Voxzogo (Vosoritide) trong điều trị loạn sản sụn (Achondroplasia)

Loạn sản sụn là một bệnh di truyền gây ra sự tăng trưởng bất thường của xương, dẫn đến sự cận tính của chiều cao và các vấn đề sức khỏe khác. Hiện nay, Voxzogo (hay còn gọi là Vosoritide) là một loại thuốc mới được phát triển để điều trị bệnh loạn sản sụn 

1.Tìm hiểu về bệnh Loạn Sản Sụn (Achondroplasia)

Loạn sản sụn là một rối loạn phát triển xương làm ngăn chặn sự thay đổi của sụn (đặc biệt là ở xương dài của cánh tay và chân) trong quá trình tạo thành xương. Loạn sản sụn đặc trưng bởi triệu chứng hạn chế chuyển động ở khuỷu tay, ngón tay. Loạn sản sụn được thống kê xảy ra với tỉ lệ khoảng 1 trên 20000-30000 người bình thường. Loạn sản sụn xảy ra do đột biến gen tự phát ở khoảng 80% bệnh nhân và 20% do di truyền. Loạn sản sụn thường không gây suy giảm tinh thần và tuổi thọ gần như bình thường trong các trường hợp xương nối đầu và cổ không chèn ép thân não hoặc phần trên của tủy sống

Loạn sản sụn
Loạn sản sụn

1.1 Nguyên nhân 

Loạn sản sụn là một bệnh di truyền gây ra bởi hoạt động của một hoặc nhiều gen không bình thường, thường là do đột biến gen FGFR3. Trong giai đoạn đầu phát triển của bào thai, phần lớn xương được tạo thành từ sụn. Thông thường, hầu hết sụn sẽ chuyển thành xương trong quá trình trưởng thành. Tuy nhiên, rất nhiều sụn không thể chuyển hóa thành xương do đột biến gen FGFR3 không tạo được protein và cản trở sự phát triển bình thường của xương

1.2 Triệu chứng 

Những triệu chứng phổ biến của bệnh loạn sản sụn bao gồm: (1) tay và chân ngắn lại (2) kích thước đầu lớn và vầng trán nổi bật với sống mũi tẹt (3) răng mọc chen chúc hoặc mọc lệch (4) cột sống cong (gù lưng) (5) các ống đốt nhỏ dẫn đến chèn ép tủy sống (6) khuỵu chân (6) nhiễm trùng tai giữa (7) bàn chân phẳng ngắn và rộng (8) cơ bắp kém phát triển 

Phần lớn những người mắc bệnh có tuổi thọ và trí thông minh phát triển bình thường bất kể sự phát triển chậm ở trẻ sơ sinh. Mặc dù có thể xảy ra các biến chứng do chứng loạn sản sụn, nhưng việc chăm sóc để cải thiện các triệu chứng có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng xảy ra sau này trong cuộc sống

1.3 Chẩn đoán 

Bệnh loạn sản sụn có thể được chẩn đoán trước khi sinh bằng siêu âm thai nhi hoặc sau khi sinh thông qua thăm khám lâm sàng. Xét nghiệm ADN trước khi sinh để xác nhận kết quả siêu âm thai nhi cho các bậc cha mẹ có nguy cơ cao sinh con bị chứng loạn sản sụn. Ngoài ra, chụp MRI hoặc chụp CT có thể xác định yếu cơ hoặc chèn ép tủy sống

1.4 Điều trị 

Không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho chứng loạn sản sụn ngoài việc kiểm soát các triệu chứng. Theo dõi chiều cao, cân nặng và vòng đầu được khuyến nghị trong quá trình chẩn đoán sớm ở trẻ sơ sinh để theo dõi tiến trình tăng trưởng.

Các cách kiểm soát triệu chứng trong bệnh loạn sản sụn

  • Quản lý cân nặng và khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa béo phì
  • Phẫu thuật (Shunt não thất màng bụng) để giảm áp lực dịch lên não hoặc để khắc phục biến chứng chèn ép khớp sọ cổ tử cung 
  • Dùng thuốc kháng sinh ngăn ngừa nhiễm trùng tai 
  • Sử dụng mặt nạ máy trợ thở (CPAP) cho triệu chứng ngưng thở

2.Tổng quan về thuốc Voxzogo (Vosoritide) trong điều trị loạn sản sụn

2.1 Nhóm dược lý và chỉ định sử dụng 

Voxzogo (Vosoritide) là loại thuốc đầu tiên được chấp thuận để điều trị chứng loạn sản sụn cho trẻ em trên 5 tuổi. Voxzogo thuộc nhóm thuốc gọi là C-Type Natriuretic Peptide và có thể được sử dụng một mình hoặc phối hợp với các loại thuốc khác

Voxzogo (Vosoritide)
Voxzogo (Vosoritide)

2.2 Cơ chế hoạt động 

Bệnh loạn sản sụn là một bệnh bẩm sinh do đột biến sai nghĩa của gen FGFR3 dẫn đến tăng chức năng điều chỉnh sự phát triển của xương nội sụn. Trong điều kiện bình thường, FGFR3 được biểu hiện trong cả quá trình phát triển phôi thai và sau khi sinh, nhưng đóng vai trò khác nhau trong mỗi giai đoạn. Trong quá trình phát triển, gen FGFR3 thúc đẩy sự tăng sinh của tế bào sụn do đó Vosoritide đóng vai trò chất tương tự của peptide bài niệu Natri loại C (CNP) (là phân tử truyền tín hiệu kích thích tế bào sụn phát triển thành xương dài. Sự gắn kết chặt chẽ của Vosoritide với thụ thể NPR-B ức chế RAF-1 và kích thích sự tăng sinh, biệt hóa của tế bào sụn. 

2.3 Dược động học của thuốc Voxzogo (Vosoritide)

Hấp thu: Ở những bệnh nhân được tiêm Vosoritide dưới da hằng ngày với liều 15mcg/kg, Cmax nằm trong khoảng 4,71-7,18 ng/mL và AUC thuộc khoảng 161-290 ng-min/mL

Phân bố: Thể tích phân bố sau khi tiêm dưới da 15mcg/kg thuộc khoảng 2880-3020mL/kg

Chuyển hóa: Vosoritide có khả năng được chuyển hóa thông qua con đường dị hóa thành các peptide và axit amin nhỏ hơn

Thải trừ: Thời gian bán hủy (T1/2) sau khi tiêm 15mcg/kg dao động từ 21-27,9 phút và độ thanh thải từ 79,4-104mL/phút/kg

2.4 Tác dụng phụ 

Vosoritide có thể gây ra tác dụng phụ: mẩn đỏ, phát ban, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, đau tai, sổ mũi, đau khớp, da khô,…

2.5 Liều dùng 

Dạng bào chế của thuốc Voxzogo (Vosoritide): viên nén 0,4mg hoặc 0,56mg hoặc 1,2mg

Liều lượng khuyến cáo cho Voxzogo (Vosoritide): Trẻ em từ 5 tuổi trở lên: liều thông thường nằm trong khoảng 0,24-0,8mg tiêm dưới da x 1 lần/ngày 

3.Ưu và nhược điểm của Voxzogo (Vosoritide)

Khi sử dụng Vosoritide điều trị loạn sản sụn, những ưu và nhược điểm được chứng minh qua nhiều nghiên cứu như sau:

Ưu điểm

Nhược điểm

Thuốc đầu tiên và duy nhất được FDA chấp thuận cho chứng loạn sản sụn Giá thành cao 
Sử dụng 1 lần trong ngày Cần pha và định lượng thuốc trước khi sử dụng nên có thể khó sử dụng 
Cải thiện tốc độ tăng trưởng ở trẻ trong vòng 2 năm  Không dùng cho bệnh nhân bị thận nặng

 


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *