Tương tác thuốc giữa Methotrexate và Allopurinol

Methotrexate và Allopurinol là hai loại thuốc được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng đồng thời, chúng có thể tương tác với nhau và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Methotrexate là một loại thuốc kháng ung thư và được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp. Allopurinol là một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh gút và làm giảm nồng độ acid uric máu. Nếu bệnh nhân đang sử dụng Methotrexate và Allopurinol đồng thời và có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tương tác thuốc, bệnh nhân cần ngay lập tức liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

1. Thông tin chung về thuốc Methotrexate

1.1 Cơ chế tác dụng

Methotrexate là chất kháng acid folic có tác dụng chống ung thư. Do có ái lực với enzym dihydrofolat reductase mạnh hơn acid folic nội sinh, thuốc ức chế acid folic chuyển thành acid tetrahydrofolic – chất cần thiết trong tổng hợp purin và pyrimidin – dẫn tới ức chế sinh tổng hợp ADN và ARN và làm ngừng quá trình giảm phân, do vậy Methotrexate ức chế đặc hiệu pha S của chu kỳ tế bào. Các mô tăng sinh mạnh như các tế bào ung thư phân chia nhanh, tủy xương, tế bào thai nhi, biểu mô da (bệnh vảy nến), niêm mạc đường tiêu hóa là những tế bào nhạy cảm nhất với Methotrexate.

Methotrexate
Methotrexate

1.2 Chỉ định

  • Ung thư lá nuôi, bệnh bạch cầu, ung thư vú.
  • Ung thư phổi, ung thư bàng quang, ung thư đầu và cổ, u xương, u sụn ác tính
  • Bệnh vảy nến, viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp, u sùi dạng nấm (u lymphô tế bào T), u lymphô không Hodgkin

1.3 Tác dụng phụ

Thường gặp: Chóng mặt, mệt mỏi, bệnh não, động kinh, sốt, ớn lạnh, đau khớp, viêm mạch, ban đỏ da, rụng tóc, tăng hoặc giảm sắc tố da, loét miệng, sưng lưỡi, viêm nướu, buồn nôn, nôn, đi ngoài, chán ăn, thủng ruột, giảm bạch cầu, tiểu cầu, xuất huyết,…

Ít gặp: Hội chứng thần kinh cấp, sốc phản vệ, viêm chân răng, rối loạn chức năng nhận thức, giảm sức đề kháng với nhiễm khuẩn, ban đỏ đa dạng, suy gan, rối loạn lympho bào, hoại tử xương và hoại tử mô, viêm màng ngoài tim, vẩy nến, động kinh, hội chứng Stevens-Johnson, tắc mạch huyết khối.

2. Thông tin chung về thuốc Allopurinol

2.1 Cơ chế tác dụng

Allopurinol và chất chuyển hóa oxipurinol làm giảm sản xuất acid uric do ức chế xanthin oxidase là enzym chuyển hypoxanthin thành xanthin và chuyển xanthin thành acid uric. Do đó Allopurinol làm giảm nồng độ acid uric cả trong huyết thanh và trong nước tiểu. Nồng độ xanthin oxidase không thay đổi khi dùng Allopurinol kéo dài. Allopurinol cũng làm tăng tái sử dụng hypoxanthin và xanthin để tổng hợp acid nucleic và nucleotid, kết quả làm tăng nồng độ nucleotid dẫn tới ức chế ngược lần nữa tổng hợp purin. Nồng độ acid uric trong huyết thanh thường giảm có ý nghĩa trong vòng 2 – 3 ngày sau khi dùng thuốc, đạt nồng độ thấp nhất sau 1 – 3 tuần điều trị và trở lại giá trị như trước khi điều trị sau khi ngừng thuốc 1 – 2 tuần. Khi sử dụng Allopurinol, lượng acid uric trong nước tiểu cũng sẽ giảm, và các chất xanthin và hypoxanthin có thể được tìm thấy trong nước tiểu thay vì chỉ có acid uric như bình thường. Việc giảm lượng acid uric trong nước tiểu và tăng sự phân tán của các chất xanthin và hypoxanthin giảm nguy cơ hình thành tinh thể urat trong nước tiểu, do đó giúp giảm nguy cơ bệnh gút

Gần đây, Allopurinol được dùng để ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do superoxid (stress oxy hoá) trong một số phẫu thuật về tim, đã có một số kết quả. Allopurinol liều thấp cũng đã được đưa vào một số phác đồ ức chế miễn dịch trong ghép thận hoặc là thành phần của dung dịch bảo quản thận. Allopurinol được phối hợp với Pentavalent antimony để điều trị bệnh Leishmania nội tạng. Ngoài ra, Allopurinol có tác dụng chống đơn bào và được dùng trong bệnh do Trypanosoma châu Mỹ.

2.2 Chỉ định

Điều trị lâu dài tăng acid uric máu do viêm khớp gút mạn tính. Bệnh sỏi thận do acid uric (kèm theo hoặc không kèm theo viêm khớp do gút).

Điều trị sỏi calci oxalat tái phát ở nam có bài tiết urat trong nước tiểu trên 800 mg/ngày và 750 mg/ngày.

Tăng acid uric máu khi dùng hóa trị liệu điều trị ung thư trong bệnh bạch cầu, lympho, u ác tính đặc.

2.3 Tác dụng phụ

Thường gặp: Ban, dát sần, ngứa, viêm da tróc vẩy, mày đay, ban đỏ, eczema, xuất huyết.

Ít gặp: Tăng phosphatase kiềm, AST, ALT, gan to có hồi phục, phá hủy tế bào gan, viêm gan, suy gan, tăng bilirubin máu, vàng da.

Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn nặng, sốt, ớn lạnh, toát mồ hôi, khó chịu, bong móng, lichen phẳng, phù mặt, phù da, rụng tóc, chảy máu cam. Giảm bạch cầu hoặc tăng bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, xuất huyết, ức chế tủy xương, đông máu rải rác trong mạch rải, bệnh hạch bạch huyết, thiếu máu không tái tạo, thiếu máu tan máu. Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, tắc nghẽn ruột, viêm trực tràng, rối loạn vị giác, viêm miệng, khó tiêu, chán ăn, viêm dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa, viêm tụy xuất huyết, sưng tuyến nước bọt, phù lưỡi. Đau khớp, đục thủy tinh thể, viêm dây thần kinh thị giác, rối loạn thị giác. Bệnh thần kinh ngoại biên, viêm dây thần kinh, dị cảm, đau đầu, cơn co giật, động kinh, giật cơ, giảm trương lực, kích động, thay đổi tình trạng tâm thần, nhồi máu não, hôn mê, loạn trương lực cơ, liệt, run, ngủ gà, chóng mặt, trầm cảm, lẫn lộn, mất ngủ, suy nhược, chứng vú to ở nam, tăng huyết áp, suy thận.

3. Tương tác thuốc giữa Methotrexate và Allopurinol

3.1 Cơ chế

Allopurinol làm giảm tác dụng của Methotrexate bởi cơ chế chưa rõ ràng. Nhưng sự kết hợp này có thể làm giảm sự phát triển của bạch cầu, có thể làm tăng nguy cơ suy tủy.

3.2 Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Methotrexate và Alloburinol cùng nhau

Tác dụng phụ thường gặp như: đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược, khó chịu.

3.3 Biện pháp xử lý tương tác thuốc giữa Methotrexate và Alloburinol

Để xử lý tương tác thuốc giữa Methotrexate và Allopurinol, các biện pháp sau có thể được áp dụng:

  • Điều chỉnh liều lượng: Điều chỉnh liều lượng Methotrexate hoặc Allopurinol để giảm tác dụng phụ của tương tác thuốc. 
  • Thay đổi thời gian sử dụng: Thay đổi thời gian sử dụng Methotrexate và Allopurinol để giảm tác dụng phụ của tương tác thuốc.
  • Chuyển sang thuốc khác: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân chuyển sang sử dụng thuốc khác thay vì Methotrexate và Allopurinol để tránh tương tác thuốc gây ra tác dụng phụ.
  • Giám sát sức khỏe: Bác sĩ cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân khi sử dụng Methotrexate và Allopurinol đồng thời để phát hiện các tác dụng phụ sớm và điều trị kịp thời.

3.4 Mức độ tương tác thuốc từ nhiều nguồn khác nhau

Drug: Không có

WebMD: Vừa phải

Medscape: Vừa phải

Nguồn: Dược thư Quốc gia Việt Nam


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *