Ung thư tinh hoàn: Hướng dẫn chẩn đoán theo bộ Y tế

Ung thư tinh hoàn hiếm xảy ra, có khả năng điều trị thành công cao, ngay cả khi đã di căn ra ra ngoài tinh hoàn. Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn giúp phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác ung thư tinh hoàn từ đó nâng cao hiệu quả điều trị.

1. Đại cương về ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn (UTTH) là bệnh ác tính phổ biến nhất ở nam giới trẻ tuổi, bao gồm 2 nhóm lớn: 95% là khối u tế bào mầm, 5% không phải tế bào mầm. U tế bào mầm chia ra 2 loại: nhóm u tinh (seminoma) và nhóm u mầm không phải tế bào dòng tinh.

Ung thư tinh hoàn là bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi cao, tính chung cho các giai đoạn có thể chữa cho 90% bệnh nhân, ở giai đoạn lan tràn của bệnh cũng có thể cứu chữa cho 80% các trường hợp bệnh khỏi hoàn toàn.

minh-hoa-ung-thu-tinh-hoan
Ung thư tinh hoàn là bệnh ác tính phổ biến nhất ở nam giới trẻ tuổi

2. Chẩn đoán ung thư tinh hoàn

2.1. Triệu chứng lâm sàng

  • Thể tích tinh hoàn tăng lên.
  • Cảm giác căng tức.
  • U thường không đau hoặc đau ít.
  • Khám và so sánh hai tinh hoàn để phát hiện bất thường, ngoài ra chú ý thăm khám phát hiện hạch bẹn. Đôi khi chỉ khám thấy một tinh hoàn, còn một tinh hoàn lạc chỗ nằm trong ổ bụng.
  • Khám lâm sàng có thể phát hiện u khu trú một bên hay đã xâm lấn sang bên kia hoặc u đã xâm lấn thừng tinh.
  • Trong giai đoạn muộn, ung thư có thể vỡ ra trong hoặc ngoài bìu. Trong trường hợp tinh hoàn lạc chỗ trong ổ bụng, khối u có thể vỡ và xâm lấn các tổ chức xung quanh ổ bụng.
  • Ung thư tế bào mầm hay di căn theo đường bạch mạch tới hạch chủ lưng, hạch chậu hoặc hạch bẹn, có thể đi vào phổi gan não và xương (biểu hiện các triệu chứng tương ứng). Đôi khi phù bạch huyết chi dưới.
  • Khi thấy tinh hoàn sưng to, đau hoặc khám thấy không đủ hai tinh hoàn hoặc có kèm theo các dấu hiệu di căn, phải theo dõi ung thư tinh hoàn.

2.2. Triệu chứng cận lâm sàng

  • Chẩn đoán hình ảnh:

+ Siêu âm: để phát hiện di căn hạch và các tạng trong bụng. Đặc biệt quan trọng trong trường hợp tinh hoàn ẩn. Siêu âm bìu để phát hiện u và phân biệt với tràn dịch màng tinh hoàn.

+ Chụp Xquang tim phổi: phát hiện di căn phổi, hoặc bất thường để định hướng chụp CT scan.

+ Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, chụp bạch mạch: đánh giá tình trạng u và hạch.

  • Xạ hình xương bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc-MDP để đánh giá tổn thương di căn xương, chẩn đoán giai đoạn bệnh trước điều trị, theo dõi đáp ứng điều trị, đánh giá tái phát và di căn.
  • Xạ hình thận chức năng bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc-DTPA để đánh giá chức năng thận trước điều trị và sau điều trị.
  • Chụp PET/CT với 18F-FDG trước điều trị để chẩn đoán u nguyên phát, chẩn đoán giai đoạn bệnh; chụp sau điều trị để theo dõi đáp ứng điều trị, đánh giá tái phát và di căn; mô phỏng lập kế hoạch xạ trị.
  • Xét nghiệm tế bào và mô bệnh học:

+ Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ là phương pháp chẩn đoán sơ bộ, nhanh, không được ESMO, NCCN khuyến cáo.

+ Sinh thiết tinh hoàn: nên làm sinh thiết mở hoặc sinh thiết tức thì, tránh làm reo rắc tế bào u.

  • Xét nghiệm các chất chỉ điểm u: giúp chẩn đoán và theo dõi tiến triển bệnh.

+ hCG (Human Chorionic Gonadotropin): tăng cao, chỉ số bình thường <10 UI/ml.

+ LDH (Lactico dehydrogenase): tăng cao trong các trường hợp đã di căn xa.

+ AFP (Anpha feto-protein): thường tăng cao.

  • Xét nghiệm sinh học phân tử: giải trình tự nhiều gen.
  • Chẩn đoán xác định: dựa vào mô bệnh học, có 3 loại: (Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới 2014).

+ U tinh: u tinh, u tinh kinh điển, u tinh giảm biệt hóa, u tinh bào.

+ U không tinh: ung thư biểu mô phôi, u túi noãn hoàng, u quái, ung thư rau.

+ U không phải tế bào mầm: u tế bào đệm, u lympho, ung thư biểu mô tại chỗ.

2.3. Chẩn đoán phân biệt

Phân biệt với u và hạch bệnh lý khác. Đặc biệt cần phân biệt với: viêm mào tinh hoàn hay tràn dịch màng tinh hoàn.

2.4. Chẩn đoán giai đoạn bệnh

* Xếp loại TNM theo AJCC lần thứ 8 năm 2017: gồm T, N, M, S

T: U nguyên phát

T theo lâm sàng (cT)

cTx: Không đánh giá được u nguyên phát

cT0: Không có bằng chứng của u nguyên phát

cTis: Tân sản tế bào mầm tại chỗ

cT4: U xâm lấn bìu có hoặc không xâm lấn mạch/bạch huyết

T theo mô bệnh học (pT)

pTx: U nguyên phát không đánh giá được

pT0: Không có bằng chứng của u nguyên phát

pTis: Tân sản tế bào mầm tại chỗ

pT1: U giới hạn ở tinh hoàn không xâm lấn mạch bạch huyết

+ pT1a: Kích thước u <3cm

+ pT1b: Kích thước u ≥3cm

pT2: U giới hạn ở tinh hoàn có xâm lấn mạch bạch huyết, hoặc u xâm lấn qua màng trắng                     hoặc mào tinh có hoặc không xâm lấn mạch bạch huyết.

pT3: U xân lấn thừng tinh có hoặc không xâm lấn mạch bạch huyết

pT4: U xâm lấn bìu có hoặc không xâm lấn có hạch bạch huyết

N: hạch vùng

N theo lâm sàng (cN):

cNx: Không đánh giá được hạch vùng

cN0: Không có di căn hạch vùng

cN1: Di căn 1 khối hạch vùng kích thước ≤2cm hoặc di căn nhiều hạch nhưng không có hạch                    nào kích thước lớn nhất >2cm.

cN2: Di căn 1 khối hạch vùng kích thước >2cm và ≤5cm

cN3: Di căn 1 khối hạch vùng kích thước >5cm

N theo mô bệnh học (pT):

pNx: Không đánh giá được hạch vùng

pN0: Không có di căn hạch vùng

pN1: Di căn 1 khối hạch vùng kích thước lớn nhất ≤2cm và ≤5 hạch dương tính, không hạch                     nào >2cm.

pN2: Di căn 1 khối hạch vùng kích thước >2cm và ≤5cm hoặc nhiều hơn 5 hạch dương tính,                     kích thước ≤5cm hoặc có bằng chứng xâm lấn ngoài hạch.

pN3: Di căn khối hạch kích thước >5cm

M: Di căn xa

M0: Chưa có di căn xa.

M1: Đã có di căn xa.

+ M1a: Di căn hạch không phải hạch sau phúc mạc hoặc di căn phổi

+ M1b: Di căn tạng khác

S: Xét nghiệm chỉ điểm u trong huyết thanh

Sx:  Xét nghiệm chỉ điểm u không có sẵn hoặc không được thực hiện

S0: Nồng độ chỉ điểm u trong giới hạn bình thường

S1: LDH <1,5 lần giới hạn trên chỉ số bình thường và hCG <5.000mIU/mL và AFP                                 <1.000ng/mL.

S2: LDH từ 1,5-10 lần giới hạn trên chỉ số bình thường hoặc hCG: 5.000-50.000mIU/mL                      hoặc AFP: 1.000-10.000ng/mL

S3: LDH>10 lần giới hạn trên chỉ số bình thường hoặc hCG>50.000mIU/mL hoặc  AFP                        >10.000ng/mL

* Phân giai đoạn theo TNM

Giai đoạn T N M S
0 pTis N0 M0 S0
I pT1-4 N0 M0 Sx
IA pT1 N0 M0 S0
IB pT2-4 N0 M0 S0
IS Tbất kỳ N0 M0 S1-3
II Tbất kỳ N1-3 M0 Sx
IIA Tbất kỳ N1 M0 S0-1
IIB Tbất kỳ N2 M0 S0-1
IIC Tbất kỳ N3 M0 S0-1
III Tbất kỳ Nbất kỳ M1 Sx
IIIA Tbất kỳ Nbất kỳ M1a S0-1
IIIB Tbất kỳ N1-3 M0 S2
Tbất kỳ Nbất kỳ M1a S2
IIIC Tbất kỳ N1-3 M0 S3
Tbất kỳ Nbất kỳ M1a S3
Tbất kỳ Nbất kỳ M1b Sbất kỳ

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *