Viêm màng não bán cấp do nhiễm kí sinh trùng

Viêm màng não bán cấp là một bệnh lý nhiễm trùng của hệ thần kinh trung ương, được gây ra bởi một số loại kí sinh trùng, chủ yếu là các loại amip và ký sinh trùng. Bệnh này thường có triệu chứng giống như viêm màng não cấp tính, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của nó thường thấp hơn. Viêm màng não bán cấp do nhiễm kí sinh trùng thường xảy ra ở những người sống trong điều kiện vệ sinh kém hoặc trong các khu vực có nguồn nước ô nhiễm. 

Viêm màng não bán cấp do nhiễm kí sinh trùng là bệnh lý nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời

1. Tổng quan

Ở các nước kém phát triển và đang phát triển, sự nhiễm giun – sán (ký sinh trùng) hệ thần kinh trung ương có thể gặp dưới dạng một tổn thương “nang – viêm ”. Nguồn lây bệnh thường gặp ở các nước này là ấu trùng sán dây lợn (cysticercus), bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara-canis) giun đũa mèo   (Toxocara   cati), Gnathosma spinigerum. Những ấu trùng nhỏ bé   bọc nang trong não không gây ra nhiều các triệu chứng cho đến khi chúng chết thì đi bắt đầu có sự viêm cục bộ, tăng sinh thần kinh đệm, phù nề và rối loạn chức năng thần kinh cục bộ, động kinh, tăng áp lực nội sọ do tắc nghẽn. Sự vỡ các nang vào dịch não tủy gây viêm màng não bán cấp, tăng bạch cầu toan tính.

Một vài loại sán hiếm gặp có thể gây bệnh hệ thần kinh trung ương như sán máng, sán dây, sán nhiều đầu.

Một số’ ký sinh trùng có thể gây bệnh hệ thần kinh trung ương

Loại đơn bào (Protozoan):  ký     sinh trùng sốt rét, trypanosomiasis, Toxoplasmosis, Entamoeba histolytica (thể áp xe não), Amip (viêm màng não amip, áp xe), loại giun tròn (Nematodes), Angiostrongylus cantonensis.   Gnathosma spinigerum, Toxocariasis; giun đũa chó (T.canis), giun đũa mèo (T. cati), Trichinella spiralis, sán lá (Trematodes), Schistosomiasis, Paragonimiasis sán dải hay sán dây (Cestodes), sán dây lợn…

Đặc điểm lâm sàng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương là thường biểu hiện dưới dạng hội chứng màng não bán cấp hay mạn tính tái phát. Thời gian bệnh tạm lắng đôi khi dễ nhầm tình trạng bệnh phục hồi hay khỏi bệnh; tiếp đến là   triệu chứng đau đầu kéo dài, động kinh cục bộ, yếu liệt vận động, rối loạn cảm giác, aphasia. Giai đoạn muộn hdn là hội chứng tăng áp lực nội sọ với đau đầu, ói mửa, phù gai có hoặc không kèm cứng gáy. Trong giai đoạn bệnh phát triển, hội chứng nhiễm trùng không rõ ràng. Trong một số trường hợp, biểu hiện trạng thái tâm thần như trầm cảm, hoang tưởng, lo âu, giảm trí nhớ, mất ngủ kéo dài. Bệnh nhân cố khi thờ ơ lãnh cảm, sa sút trí tuệ.

Các xé tnghiệm , tím ký sinh trùng trong phân hay trong sang thương có thể cho kết quả hữu ích. Xét nghiệm huyết thanh học cho biết tình trạng nhiễm ký sinh trùng và là xét nghiệm định hướng cho chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng hệ thần kinh trung ương. Các xét nghiệm CT, MRI có thể tìm thấy sang thương đặc hiệu cho bệnh nhiễm ký sinh trùng, và   giúp ích chẩn đoán phân biệt các bệnh lý: tai biến mạch máu não, sa sút trí tuệ, viêm não…

Do đặc tính bệnh thường gặp và điều kiện chẩn đoán nước ta có thể chẩn đoán sớm và điều trị có hiệu quả, chúng tôi đề cập “viêm màng não bán cấp – mạn tính do sán dải heo

2. Bệnh sán dây lợn

Là bệnh thường gặp ở các nước Châu Á và các nước Nam Mỹ. ở Việt Nam, trong những năm gần đây, Khoa Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã gặp nhiều trường hợp viêm màng não do sán dây lợn gây ra, việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Điều trị bệnh này sớm và đầy đủ có kết quả rất khả quan, hạn chế được các biến chứng về thần kinh .

2.1. Lâm sàng

Bệnh cảnh lâm sàng của nhiễm ấu trùng sán dây lợn không đồng nhất, tên mỗi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng có thể phối hợp hoặc đơn độc. Khôi phát có thể cấp tính như thiếu máu não cục bộ, tiến triển như khối choán chỗ trong sọ, hoặc rối loạn vận động, động kinh cục bộ.

Thể cấp tính – bán cấp, thường là tổn thương não xuất hiện như một viêm não bán cấp tiến triển trong vài tuần. Ở trẻ em xuất hiện bất thường về tâm thần, chậm chạp ít nói, đau đầu, giảm trí nhớ, yếu liệt vận động nửa người. Giai đoạn nặng hoặc muộn xuất hiện những triệu chứng tăng áp lực nội sọ (đau đầu tăng lên, nôn ói thường xuyên, lú lẫn tâm thần, khám đáy mắt có thể phừ gai, giảm thị lực), co giật cục bộ. Thể lâm sàng này cần phân biệt với u não, viêm não, đột quỵ. Huyết thanh chẩn đoán và CT sọ là những xét nghiệm được lựa chọn.

Thể mạn tính, trong nhiều nghiên cứu, thể lâm sàng thường gặp là viêm màng não bán cấp – mạn tính. Bệnh nhân đau đầu dai dẳng, tiến triển, thỉnh thoảng xuất hiện nôn, chóng mặt, gáy cứng, dấu màng não   (+) (Kernig, Brudzinski), ataxia, liệt vận động tiến triển, co giật, phù gai thị, giảm thị lực. Trong trường hợp nghi ngờ viêm màng não bán cấp – mạn tính kết hợp sự thay đổi dịch não tủy với protein tăng cao, gia tăng tế bào lympho. CT hoặc MRI não thất giãn rộng.

Biểu hiện ấu trùng các cơ quan khác như:  Ở mắt, ấu trùng trong võng mạc, thủy tinh dịch, gây giảm thị lực, liệt vận nhãn. Ở da, biểu hiện những nốt nhỏ dưới da. Ở cơ, những nốt phồng trong cơ gây đau, sinh thiết xác định ấu trùng. Cờ tim cũng có thể bị.

2.2. Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Huyết học, bạch cầu ái toan tăng cao, từ 5-10 tuần sau khi nhiễm, số lượng bạch cầu ái toan tăng đến 30-35%, IgM tăng cao có khi đến 3-4 g/1.
  • Dịch não tủy, trong những trường hợp lấy dịch não tủy xét nghiệm, áp lực tăng, protein tăng, đường giảm nhẹ, tế bào tăng chủ yếu là lympho, eosin có thể từ 2-40%, sự tăng tế bào ái toan là một bằng chứng cho nhiễm ký sinh trùng hệ thần kinh trung ương nhưng không phải lúc nào cũng có, khoảng 50% trường hợp không có bạch cầu ái
  • Hiện tại chúng tôi đang dùng thử nghiệm ELISA để chẩn đoán bệnh. Đây là phương pháp sđm có ở Việt Nam, thử nghiệm ít tốn kém và tin cậy dược. Bệnh phẩm là huyết thanh bệnh nhân.
  • CT sọ, là xét nghiệm thường dùng nhất trong trương hợp viêm màng não mạn tính hoặc bán cấp: Những tổn thương đặc hiệu cho bệnh ấu trùng sán dây lợn trong não – màng não: giai đoạn cấp nhiễm ấu trùng gây phù đa đ, tẫn thương có thể bắt cản quang đồng nhất; giai đoạn mãn tính nang chứa dịch (4-20mm), nhiều nang hay đơn độc, có bắt chất cản quang, về sau, đóng vôi ở 70%, não úng thủy ở 70%   trường hợp. CT não giúp cho chẩn đoán phân biệt các bệnh não khác, nhất là bệnh lý u não.
  • MRI, là kỹ thuật cao trong chẩn đoán bệnh hệ thần Những hình ảnh MRI bổ sung cho kết quả trên CT, nhất là tổn thương bệnh hố sau và bệnh tắc nghẽn dịch não tủy.

2.3. Điều trị

Kháng sinh đặc hiệu

  • Praziquantel: 30-50 mg/kg/ngày X 15 ngày
  • Albendazol:  15mg/kg/ngày   X 30   ngày

Kháng viêm:  Corticoid,  dexamethason 5-20mg/ ngày rv.

Co giật: các thuốc chống động kinh, dilantin, Carbamazepin, diazepin.

Điều trị các triệu chứng: điều trị đau đầu nôn, giảm áp lực nội sọ.

2.4. Tiên lượng

Không có một tiên lượng chấc chấn cho bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán dải heo. ở   giai đoạn cấp một, vài bệnh nhân khỏi hoàn toàn, nhiều trường hợp không thuyên giảm, một số trường hợp khác tiến triển tử vong.

Nguồn tham khảo: Thần kinh học – ĐH Y TP Hồ Chí Minh


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *