Táo bón là tình trạng khó đi đại tiện, phân khô cứng, muốn đi đại tiểu mà không đi được phải rặn mạnh phân khó thoát ra, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần. Thông thường, hiện tượng này chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày. Tuy nhiên, những người thường xuyên bị táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể…
1. Nguyên nhân:
Táo bón có thể phân thành 2 nhóm nguyên nhân là cơ năng và thực thể:
1.1. Nguyên nhân thực thể:
Chiếm từ 5- <10% nguyên nhân gây táo bón nhưng cần được chẩn đoán sớm vì đòi hỏi biện pháp điều trị đặc hiệu và đề phòng những biến chứng.
Nguyên nhân tại đại trực tràng:
– Bệnh Hirschprung
– Bệnh giả tắc ruột mạn tính
– Hẹp đại tràng
– Hẹp trực tràng hậu môn bẩm sinh, trực tràng đổ ra trước
Nguyên nhân thần kinh
– Tổn thương vùng cùng cụt
– Thoát vị màng não tủy chèn ép tủy
– Bệnh não bẩn sinh, bại não
– Bệnh cơ vân (Loạn dưỡng cơ )
Nguyên nhân toàn thân
– Suy giáp
– Giảm Kali máu, tăng Canxi máu
Nguyên nhân khác: Dị ứng đạm sữa bò
Cụ thể:
Bệnh hirschsprung | Bệnh Hirschsprung là một rối loạn vận động của đại tràng do thiếu tế bào hạch bẩm sinh ở hậu môn và đại tràng đoạn xa. Kết quả là làm cho đoạn đại tràng bị ảnh hưởng không thể giãn ra được, gây ra một sự tắc nghẽn chức năng. Mặc dù không phổ biến (xấp xỉ 1/5000 trẻ sinh ra sống), chẩn đoán nhanh là điều quan trọng để tránh biến chứng mà có thể đe dọa tính mạng. Bệnh Hirschsprung có liên quan đến các bất thường và hội chứng bẩm sinh, bao gồm hội chứng Down và bệnh tim mạch (đặc biệt là các khiếm khuyết của van tim)
Bệnh Hirschsprung nên được nghi ngờ trong các trường hợp sau: của bệnh Hirschsprung, gồm: • chậm đi phân su (>48h sau sinh) • táo bón từ những tuần đầu đời • chướng bụng kéo dài kèm nôn mửa • trẻ không bao giờ có cảm giác mót rặn và rặn ỉa vì phân hiến khi xuống được và tác động trực tiếp vào niêm mạc trực tràng. • kém ăn chậm tăng trưởng • tiền sử gia đình có bệnh Hirschsprung • thăm trực tràng: : sonde Nélaton (hoặc bằng ngón tay út), không có phân, khi rút sonde ra có “dấu tháo cống” nghĩa là phân, dịch và hơi đùn ra nhiều ở hậu môn và bụng xẹp hẳn đi.
– Hình ảnh vùng chuyển tiếp trên phim đại tràng cản quang Bệnh Hirschsprung thường được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh và trong vòng vài tháng đầu của cuộc đời. Những nguyên nhân gây táo bón khác hoặc làm chậm đi phân su ở trẻ sơ sinh giai đoạn sớm đã được liệt kê trong bảng. Đôi khi, bệnh Hirschsprung được chẩn đoán muộn ở trẻ nhũ nhi và trẻ lớn nếu bệnh nhẹ hơn (như bệnh Hirschsprung “đoạn rất ngắn”). những bệnh nhân này thường có tiền sử táo bón mạn tính và chậm phát triển. Khám thực thể có thể phát hiện ống hậu môn đóng chặt và bóng trực tràng rỗng. Rất hiếm khi, bệnh Hirschsprung được chẩn đoán ở tuổi trưởng thành. ** Cần chú ý Hirschprung có 3 thể cấp tính, bán cấp và mạn tính. Thể bán cấp(6-10cm) và mạn (<6cm ) thường vào viện vì táo bón tái diễn dẫn đến chậm lớn suy dinh dưỡng cần chụp phim đại tràng có cản quang nếu có nghi ngờ và khẳng định chẩn đoán bằng sinh thiết. |
Giả tắc ruột mạn tính | – Nguyên nhân là do sự mất cân bằng của hệ thần kinh thực vật chi phối cho ruột. Cường hệ giao cảm làm giảm nhu động ruột gây triệu chứng tắc ruột mà không có tắc nghẽn cơ học. Biểu hiện triệu chứng phụ thuộc vào đoạn ống tiêu hóa bị ảnh hưởng và có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, và/hoặc các biểu hiện khác, đặc biệt là chướng bụng do lòng ruột giảm nhu động bị giãn ra. Dạng hay gặp nhất là bẩm sinh; các rối loạn thứ phát ít gặp ở trẻ. |
Hẹp trực tràng hậu môn bẩm sinh | Táo bón chính là triệu chứng đầu tiên và thường gặp ở nhiều ở hẹp hậu môn.Trước khi đại tiện thường đau quặn bụng, khi đại tiện phải rặn nhiều và vùng hậu môn thường có cảm giác đau tức. Nguyên nhân là do hậu môn bị hẹp không đủ rộng để có thể tống phân ra ngoài.
– Hẹp hậu môn có thể gây ra tình trạng chảy máu khi đại tiện – Đại tiện ra phân nhỏ và dẹt, phân hình thỏi bút chì. |
Trực tràng đổ ra trước | -Trực tràng đổ ra trước luôn gây ra cho trẻ táo bón sớm và kéo dài.
– Xác định bởi chỉ số tư thế trực tràng API. Dương tính khi API <0.29 ở trẻ gái , <0.40 ở trẻ trai. -Chỉ số API chỉ có giá trị chẩn đoán còn chỉ định phẫu thuật không chỉ dựa vào chỉ số này. |
Thần kinh | – Tổn thương tủy sống lưng, đám rối cùng cụt: ảnh hưởng đến chùm đuôi ngựa, đám rối thần kinh ở vùng cùng cụt.Tùy theo mức độ và vị trí tổn thương gây rối loạn co bóp cơ thắt ngoài, cơ nâng hậu môn, rối loạn cảm giác vận động đại trực tràng.
– Thoát vị màng não tủy – chèn ép tủy. – Bệnh não bẩm sinh, bại não. – Bệnh cơ vân ( loạn dưỡng cơ Duchene). |
Suy giáp | Táo bón có thể thấy ở trẻ bị suy giáp bẩm sinh hay mắc phải. Triệu chứng và dấu hiệu có thể xuất hiện ở giai đoạn sơ sinh bao gồm mệt mỏi, chậm vận động, kêu khóc yếu, các vấn đề về ăn uống, táo bón, tật lưỡi to, thoát vị rốn, thóp lớn, giảm trương lực cơ, da khô, giảm thân nhiệt và vàng da sinh lý kéo dài. Một số trẻ sơ sinh bị rối loạn tổng hợp hormon giáp có thể sờ được bướu giáp, nhưng điều này thường xuất hiện muộn. Hơn 95% trẻ sơ sinh bị suy giáp bẩm sinh có ít biểu hiện lâm sàng của suy giáp do một số T4 qua được nhau thai. Biểu hiện phổ biến nhất của suy giáp ở trẻ em bị suy giáp mắc phải là thấp. |
Rối loạn điện giải | Giảm Kali , tăng Canxi máu: trẻ có nguy cơ rối loạn các chất điện giải(ví dụ như trẻ có bất thường về chuyển hóa hoặc không dung nạp với dung dịch tương ứng), đề nghị đo lường nồng độ trong huyết thanh của các chất điện giải và canxi.
|
Dị ứng đạm sữa bò | Một sự liên quan việc dùng sữa bò và táo bón được gợi ý qua các quan sát thấy sự cải thiện sau khi loại bỏ sữa bò ra khỏi chế độ ăn ở một số trẻ nhũ nhi và tre nhỏ. Ví dụ, một nghiên cứu tập trung vào 65 trẻ 11-72 tháng tuổi) bị táo bón mạn tính đến khám tại phòng khám chuyên khoa nhi tiêu hóa. Những bệnh nhân này được bố sung sữa bò hoặc sữa đậu nành trong 2 tuần; thức ăn đã được đảo ngược sau thời gian làm sạch một tuần. Sự cải thiện tình trạng táo bón được quan sát thấy ở 68% trẻ được cho ăn sữa đậu nành được so sánh với không trẻ sử dụng sữa bò.
Cơ chế của sự liên quan này không rõ, nhưng cơ sở dị ứng đã được đề xuất. Trong nghiên cứu được mô tả ở trẻ, trẻ đáp ứng có nhiều khả năng còn bị viêm mũi, viêm da, hoặc co thắt phế quản. Chúng còn có nhiều khả năng bị nứt hậu môn và phát ban hoặc phù đường cơ sở, bằng chứng của viêm niêm mạc trực tràng, và dấu hiệu tăng nhạy cảm (như kháng thể immunoglobulin đặc hiệu E [IgE] đối với kháng nguyên sữa bò). Có thể táo bón là biểu hiện của “bất dung nạp sữa bò”, thường biểu hiện trong suốt tuổi nhũ nhi với viêm đại tràng hoặc viêm dạ dày ruột. Vẫn có thể giải thích mối quan hệ giữa sữa bò và táo bón bằng các cơ chế không đặc hiệu, tương tự như sự thay đổi độ đặc của phân do thay đổi chế độ ăn. |
1.2. Nguyên nhân táo bón cơ năng:
Là táo bón khi đã loại trừ các nguyên nhân thực thể về giải phẫu, tổ chức sinh hóa học, táo bón do rối loạn chức năng ống tiêu hóa.
– Chưa hoàn thiện cơ chế bài xuất phân.
+ Chưa hoàn thiện quá trình myelin hóa sợi thần kinh tủy sống và vùng cùng cụt.
+ Các cơ thẳng bụng và đường trắng giữa chưa phát triển.
+ Trẻ nhỏ khó phối hợp các động tác làm tăng áp lực trong ổ bụng.
– Bệnh cấp tính: các thuốc giảm co bóp ruột, các thuốc giảm ho, an thần, thuốc phiện, atropin, cholestyramine.
– Yếu tố tâm lý, giáo dục:
• Sợ bẩn
• Quen dùng thuốc nhuận trường ( trẻ lớn).
• Thường gặp ở trẻ bị ép buộc đi học quá sớm làm ám ảnh đối với đứa trẻ từ đó trẻ chống đối, hậu quả là táo bón.
• Học hành quá nặng nề, sợ cô giáo.
• Chấn thương tâm lí bởi những sự kiện của gia đình.
• Táo bón xảy ra trong những giai đoạn cấp: sau đợt tiêu chảy, đặc biệt là sau can thiệp ngoại khoa.
• Táo bón xảy ra bởi vết nứt hậu môn do tâm lí sợ đi tiêu.
– Yếu tố dinh dưỡng:
+ Uống ít nước.
+ Chế độ ăn mất cân bằng: quá nhiều đạm, tinh bột.
+ Ăn số lượng quá ít.
+ Trẻ ít vận động.
+ Thiếu chất xơ.
* Các thời điểm táo bón cơ năng thường xảy ra:
– Thay đổi chế độ ăn:
+ Sự chuyển đổi sang chế độ ăn thức ăn đặc ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân phổ biến làm kích hoạt táo bón ở trẻ. Điều đó là bởi vì chế độ ăn chuyển tiếp này không đủ lượng chất xơ và chất lỏng. Đảm bảo đủ chất xơ và chất lỏng có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa táo bón hoặc điều trị táo bón nhẹ từng đợt. Ngược lại, có rất ít bằng chứng cho thấy thêm chất lỏng hoặc chất xơ vào chế độ ăn uống có hiệu quả trong điều trị táo bón mạn tính nghiêm trọng.
+ Chuyển tiếp từ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức sang sữa bò cũng gây xuất hiện táo bón ở một vài trẻ, mặc dù mối liên quan này chưa được chứng minh. Nếu sự xuất hiện của táo bón này là tạm thời liên quan đến sự chuyển đổi sang sữa bò, việc hợp lý cần làm là một thử nghiệm hạn chế sữa bò đến (475 đến 700 mL), và / hoặc một thử nghiệm của một sữa đậu nành canxi hoặc công thức chuyển tiếp. Chế độ ăn uống của những trẻ em này cũng cần được xem xét để đảm bảo rằng chúng nhận được lượng chất xơ thích hợp
+ Thời điểm hướng dẫn trẻ cách kiểm soát việc đi vệ sinh:
Trẻ em lứa tuổi bắt đầu tập điều khiển việc đi vệ sinh dễ bị táo bón do nhiều lý do như sau:
– Cơ chế bài xuất phân chưa hoàn thiện
– Đi cầu sai tư thế
– Trẻ chưa nhận biết được thời điểm đi cầu hợp lý
– Nếu lúc đi cầu, phân di chuyển gây đau đớn, trẻ có thể bắt đầu nhịn đi cầu, điều này dẫn đến trẻ càng ngày càng bị táo bón nặng và tạo thành một vòng luẩn quẩn làm trẻ đi cầu khó khăn hơn và đau đớn hơn khi nhịn quá lâu phân lại càng cứng.
– Khi nào nên tập cho trẻ kiểm soát đi cầu.
– Khi trẻ có thể ngồi và đi lại được
– Bắt đầu có những hành động thể hiện bản thân
– Hiểu được những hướng dẫn của bố mẹ
– Có thể bắt chước hành vi của người khác
– Muốn được khen ngợi
– Thời điểm cho trẻ đến trường
Việc trẻ chuyển sang giai đoạn đi học ở trường làm khởi phát táo bón vì trẻ sẽ nhịn đi cầu vì không muốn sử dụng nhà vệ sinh ở trường, hoặc do sự thay đổi thời gian đi vệ sinh làm cản trở việc đi cầu của trẻ. Ngoài ra, trẻ em độ tuổi đến trường thường tự tắm một mình và cha mẹ có thể không nhận ra tần suất đi cầu hoặc loại phân của trẻ nên dễ bị bỏ qua gây nên táo bón mạn tính.
Nguồn tham khảo
1. ‘Táo bón ở trẻ em’ trang 163 Giáo trình Nhi khoa Đại học y dược Huế
2. NCBI. nlm. nih. gov/pmc/articles
3. NCBI. nlm. nih. gov/pubmed
Leave a Reply