Đau ngực và các nguyên nhân thường gặp

Đau ngực hay cảm giác khó chịu ở ngực là triệu chứng hay gặp và quan trọng vì thường liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm: bệnh mạch vành, bóc tách động mạch chủ…  Một số trường hợp bệnh nặng cần xử trí ngay, một số trường hợp cần chờ theo dõi. 

1. Đại cương

Thông thường bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu ở ngực nhiều hơn là cảm giác đau  ngực. Mức độ nặng của tình trạng khó chịu hoặc đau thường không tương quan rõ với độ  nặng của bệnh. Những bệnh nhân có bệnh lý mạch vành có thể không có bất cứ triệu chứng  gì, nhất là trên các đối tượng lớn tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường đi kèm.

dau-nguc

2. Đau thắt ngực do bệnh lý tim mạch

Đau thắt ngực là kiểu đau do tim thường gặp nhất.

Nguyên nhân: thường do thiếu máu cơ tim do tắc nghẽn dòng máu ở các mạch máu nuôi  tim (mạch vành) ở thượng mạc cơ tim. Tuy nhiên đau thắt ngực vẫn có thể gặp ở những  bệnh nhân hẹp van động mạch chủ hoặc bệnh cơ tim phì đại khi có sự tăng nhu cầu oxy cơ  tim do tăng hậu tải thất trái.

2.1 Thiếu máu cơ tim

Đặc điểm: đau thắt ngực là cơn đau (hoặc cảm giác khó chịu mơ hồ) cảm giác lan tỏa vùng  trước ngực, kéo dài < 10 phút. Bệnh nhân thường mô tả cảm giác giống như đè nặng hoặc  bóp nghẹt ở ngực. Cơn đau có thể lan xuống 1 hoặc cả 2 tay hoặc lan lên vùng cằm, hàm.  Cơn đau không bị ảnh hưởng bởi hô hấp hoặc sự thay đổi tư thế của bệnh nhân. Mức độ  nặng của tình trạng đau hoặc khó chịu không phải là 1 dấu hiệu tốt để đánh giá tiên lượng  bệnh nhân. Cơn đau xuất hiện khi bệnh nhân vận động, hết khi bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc  dùng glyceryl trinitrate. Những yếu tố có thể khiến bệnh nhân bị đau thắt ngực bao gồm:

– Luyện tập thể dục

– Thời tiết lạnh

– Đi bộ lên dốc đứng hoặc mang vác vật nặng

– Tập thể dục sau bữa ăn no

Phân loại độ nặng cơn đau thắt ngực theo hội tim mạch Canada (Nguồn: Mark H Swartz (2014), Textbook of physical diagnosis, Elsevier, pp 343-353)

Độ I Hoạt động thông thường không làm cơn đau thắt ngực (ví dụ: đi bộ, lên cầu  thang. Cơn đau thắt ngực xảy ra khi gắng sức nhiều hoặc nhanh

Độ II Hạn chế nhẹ hoạt động. Cơn đau thắt ngực khi đi bộ hoặc lên cầu thang nhanh,  lên dốc; đi bộ hay lên cầu thang sau ăn, hoặc trong gió lạnh, trời lạnh hoặc chỉ  vài giờ sau thức dậy. Cơn đau thắg ngực khi đi bộ hơn hai khu nhà hoặc leo hơn một tầng lầu với  tốc độ bình thường và trong điều kiện bình thường

Độ III Hạn chế nhiều hoạt động. Cơn đau thắt ngực khi đi bộ 1-2 khu nhà hoặc leo  lên một tầng lầu với tốc độ bình thường và điều kiện bình thường

Độ IV Cơn đau thắt ngực với mỗi hoạt động, có thể cả khi nghĩ

Khi nghi ngờ bệnh nhân đau thắt ngực, cần khai thác các yếu tố:

– Trước giờ bệnh nhân có từng đau ngực khi gắng sức không (vd như lên cầu  thang)?

– Vị trí đau ngực?

– Đau ngực có nặng lên khi trời lạnh?

– Đau ngực có nặng lên khi bệnh nhân vận động sau bữa ăn no?

– Đau ngực có nhiều đến mức bệnh nhân phải ngưng vận động hay không? – Đau ngực có mất đi khi bệnh nhân nghỉ ngơi?

– Đã bao giờ bệnh nhân bị cơn đau tương tự khi quá vui hoặc quá tức giận?

Nhồi máu cơ tim gây ra triệu chứng tương tự đau thắt ngực nhưng mức độ nặng hơn và kéo  dài hơn. Người bệnh cảm thấy bứt rứt, khó thở và cảm giác sắp chết. Các triệu chứng do kích thích hệ thần kinh tự chủ: đổ mồ hôi, tái nhợt, buồn nôn, nôn ói và tiêu chảy, đặc biệt  khi nhồi máu thành dưới. Ở những người lớn tuổi và bệnh nhân đái tháo đường, triệu  chứng đau ngực khi nhồi máu cơ tim vắng mặt ở 30% các trường hợp.

Đôi khi khó phân biệt giữa đau thắt ngực và những nguyên nhân đau khác không phải do  tim, như đau do thực quản.

2.2 Viêm màng ngoài tim

Nguyên nhân: có thể thứ phát sau nhồi máu cơ tim, nhiễm siêu vi, sau phẫu thuật, cắt đốt  điện sinh lý, can thiệp mạch máu hoặc xạ trị.

Đặc điểm: có tính chất đau nhói. Cường độ đau thay đổi từ nhẹ đến dữ dội đau tăng khi hít  sâu, khi ho, khi nằm ngửa, khi cử động. Đau giảm khi cúi người ra phía trước. Kiểu đau  này có thể nhầm lẫn với đau thắt ngực nhưng có thể cùng tồn tại trên 1 bệnh nhân.

2.3 Bóc tách động mạch chủ

Là tình trạng có vết rách ở lớp áo trong động mạch chủ làm cho máu trong lòng động mạch  chủ có áp lực cao tràn vào lớp áo giữa làm tách thành động mạch chủ.

Yếu tố thúc đẩy của bóc tách động mạch chủ bao gồm: hút thuốc lá, tăng huyết áp, bệnh  mô liên kết như hội chứng Marfan.

Các đặc điểm: thường xuất hiện đột ngột, đau dữ dội như xé, có thể lan ra sau lưng  (điển hình là giữa 2 vai). Có thể có triệu chứng của kích thích hệ thần kinh tự chủ. Nếu sự  bóc tách liên quan đến động mạch vành, động mạch cung cấp máu cho não, cho chi trên có  thể gây nhồi máu cơ tim, ngất, đột quị hoặc mất mạch chi trên một bên.

3. Các nguyên nhân khác

Bệnh lý Triệu chứng
Bệnh lý đường mật Đau tái diễn tại vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị, thường xuất hiện sau bữa ăn (không phải sau gắng sức)
 Rối loạn nhu động thực quản Đau dai dẳng, khởi phát đau âm ỉ, có thể có hoặc không kèm theo rối loạn nuốt

Tuy nhiên, triệu chứng khó nuốt cũng thường xuất hiện

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) Đau tái diễn với cảm giác rát bỏng lan từ thượng vị đến họng, đau tăng khi cúi hoặc nằm xuống, đỡ đau khi sử dụng thuốc kháng axit
 Loét dạ dày Khó chịu vùng thượng vị tái diễn, mơ hồ, đặc biệt ở bệnh nhân hút thuốc hoặc sử dụng rượu quá mức, được giảm bớt nhờ thức ăn, thuốc trung hòa axit hoặc cả hai.

Không có dấu hiệu cảnh báo‡

Thuyên tắc phổi Thường có triệu chứng đau kiểu màng phổi, khó thở, nhịp nhanh

Đôi khi có biểu hiện sốt nhẹ, ho máu, sốc

Thường gặp ở các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ thuyên tắc mạch phổi

 Tràn khí màng phổi áp lực Khó thở nhiều, tụt huyết áp, tĩnh mạch cổ nổi, rì rào phế nang giảm một bên, gõ vang

Đôi khi có thể gặp tràn khí dưới da

Viêm phổi Sốt, rét run, ho và đôi khi đờm có mủ

Thường có biểu hiện khó thở, nhịp nhanh, hội chứng đông đặc

 Tràn khí màng phổi Đôi khi có biểu hiện rì rào phế nang giảm một bên, tràn khí dưới da
Viêm màng phổi Có thể có viêm phổi, tắc mạch phổi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp do virus xuất hiện trước đó

Đau khi hít thở, ho

Có thể có tiếng cọ màng phổi, nhưng biểu hiện lâm sàng thường không nổi bật

Tài liệu tham khảo

  1. BÀI GIẢNG  NỘI TỔNG QUÁT, ĐHYK Phạm Ngọc Thạch

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *