Phẫu thuật đưa thực quản ra ngoài là phẫu thuật phức tạp, chỉ áp dụng trong những trường hợp chấn thương thực quản, thủng thực quản hoặc những trường hợp teo thực quản bẩm sinh. Có thể đưa thực quản ở 3 vị trí: cổ, ngực, bụng. Đây là phẫu thuật khá phức tạp và đòi hỏi bác sỹ phẫu thuật phải có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm.
1. Chỉ định
Thủng thực quản không khâu được
2. Chống chỉ định
Không có chống chỉ định
3. Chuẩn bị
3.1. Người thực hiện:
– 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hóa hoặc ngoại chung
– 02 phụ mổ
– Kíp gây mê: 01 Bác sĩ gây mê, 01 Điều dưỡng phụ gây mê
– Kíp dụng cụ: 01 Dụng cụ viên, 01 nhân viên chạy ngoài
3.2. Người bệnh
– Được chẩn đoán bệnh, xét nghiệm sinh học, đánh giá toàn trạng bệnh phối hợp và được điều trị, nuôi dưỡng, cân bằng đủ đảm bảo cho cuộc phẫu thuật dự kiến.
– Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi…
– Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
– Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
3.3. Phương tiện:
Bộ dụng cụ đại phẫu, dao siêu âm, Ligasure, máy cắt nối, chỉ phẫu thuật, thuốc, dịch truyền,…
3.4. Dự kiến thời gian phẫu thuật:
120 phút
4. Các bước tiến hành
4.1. Tư thế:
Người bệnh nằm ngửa, độn gối ở vai để cổ ngửa hoặc nghiêng phải 90o.
4.2. Gây mê:
Nhìn chung là gây mê nội khí quản thông thường. Một số ít trường hợp cần làm xẹp một bên phổi để thuận lợi cho phẫu thuật, thì phải dùng loại ống nội khí quản đặc biệt có 2 nòng để đặt vào 2 phế quản riêng biệt (ống Carlens).
Trong trường hợp có tràn máu hay tràn dịch màng phổi thì phải dẫn lưu màng phổi trước khi đặt ống nội khí quản.
4.3. Kỹ thuật
– Đưa thực quản cổ:
. Đường rạch da chữ J bờ trước cơ ức đòn chũm trái.
. Cắt cơ vai móng, thắt và cắt TM giáp dưới, đi qua khe giữa thùy trái tuyến giáp ở trong và bó mạch cảnh ở ngoài để phẫu tích vào bờ trái của thực quản. dùng tampon hoặc ngón tay tách vào khoang trước cột sống để vào phẫu tích mặt sau thực quản. Phẫu tích thực quản khỏi khí quản. Phẫu tích sát bờ phải thực quản, tránh làm tổn thương dây TK quặt ngược phải. Luồn một ống sonde Nélaton qua thực quản, kéo lên để phẫu tích mặt sau thực quản lên trên và xuống dưới ngực. Cắt đôi thực quản cổ, khâu kín đầu dưới thực quản đưa đầu trên thực quản ra ngoài da ở cạnh cổ T, đính các mép thực quản – da bằng mũi chỉ rời vicryl 4.0
– Đưa thực quản ngực:
. Tư thế người bệnh và đường mổ: nằm nghiêng trái 90˚, kê gối dưới hõm nách, tay phải đặt lên một giá treo. Đường mổ sau bên bên phải, khoang liên sườn IV hoặc V bên phải.
. Xác định vị trí thương tổn hoặc vị trí thủng. Phẫu tích giải phóng thực quản ở phía trên thương tổn. Lấy bỏ toàn bộ vị trí thương tổn, đóng đầu dưới, đầu trên thực quản được đưa ra ngoài nhờ một sonde nelaton. Khâu đính sonde vào thành ngực
– Đưa thực quản bụng:
. Người bệnh nằm ngửa, kê gối ở vai.
. Mở bụng đường trắng trên rốn.
. Phẫu tích thực quản cổ, cắt đôi thực quản cổ.
. Đưa đầu trên ra ngoài thành bụng nhờ 1 sonde nélaton
5. Theo dõi và xử trí tai biến
– Chảy máu: Theo dõi, truyền máu, can thiệp lại nếu cần
– Rò thực quản/tuột sonde hay tụt đầu thực quản: can thiệp lại
– Áp xe/viêm tấy tổ chức xung quanh: điều trị nội kết hợp can thiệp nếu cần
6. Hạn chế của phẫu thuật đưa thực quản ra ngoài
Phẫu thuật đưa thực quản ra ngoài là một phương pháp y tế được sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Tuy nhiên, như mọi phương pháp y tế khác, phẫu thuật này cũng có một số hạn chế nhất định, bao gồm:
– Nguy cơ nhiễm trùng: Phẫu thuật đưa thực quản ra ngoài tạo ra một đường mở từ bên ngoài cơ thể vào bên trong. Do đó, nguy cơ nhiễm trùng của vùng xung quanh và ống thông thực quản được đưa ra ngoài là rất cao.
– Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Thực quản đặt ra bên ngoài có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể và dễ dàng gây nhiễm trùng đường tiêu hóa. Nguy cơ này càng tăng nếu ống thông thực quản được đặt lâu dài.
– Khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống: Bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi ăn uống hoặc nói chuyện do sự hiện diện của ống thông thực quản. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.
– Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ phải chú ý chăm sóc và vệ sinh khu vực xung quanh ống thông thực quản để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, việc phẫu thuật đưa thực quản ra ngoài cũng có thể để lại vết sẹo mất thẩm mỹ cho bệnh nhân.
– Khả năng di chuyển bị hạn chế: Vì ống thông thực quản được đặt ra bên ngoài, bệnh nhân sẽ phải giữ vị trí nằm hoặc ngồi thẳng, không được di chuyển nhiều để tránh ảnh hưởng đến vị trí của ống thông thực quản.
Tóm lại, phẫu thuật đưa thực quản ra ngoài là một phương pháp y tế hiệu quả để giải quyết một số vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nó cũng có một số hạn chế nhất định, đặc biệt là về nguy cơ nhiễm trùng và khả năng giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Nguồn tham khảo: Bộ Y tế
Leave a Reply