Các bất thường trong sự mọc răng và thay răng có thể chia thành các nhóm nhỏ hơn, phụ thuộc vào thời gian xảy ra tình trạng trên. Bài viết sẽ đưa các bác sĩ nha khoa có một cái nhìn tổng quan về những dạng bất thường liên quan đến quá trình mọc răng của trẻ, từ đó có phương án xử trí thích hợp.
1. Các bất thường liên quan đến rối loạn mọc răng
– Thời điểm mọc răng không cố định, thưởng nằm trong một khoảng thời gian đao động. Nó có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như chủng tộc, giống, môi trường, dính dưỡng và bệnh tật.
– Trẻ nữ thường có khuynh hướng mọc răng sớm hơn một chút so với trẻ nam.
1.1. Mọc răng sớm
Trong một số trường hợp, mọc răng sớm có tính chất gia đình: bố mẹ mọc răng sớm m con cái cũng mọc răng sớm. Những trẻ có cân nặng lúc sinh cao thường mọc răng sớm hơn so với trẻ có cản nặng bình thường hoặc thiếu cận.
Mọc răng sớm có thể xảy ra ở những trẻ dậy thì sớm, rối loạn nội tiết, đặc biệt là rối loạn hormone tăng trưởng hoặc hormone tuyến giáp.
1.1.1. Răng sơ sinh (natal & neonatal teeth)
– Răng sơ sinh là những răng mà ngay khi sinh ra đã thấy (natal teeth) hoặc mọc lên trong tháng đầu tiên sau khi sinh (neonatal teeth), với tỷ lệ khoảng 1/2000 — 1/3000 trường hợp.
– Thường gặp rằng sơ sinh ở vị trí răng cửa giữa hàm dưới, thỉnh thoảng ở răng cửa giữa hàm trên hoặc răng hàm thứ nhất.
– Nguyên nhân; có thể là do sự lạc chỗ của mầm răng từ giai đoạn bảo thai. Răng sơ sinh có thể còn gặp trong một số hội chứng như:
+ Hội chứng Ellis — van Creveld (loạn sản sụn – ngoại bị).
+ Hội chứng Hallermann – Streiff.
– Răng sơ sinh thường có hình dáng bất bình thưởng, men răng mỏng hơn binh thường hoặc bất thường và gây ra các ảnh hưởng:
+ Răng bị lung lay do chân răng ngắn → có nguy có rơi vào đường thở gây dị vật đường thở.
+ Do lung lay → gây viêm lợi xung quanh răng.
+ Gây loét dưới lưỡi khó lãnh.
+ Gây khó khăn, đau cho mẹ khi trẻ bú.
– Điều trị: Cần chụp phim để xác định là răng sữa hay răng thừa.
+ Nếu gây ra các triệu chứng như trên thì nên nhổ đi.
+ Làm nhẵn bờ ria cắn răng.
+ Không ảnh hưởng gì thi theo dõi.
1.1.2. Một số cấu trúc bất thường ở trẻ sơ sinh thường nhầm với răng mọc sớm
– Nang lá răng: Nằm ở gở định xương ổ, là phần còn sót lại của lá răng.
– Bohn nodules: là mô tuyển nhầy nằm ở mặt ngoài và trong của gở xương ổ răng và ở khẩu cái (ngoài đường giữa).
– Eptein’s pearl: là tế bảo thượng bì cỏn sót bị kẹt lại, nằm ở đường giữa khẩu cái, chiếm 80% các trường hợp trẻ sơ sinh.
1.2. Răng mọc chậm hoặc không mọc (delayed eruption)
Răng mọc chậm hoặc không mọc có liên quan yếu tố nguyên nhân toàn thân hoặc tại chỗ.
1.2.1 Các bất thường oàn thân
– Nhẹ cân khi sinh.
– Dinh dưỡng kém: thiếu vitamin D.
– Rối loạn nội tiết: thiểu năng tuyến giáp hoặc tuyến yên.
– Hội chứng Down, Turner.
– Loạn sản đòn sọ: có đặc điểm là ngừng phát triển hoặc kém phát triển xương đòn, xương sọ. Cụ thể
+ Sọ: kích thước chiều trước sau ngắn.
+ Xương hàm trên và xương gò má kém phát triển.
+ Các đường khớp sọ chậm đóng kín.
+ Ở xương hàm: có rất nhiều răng thừa, nhất là ở hàm răng vĩnh viễn phía trước.
– Răng thường mọc chậm hoặc không mọc được: lý do là có quá nhiều răng thừa, răng sữa không tiêu.
– Chân răng; có thể có thiểu sản xương chân răng.
1.2.2. Các bất thường tại chỗ
– Bệnh xơ lợi di truyền: lợi xơ hoá cao và dày, ngăn cản răng mọc.
– Nang thân răng lạc chỗ: thường ảnh hưởng tới răng nanh vĩnh viễn hàm trên, hàm dưới. Đôi khi biểu hiện là răng hàm lớn thứ nhất hàm trên mọc kẹt vào phía xa của răng hàm sữa thứ hai.
– Răng thừa hoặc Odontomes ngăn cản mọc răng vĩnh viễn bên cạnh.
– Chấn thương răng sữa,…
-Mất răng sữa sớm làm chậm mọc răng vĩnh viễn do tổ chức phần mềm quá dày, xơ.
1.2.3. Điều trị
– Điều trị các bệnh toàn thân nếu có thể.
– Điều trị các yếu tố cản trở tại chỗ:
+ Lấy bỏ răng thừa, Odontomes.
+ Cắt bỏ lợi xơ.
+ Phẫu thuật bộc lộ răng và kéo răng bằng chỉnh nha.
– Bệnh loạn sản đòn sọ: có kế hoạch điều trị lâu dài và kiểm soát tốt. Gồm:
+ Nhổ các răng sữa vẫn còn lưu giữ trên cung hàm.
+ Phẫu thuật bỏ các răng thừa chưa mọc.
+ Chỉnh nha: chỉnh các răng đúng khớp cắn.
+ Phục hình thay thế răng không thể mọc lên được.
2. Các bất thường liên quan đến rối loạn thay răng
2.1. Rụng răng sớm
– Liên quan tới bệnh rối loạn chuyển hoả phosphat (kém hấp thu phosphat): răng sữa rụng sớm, thậm chí cả răng vĩnh viễn. Có trường hợp kết hợp với thiểu sản cement.
– Liên quan tới bệnh:
+ Hội chứng Chediak – Higashi (huỷ tổ chức quanh răng).
2.2. Chậm rụng răng
Gặp trong các trường hợp:
– Răng mọc thấp hoặc răng bị cứng khớp (infraocclusion, submerged teeth, ankylosed teeth):
– Là những răng vẫn giữ nguyên vị trí trong khi những răng khác vẫn tiếp tục mọc → hậu quả là răng đó bị hở khớp hay mặt cắn nằm thấp hơn so với mặt phẳng cắn của các răng bên cạnh.
– Thường xảy ra đối với răng hàm sữa thứ nhất và thứ hai.
Nguyên nhân: Thưởng đi kèm với thiếu răng vĩnh viễn thay thế (răng hàm nhỏ), răng hàm sữa không bị tiêu chân. Hoặc do răng bị dính khớp sau chấn thương → không thể thay đổi được vị trí của nó. Cũng có thể do yếu tố di truyền nhưng chưa rõ,
Điều trị:
– Nếu không có răng vĩnh viễn thay thế: điều trị bảo tồn bằng cách phục hình: chụp răng, trám composite để phục hình chiều cao cho rằng — cắn khớp đúng.
– Nếu phải nhổ bỏ: phải có kế hoạch chỉnh răng làm đều hoặc làm răng giả: cầu, hàm giả hoặc implant.
– Răng vĩnh viễn mọc lạc chỗ.
Các bệnh khác: Thưởng đi kèm với: + Răng dính, sinh đôi. + Chấn thương hoặc nhiễm khuẩn trầm trọng ở răng sữa.
Nguồn: Răng trẻ em – NXB Giáo dục Việt Nam
Leave a Reply