Van tim nhân tạo là một thiết bị y tế được cấy ghép vào trong cơ thể để thay thế van tim bị hỏng. Van tim nhân tạo giúp duy trì lưu lượng máu và đảm bảo hoạt động của tim. Thiết bị này đã giúp nhiều bệnh nhân có thể sống sót và khôi phục sức khỏe sau khi phẫu thuật thay van tim.
1.Các dạng van nhân tạo
Van cơ học: Phổ biến nhất hiện nay là dạng van hai cánh (St Jude Medical, Carbomedic). Ngoài ra còn có dạng van bi lồng (Starr-Edwards) hoặc van đĩa (Medtronic Hall)
Van sinh học: Van tim lợn có giá đỡ hay không có giá đỡ (Van Porcine) hoặc van cấu tạo từ màng tim bò (Carpentier- Edwards).
Van người: Van người từ người hiến tạng được bảo quản, van tự thân (van động mạch phổi – phȁu thuật Ross).
Van tim nhân tạo
1.1 Van cơ học
Nguy cơ hỏng cấu trúc van là rất nhỏ. Nguy cơ phȁu thuật lại không do hỏng cấu trúc van khoảng 5% suốt đời kể từ lúc thay van.
Nguy cơ gây huyết khối, do vậy yêu cầu dùng chống đông kháng vitamin K suốt đời và có thể phải dùng thêm aspirin nếu nguy cơ huyết khối cao. Thậm chí với PT-INR đạt đích điều trị, vȁn có tỷ lệ khoảng 2 – 4% hàng năm, có nguy cơ bị huyết khối hoặc xuất huyết bao gồm cả đột quỵ não.
1.2 Van sinh học
Van nhân tạo sinh học hoặc van người không yêu cầu chống đông nhưng không bền như van cơ học. Tỷ lệ bị suy chức năng van, hỏng van sau 15 năm là 5 – 20%. Tỷ lệ này phụ thuộc độ tuổi bệnh nhân, bền nhất ở người già.
Nguy cơ huyết khối hàng năm là 0,5%. Van sinh học hay bị chênh áp cao qua van sau phȁu thuật nhiều hơn van cơ học đặc biệt ở những van kích thước nhỏ.
Các loại van nhân tạo khác nhau có cấu tạo riêng biệt và diện tích lỗ hiệu dụng khác nhau.
2. Đánh giá chức năng van nhân tạo
2.1 Lâm sàng
Mỗi van nhân tạo đều có âm thanh đặc biệt. Rối loạn chức năng van nhân tạo có thể được nhận biết bởi sự xuất hiện âm thanh mới, thay đổi âm thanh hoặc âm lượng của âm thanh, hoặc tiếng thổi mới.
Các triệu chứng khác kèm theo do rối loạn chức năng van (có thể): Đau ngực, khó thở, ran ẩm đáy phổi, phù phổi, hậu quả của tắc động mạch do huyết khối bắn đi.
2.2 Chẩn đoán hình ảnh
- Soi dưới màn hình tăng sáng có thể đánh giá chuyển động của các cánh van với van cơ học. Chuyển động van bị hạn chế nếu có huyết khối, pannus hoặc chuy ển động quá mức nếu vòng van bị bong.
- Siêu âm tim qua thành ngực bị hạn chế do bóng cản của lá van kim loại. Có thể sử dụng để quan sát chuyển động của vòng van, cánh van, đo chênh áp qua van, đo dòng hở cạnh chân van, đôi khi có thể quan sát thấy huyết khối. Cần so sánh với bản siêu âm tim của bệnh nhân lúc mới ra viện hoặc lần khám gần nhất (phân biệt với kẹt van do pannus hoặc do bất tương xứng giữa kích thước vòng van nhân tạo và kích thước vòng van thật của bệnh nhân)
- Siêu âm tim qua thực quản tốt hơn trong đánh giá chức năng van hai lá nhân tạo nhưng hạn chế hơn trong đánh giá van động mạch chủ nhân tạo, đồng thời có thể quan sát rõ hoạt động của các cánh van, phân biệt kẹt van do huyết khối và pannus, đo được kích thước của huyết khối.
- Cộn g hưởng từ an toàn trong phần lớn van cơ học hiện đại nhưng tốn kém và mất thời gian, nên chỉ lựa chọn khi không đánh giá được bằng siêu âm qua thành ngực hoặc qua thực quản.
3. Thông tim
Có thể đánh giá chênh áp qua van, diện tích van. Có thể phân độ hở van. Có nguy cơ ống thông đi qua van cơ học nên chỉ sử dụng trước khi mổ lại hoặc khi các biện pháp
không xâm lấn không kết luận được.
4. Lựa chọn van nhân tạo
Ưu tiên van cơ học nếu:
- Bệnh nhân có nguyện vọng và không có chống chỉ định dùng thuốc chống đông lâu dài. Bệnh nhân có nguy cơ thoái hóa van sinh học nhanh.
- Bệnh nhân đã có một van cơ học khác.
- Cân nhắc đối với bệnh nhân < 60 tuổi nếu thay van động mạch chủ và < 65 tuổi nếu thay van hai lá.
- Tuổi < 65-70 và kỳ vọng sống dài (theo tuổi, giới tính, bệnh đồng mắc và tuổi thọ trung bình của quốc gia) cộng thêm việc phȁu thuật van lại trong tương lai có thể có nguy cơ cao.
Ưu tiên thay van sinh học nếu:
- Mong muốn của bệnh nhân sau khi được tư vấn.
- Không có điều kiện điều trị chống đông tốt (chống chỉ định hoặc có rủi ro cao khi dùng thuốc chống đông, không có điều kiện kiểm tra đông máu định kỳ, vấn đề tuân thủ điều trị, lối sống, nghề nghiệp).
- Thay van sinh học được khuyến cáo cho bệnh nhân mổ lại do huyết khối van cơ học mặc dù chống đông vȁn đang được kiểm soát tốt.
- Bệnh nhân có nguy cơ thấp phȁu thuật lại van trong tương lai. Phụ nữ trẻ mong muốn mang thai
5. Quản lý bệnh nhân sau thay van nhân tạo
Liệu pháp chống đông ở bệnh nhân van tim nhân tạo hoặc sửa van:
5.1 Van cơ học
Sử dụng chống đông với van cơ học
Chống đông máu VKA đường uống được khuyến cáo suốt đời cho tất cả bệnh nhân. |
I |
B |
Liệu pháp bắc cầu bằng UFH hoặc LMWH được khuyến cáo khi điều trị VKA bị gián đoạn. |
I |
C |
Bổ sung aspirin liều thấp (75 – 100 mg/24h) kết hợp VKA nên được xem xét sau khi xảy ra biến cố thuyên tắc mặc dù PT-INR đạt
ngưỡng điều trị. |
IIa |
C |
Việc bổ sung aspirin liều thấp (75 – 100 mg/24h) kết hợp VKA có thể được xem xét trong trường hợp có bệnh xơ vữa động mạch kèm theo. |
IIb |
C |
Ở những bệnh nhân mang van cơ học được đặt stent mạch vành, điều trị kết hợp 3 thuốc aspirin (75 – 100 mg/24h), clopidogrel (75 mg/24h) và VKA nên được xem xét trong 1 tháng, không phân biệt
loại stent được sử dụng và biểu hiện lâm sàng (ví dụ hội chứng vành cấp hay bệnh mạch vành ổn định) |
IIa |
B |
Liệu pháp ba thuốc gồm aspirin (75 – 100 mg/24h), clopidogrel (75 mg/24h) và VKA trong > 1 tháng và tối đa 6 tháng sẽ được xem xét ở những bệnh nhân mang van cơ học xuất hiện hội chứng vành cấp có nguy cơ huyết khối cao hoặc các đặc điểm giải phȁu/bệnh lý khác. |
IIa |
B |
Liệu pháp hai thuốc gồm VKA và clopidogrel (75 mg/24h) được xem xét thay thế cho liệu pháp ba thuốc đối với bệnh nhân nguy cơ chảy máu cao hơn nguy cơ huyết khối. |
IIa |
A |
Với những bệnh nhân mang van cơ học có can thiệp động mạch vành qua da, đơn trị liệu với VKA nên được cân nhắc sau 1 năm |
IIa |
B |
Việc sử dụng kết hợp aspirin và/hoặc clopidogrel với VKA, nên điều chỉnh liều của VKA để PT-INR ở ngưỡng dưới của phạm vi mục tiêu và thời gian đạt đích điều trị > 65 – 70%. |
IIa |
B |
Chống chỉ định với thuốc chống đông thế hệ mới. |
III |
B |
5.2 Van sinh học
Sử dụng chống đông với van sinh học
Chống đông đường uống VKA được khuyến cáo sử dụng trong ba tháng đầu sau sửa van hoặc thay van hai lá, van ba lá sinh học. |
IIa |
C |
Aspirin liều thấp (75 – 100 mg) được cân nhắc sử dụng trong ba
tháng đầu sau thay van động mạch chủ sinh học hoặc phȁu thuật sửa van động mạch chủ. |
IIa |
C |
Liệu pháp kháng kết tập tiểu cầu kép được sử dụng trong 3-6 tháng đầu sau TAVI sau đó duy trì cả đời với một thuốc kháng kết tập tiểu cầu trên những bệnh nhân không có chỉ định dùng thuốc chống đông đường uống. |
IIa |
C |
Liệu pháp một thuốc kháng kết tập tiểu cầu ngay sau TAVI cũng được khuyến cáo trên bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao. |
IIb |
C |
Chống đông đường uống được xem xét sử dụng trong 3 tháng đầu sau thay van động mạch chủ sinh học. |
IIb |
C |
Leave a Reply