại, hẹp eo động mạch chủ) tuy gọi đúng tên là viêm nội mạc động mạch nhiễm khuẩn (infective endarteritis) nhưng về lâm sàng và bệnh học cũng giống VNTMNK.
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
2. Tần suất mắc bệnh:
- Tần suất mắc bệnh trung bình là 3-6/100.000 người và ở người tiêm chích ma túy là 1.6/100.000 người mỗi năm.
- Tuổi trung bình từ 36-69, tần suất mắc bệnh tăng theo tuổi (5/100.000 người ở độ tuổi dưới 50 tuổi; 15/100.000 người độ tuổi trên 65); tỉ lệ nam/nữ là 2/1; tỉ lệ tử vong trung bình trong bệnh viện là 16% (11-26%).
- Biểu hiện lâm sàng của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) rất đa dạng – phụ thuộc vào tổn thương cấu trúc tim, độc lực vi khuẩn và các yếu tố ngoài tim. Một số bệnh nhân nhiễm liên cầu thường có biểu hiện lâm sàng kín đáo; trong khi bệnh nhân nhiễm tụ cầu vàng thường có dấu hiệu lâm sàng rầm rộ.
- Trên lâm sàng, cần nghĩ đến VNTMNK nếu có tam chứng Osler: Sốt, thiếu máu, tiếng thổi mới ở tim.
3. Triệu chứng tại tim mạch
Tiếng thổi mới xuất hiện tại tim do tổn thương van tim, dây chằng và cấu trúc cơ tim; có thể gây suy tim tiến triển, phù phổi cấp, sốc tim.
Block nút nhĩ thất độ cao (xảy ra ở 2 – 4% bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn).
Nhịp tim nhanh, tụt huyết áp (trong bệnh cảnh sốc nhiễm khuẩn).
Áp xe tổ chức cạnh van tim có thể xảy ra ở 25% ở van động mạch chủ, 1 – 5% ở van hai lá nhưng hiếm khi xảy ra ở van ba lá, hay gặp nhất ở van nhân tạo. Triệu chứng lâm sàng của áp xe khá rầm rộ với biểu hiện của nhiễm khuẩn hệ thống.
Viêm màng ngoài tim: bệnh nhân đau ngực, nghe tim có tiếng cọ màng ngoài tim.
4. Các biểu hiện lâm sàng do lắng đọng phức hợp miễn dịch
- Tại da: Chấm xuất huyết (thường gặp nhất), xuất huyết dưới móng tay; nốt Osler; tổn thương Janeway.
- Tại mắt: Nốt Roth, xuất huyết kết mạc, xuất huyết võng mạc hình ngọn lửa. Tại thận: Đái máu vi thể, viêm cầu thận, suy thận.
- Tại não: Bệnh não nhiễm độc.
- Tại cơ xương khớp: Đau khớp, viêm khớp.
5. Dấu hiệu nhiễm khuẩn hệ thống
5.1 Triệu chứng toàn thân
Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân.
Sốt, gai rét hoặc rét run, ra mồ hôi trộm; sốt có thể kéo dài nhiều tuần – nhiều tháng nếu không được phát hiện và điều trị.
Tình trạng nhiễm khuẩn kéo dài gây thiếu máu, ngón tay dùi trống, lách to.
Triệu chứng của ổ nhiễm khuẩn nguyên phát: Vùng răng miệng, họng, da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, tiết niệu…
5.2 Thuyên tắc mạch do nhiễm khuẩn
Thuyên tắc mạch hệ thống có thể gặp từ 20 – 45% bệnh nhân và có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào (động mạch não, chi, mạch vành, gan, thận, lách, mạc treo…)
Thuyên tắc động mạch phổi gặp trong viêm nội tâm mạc ở van ba lá. 40% bệnh nhân đã tiền sử huyết khối có thể bị huyết khối tái phát.
Nguy cơ thuyên tắc mạch phụ thuộc vào vi khuẩn (phổ biến với nhiễm vi khuẩn Gram âm, tụ cầu vàng hoặc nấm Candida) và kích thước cục sùi (gặp ở 30% bệnh nhân không thấy sùi trên siêu âm tim, 40% với sùi < 5 mm và 65% với sùi > 5 mm).
Khai thác kỹ về tiền sử bệnh nha khoa, nhiễm khuẩn, phȁu thuật, dùng thuốc đường tĩnh mạch, dụng cụ can thiệp giúp định hướng vi khuẩn gây bệnh.
Các yếu tố nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Nguy cơ cao |
Van tim nhân tạo. Tiền sử viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Bệnh lý van động mạch chủ. Hở van hai lá hoặc bệnh van hai lá phối hợp (hẹp và hở). Bệnh tim bẩm sinh có tím. Còn ống động mạch. Bệnh tim bẩm sinh shunt trái – phải chưa được sửa chữa (trừ thông liên nhĩ) Tồn tại shunt trong tim và shunt chủ – phổi. |
Hẹp van hai lá đơn độc. | |
Sa van hai lá gây ra dòng phụt ngược hoặc van xơ cứng. | |
Bệnh van ba lá. | |
Nguy cơ trung bình |
Hẹp van động mạch phổi.
Bệnh cơ tim phì đại. |
Van động mạch chủ hai lá van. | |
Thoái hoá van ở người già. | |
Huyết khối buồng tim (sau nhồi máu cơ tim). |
Nguy cơ thấp | Bất thường van ba lá không gây hẹp/hở van.
Sa van hai lá nhưng không gây ra dòng phụt ngược. Thông liên nhĩ đơn độc. Bệnh tim bẩm sinh có shunt trái – phải đã phȁu thuật sửa chữa, không còn shunt tồn dư. Canxi hoá vòng van hai lá. Tiền sử bệnh tim thiếu máu cục bộ và/hoặc cầu nối chủ vành. Máy tạo nhịp vĩnh viễn. U nhầy nhĩ trái. |
Các yếu tố tăng nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Có đoạn mạch nhân tạo hoặc thông động tĩnh mạch. Tiền sử nhiễm khuẩn, ví dụ: Sử dụng thuốc đường tĩnh mạch, viêm quanh răng nặng, ung thư biểu mô đại tràng. Đái tháo đường, suy thận, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch. Đặt đường truyền trung tâm g ần đây. Trong nhiều trường hợp không xác định được yếu tố nguy cơ rõ ràng. |
6. Kết luận
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là một bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến mạch máu và cơ tim. Bệnh gây ra sự viêm nhiễm của nội tâm mạc do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Triệu chứng bao gồm sốt cao, đau ngực, mệt mỏi và khó thở. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhiễm trùng máu và thậm chí là tử vong.
Leave a Reply