Sử dụng rượu bia đang rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là trong xã hội hiện đại như ngày nay. Điều này góp phần dẫn tới các rối loạn tâm thần do rượu đang là một vấn đề nhức nhối. Qua bài viết này chúng ta hãy cũng tìm hiểu và các dự phòng rối loạn này.
1. Điều trị rối loạn tâm thần do rượu
1.1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị tích cực toàn diện và lâu dài;
Điều trị kết hợp bằng hóa dược và tâm lý, phục hồi chức năng tại cộng đồng;
Điều trị bằng hóa dược;
Hội chứng cai rượu (bù nước và điện giải, vitamin nhóm B liều cao, thuốc bình thần, an thần kinh)
Loạn thần do rượu (thuốc an thần kinh, bình thần, bù nước và điện giải, vitamin nhóm B liều cao)
Trầm cảm do rượu (thuốc chống trầm cảm, bù nước và điện giải, vitamin nhóm B liều cao)
Liệu pháp tâm lý:
– Liệu pháp tâm lý cá nhân, gia đình
– Liệu pháp nhận thức hành vi
Phục hồi chức năng tại cộng đồng: Liệu pháp tái thích ứng xã hội
Điều trị các bệnh lý cơ thể đi kèm (bệnh lý gan, dạ dày, hô hấp…)
1.2. Sơ đồ/phác đồ điều trị
Giải độc và điều trị hội chứng cai bằng thuốc
Tạo phản xạ ghét sợ rượu bằng thuốc và/hoặc điều trị chống tái sử dụng rượu
Chống loạn thần đối loạn thần do rượu với hoang tưởng, ảo giác
Chống trầm cảm đối với rối loạn trầm cảm do rượu.
Thuốc bảo vệ tế bào gan: aminoleban, silymarin, boganic…
Thuốc tăng cường và nuôi dưỡng não: piracetam, ginkgo giloba, cholin alfoscerate, vinpocetin…
1.3. Điều trị cụ thể
1.3.1. Hội chứng cai rượu
Người bệnh cần phải nhập viện điều trị nội trú.
Điều trị hội chứng cai bằng các thuốc bình thần: benzodiazepin (10-30mg/ngày) dùng đường uống hoặc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, bổ sung thuốc chống loạn thần nếu có hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi….
Các thuốc chống loạn thần: chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn).
Thuốc an thần kinh điển hình (cổ điển):
Haloperidol: viên 1,5mg, viên 5 mg, ống 5mg, liều 5-30mg/24 giờ
Các thuốc an thần kinh không điển hình (mới):
Risperidon: viên 1mg, 2mg, liều 1-12mg/24 giờ.
Olanzapin: viên 5mg, 10mg, liều 5-60mg/24 giờ
Quetiapin 50mg, 200mg, 300mg, liều 600-800 mg/ ngày
Clozapin: viên 25mg, 100mg, liều 50-800mg/24 giờ
Aripiprazol 5mg, 10 mg, 15mg, 30mg, liều 10-30 mg/ngày,
Bồi phụ nước và điện giải: dung dịch ringer lactat, natriclorua 0,9%, glucose 5% số lượng 2-4 lít/ngày đường truyền tĩnh mạch, có thể bù dịch đường uống bằng oresol.
Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đặc biệt là vitamin B1 liều cao 1 g/ngày nên dùng đường tiêm.
Thuốc hỗ trợ chức năng gan: aminoleban, silymarin, boganic, các amin phân nhánh khác…
Bổ sung dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
Thuốc dinh dưỡng thần kinh:
Thuốc tăng cường chức năng nhận thức:
Điều trị các rối loạn cơ thể kèm theo. Liệu pháp tâm lý
Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu…
Giai đoạn tiếp theo có thể cho điều trị ngoại trú disulfiram 125-250 mg/ngày, naltrexol 25-50mg/ngày…
1.3.2. Điều trị sảng rượu trong trạng thái cai
Diazepam10-30mg/ngày dùng đường uống hoặc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch
Các thuốc chống loạn thần:chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn)
Thuốc an thần kinh điển hình (cổ điển):
Haloperidol: viên 1,5 mg, viên 5 mg, ống 5 mg, liều 5-30 mg/24 giờ
Các thuốc an thần kinh không điển hình (mới):
Risperidon: viên 1 mg, 2 mg, liều 1 – 12 mg/24 giờ.
Olanzapin: viên 5 mg, 10 mg, liều 5 – 60 mg/24 giờ
Clozapin: viên 25 mg, 100 mg, liều 50 – 800 mg/24 giờ
Quetiapin: viên 50 mg, 200 mg, 300 mg, liều 600 – 800 mg/ngày
Aripiprazol: viên 5 mg, 10 mg, 15 mg, 30 mg, liều 10 – 30 mg/ngày,
Bù đủ nước và điện giải: dung dịch ringer lactat, natriclorua 0,9%, glucose 5% số lượng 2 – 4 lít/ngày đường truyền tĩnh mạch hoặc bù đường uống bằng oresol.
Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đặc biệt là vitamin B1 liều cao 1 g/ngày nên dùng đường tiêm.
Thuốc bảo vệ tế bào gan: Aminoleban, Silymarin, Boganic, các amin phân nhánh khác…
Bổ sung dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
Thuốc dinh dưỡng thần kinh
Thuốc tăng cường chức năng nhận thức
Điều trị các bệnh lý cơ thể kèm theo
Trường hợp sảng nặng cần phải tiến hành các biện pháp hồi sức tích cực hoặc chuyển khoa điều trị hồi sức tích cực.
Liệu pháp tâm lý
Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu …
1.3.3. Điều trị loạn thần do rượu
Các thuốc chống loạn thần: chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn)
Thuốc an thần kinh điển hình (cổ điển):
Haloperidol: viên 1,5mg, viên 5 mg, ống 5mg, liều 5-30mg/24 giờ
Chlorpromazin: viên 25mg, ống 25mg, liều 50-250mg/24 giờ
Levomepromazin: viên 25mg, liều 25-500mg/24 giờ.
Thioridazin: viên 50mg, liều 100-300mg/24 giờ
Các thuốc an thần kinh không điển hình (mới):
Risperidon: viên 1mg, 2 mg, liều 1-12mg/24 giờ
Olanzapin: viên 5 mg, 10 mg, liều 5-60mg/24 giờ
Amisulprid: viên 50mg, 200mg, 400mg, liều 200-800mg/24giờ
Clozapin: viên 25mg, 100mg, liều 50-800mg/24 giờ
Quetiapin: viên 50mg, 200mg, 300mg, liều 600-800 mg/ ngày
Aripiprazol: viên 5mg, 10 mg, 15mg, 30mg, liều 10-30 mg/ngày
Thuốc giải lo âu: lựa chọn một trong số các thuốc sau: benzodiazepin 5- 30mg/ngày, lorazepam, bromazepam….
Thuốc giải lo âu non-benzodiazepin: lựa chọn một trong số các thuốc sau: etifoxine 50-200mg/ngày, cao lạc tiên.
Bù đủ nước và điện giải: dung dịch ringer lactat, natriclorua 0,9%, glucose 5% số lượng 1-3 lít/ngày đường truyền tĩnh mạch hoặc bù đường uống bằng oresol.
Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đặc biệt là vitamin b1 liều cao 1 g/ngày nên dùng đường tiêm.
Thuốc bảo vệ tế bào gan: aminoleban, silymarin, boganic, các amin phân nhánh khác…
Bổ sung dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
Thuốc dinh dưỡng thần kinh:
Thuốc tăng cường chức năng nhận thức:
Một số thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ: lựa chọn một trong số các thuốc sau: zopiclon 3,75-15mg/ngày, melatonin…
Liệu pháp tâm lý, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu..
Kết hợp các biện pháp hóa dược, tâm lý và xã hội để không tái sử dụng rượu. Có thể phối hợp Disulfiram 125-250 mg/ ngày, Naltrexol 25-50mg/ngày.
1.3.4. Điều trị rối loạn trầm cảm do rượu:
Các thuốc chống trầm cảm:chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn).
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin:
Fluoxetin 20mg, liều 10-40 mg/ngày
Paroxetin 20mg, liều 20-60mg/ngày
Sertralin 50mg, liều 50-200mg/ngày
Fluvoxamin 100mg, liều 100-300mg/ngày
Escitalopram 10/20 mg, liều 10-20mg/ngày
Citalopram, liều 10-60mg/ngày
Thuốc tác động kép:
Venlafaxin 37,5mg, liều 75-225mg/ngày
Mirtazapin 30mg, liều 30-60mg/ngày
Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng:
Amitriptylin 25mg, liều 50-100mg/ngày
Clomipramin 25mg, liều 50-75mg/ngày
Imipramin, liều 10-150mg/ngày
Các loại chống trầm cảm khác:
Tianeptin, liều từ 12,5 -50mg/ngày
Phối hợp với các nhóm thuốc chống loạn thần, giải lo âu nhóm benzodiazepin hoặc Non-benzodiazepin trong những trường hợp cần thiết.
Bù đủ nước và điện giải: dung dịch ringer lactat, natriclorua 0,9%, glucose 5% số lượng 1-3 lít/ngày đường truyền tĩnh mạch hoặc bù đường uống bằng oresol.
Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đặc biệt là vitamin B1 liều cao 1 g/ngày nên dùng đường tiêm.
Thuốc bảo vệ tế bào gan: aminoleban, silymarin, boganic, các amin phân nhánh khác…
Bổ sung dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
Thuốc dinh dưỡng thần kinh:
Thuốc tăng cường chức năng nhận thức:
Liệu pháp tâm lý: Liệu pháp cá nhân, liệu pháp gia đình, liệu pháp tạo động lực, liệu pháp nhận thức hành vi.
Phục hồi chức năng tại cộng đồng: liệu pháp tái thích ứng xã hội (vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, tạo công ăn việc làm cho người bệnh…)
Chế độ dinh dưỡng:
Trong trường hợp bệnh nhân không ăn được thì bù bằng truyền dịch
Bệnh nhân ăn bằng đường miệng: thức ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, đầy đủ 4 nhóm
Điều trị bệnh lý kết hợp.
2. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
Nghiện rượu là một bệnh lý tiến triển mạn tính, cần điều trị lâu dài và có sự phối hợp của gia đình, nhiều cơ quan, đoàn thể, cộng đồng.
Nghiện rượu thường dẫn đến các biến đổi về tính cách, có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần và gây nhiều hậu quả về các bệnh cơ thể.
3. PHÒNG BỆNH
3.1. Phòng bệnh nghiện rượu:
Phổ biến rộng rãi trong cộng đồng tác hại của rượu với cơ thể, tâm thần và xã hội.
Có quy định chặt chẽ trong việc sản xuất, phân phối và sử dụng rượu.
Chú trọng đến các đối tượng: gia đình có người nghiện rượu, khủng hoảng trong cuộc sống, người bệnh tâm thần…
3.2. Phòng bệnh loạn thần do rượu:
Điều trị tích cực cho các đối tượng lạm dụng rượu, nghiện rượu; dự phòng tái nghiện.
Điều trị các rối loạn cơ thể, tăng cường vitamin nhóm B.
Nguồn tham khảo: Bộ Y tế
Leave a Reply