Thay thế thực quản bằng dạ dày trong điều trị sẹo hẹp thực quản

Tổn thương bỏng thực quản do hóa chất rất ít khi gặp, phẫu thuật thay thế thực quản bằng dạ dày là phương pháp điều trị tối ưu. Thay thế thực quản bằng dạ dày là một phương pháp điều trị sẹo hẹp thực quản nghiêm trọng, giúp bệnh nhân có thể nuốt thức ăn một cách bình thường và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, phẫu thuật này có nguy cơ cao và có một số chống chỉ định. Quyết định phẫu thuật cần được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế và đánh giá kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để đảm bảo an toàn và hiệu quả của phẫu thuật.

1. Chỉ định thay thế thực quản bằng dạ dày trong điều trị sẹo hẹp thực quản

Sẹo hẹp thực quản

2. Chống chỉ định

Thay thế thực quản bằng dạ dày trong điều trị sẹo hẹp thực quản có một số chống chỉ định nhất định. Dưới đây là một số chống chỉ định thường gặp:

– Tuổi cao: Thay thế thực quản bằng dạ dày là một phẫu thuật nặng và có nguy cơ cao. Những người lớn tuổi hơn 70 tuổi có thể không phù hợp để tiến hành phẫu thuật này.

– Bệnh toàn thân nặng: Những bệnh nhân có các vấn đề nghiêm trọng về đái tháo đường, cao huyết áp, tổn thương thận, tai biến mạch máu não hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có nguy cơ nhiễm trùng cao và không nên tiến hành phẫu thuật.

– Suy kiệt: Những người bị suy kiệt nặng cũng không nên tiến hành phẫu thuật thay thế thực quản bằng dạ dày.

Các chống chỉ định này được đưa ra để đảm bảo an toàn và hiệu quả của phẫu thuật. Tuy nhiên, quyết định phẫu thuật cần được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế và đánh giá kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

3. Chuẩn bị

3.1. Người thực hiện:

– 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hóa hoặc ngoại chung

– 02 phụ mổ

– Kíp gây mê: 01 Bác sĩ gây mê, 01 Điều dưỡng phụ gây mê

– Kíp dụng cụ: 01 Dụng cụ viên, 01 nhân viên chạy ngoài

3.2. Người bệnh

– Được chẩn đoán bệnh, xét nghiệm sinh học, đánh giá toàn trạng bệnh phối hợp và được điều trị, nuôi dưỡng, cân bằng đủ đảm bảo cho cuộc phẫu thuật dự kiến.

– Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi…

– Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.

– Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.

3.3. Phương tiện:

Bộ dụng cụ đại phẫu, dao siêu âm, Ligasure, chỉ phẫu thuật, thuốc, dịch truyền,…

3.4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 240 phút

4. Các bước tiến hành

4.1. Thì bụng

– Tư thế người bệnh: nằm ngửa, kê gối dưới vai, cổ nghiêng sang phải.

– Giải phóng dạ dày: Giải phóng dạ dày khỏi chỗ bám của phúc mạc và mạc nối lớn, bảo vệ 2 cuống mạch nuôi là vị mạc nối phải và môn vị. Thắt và thắt sát gốc các cuống mạch vành vị và vị mạc nối trái, các mạch vị ngắn. Thắt và cắt ĐM, TM môn vị cách môn vị khoảng 5 cm, bóc tách bờ cong nhỏ tới nhánh thứ 5 của ĐM vành vị. Giải phóng rộng cả đầu tụy và tá tràng.

– Tạo ống dạ dày để thay thế thực quản: Phần bờ cong nhỏ bị cắt bỏ được giới hạn bởi đường nối giữa dỉnh phình vị, đi song song bờ cong lớn, cách bờ cong lớn 5 cm, tới bờ cong nhỏ cách môn vị khoảng 4 cm. Việc cắt bỏ có thể được thực hiện bằng máy GIA. Hoặc bằng các kẹp mềm, cong dọc đường cắt, và khâu lại bằng mũi rời hoặc khâu vắt 2 lớp.

Tạo hình môn vị tránh ứ đọng dạ dày và mở thông hỗng tràng để cho ăn sớm.

4.2. Thì cổ

– Đường rạch da chữ J bờ trước cơ ức đòn chũm trái. Cắt cơ vai móng, thắt và cắt TM giáp dưới, đi qua khe giữa thùy trái tuyến giáp ở trong và bó mạch cảnh ở ngoài để phẫu tích vào bờ trái của thực quản. dùng tampon hoặc ngón tay tách vào khoang trước cột sống để vào phẫu tích mặt sau thực quản. Phẫu tích thực quản khỏi khí quản. Phẫu tích sát bờ phải thực quản, tránh làm tổn thương dây TK quặt ngược phải. Luồn một ống sonde Nélaton qua thực quản, kéo lên để phẫu tích mặt sau thực quản lên trên và xuống dưới ngực. Cắt đôi thực quản cổ, khâu kín đầu dưới thực quản và kéo toàn bộ thực quản xuống bụng.

– Tạo đường hầm sau xương ức: Cắt chỗ bám của cơ hoành bằng dao điện, dùng một tampon nhỏ đẩy nhẹ nhàng lên sát sau xương ức, dùng tay một ở dưới bụng lên, một ở trên cổ xuống cho tới khi 2 tay gặp nhau

– Làm miệng nối dạ dày – thực quản: khâu cố định dạ dày bằng một sợi chỉ chắc luồn qua đường hầm sau xương ức hoặc trung thất sau để kéo dạ dày lên cổ làm miệng nối. Miệng nối tận bên ở mặt sau dạ dày để giảm gập góc giữa dạ dày và thực quản, khâu vắt một lớp toàn thể phía thực quản và thanh cơ phía dạ dày với chỉ tiêu chậm 4.0.

5. Theo dõi và xử trí biến chứng

Hô hấp: ngồi dậy, vỗ rung, lý liệu pháp

Rò miệng nối: nuôi dưỡng qua mở thông hỗng tràng

Chảy máu: tùy mức độ chảy máu mà có thái độ xử trí: bảo tồn hoặc mổ lại

Rò dưỡng chấp: điều trị nội khoa

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *