Bất thường về hình dạng răng của trẻ bắt nguồn từ giai đoạn phân hoá hình dáng trong sự phát triển của răng, điều này có thể liên quan đến thân răng, chân răng hoặc cả hai. Cùng tìm hiểu các dạng bất thường này và ứng dụng của nó trên thực tế lâm sàng.
1. Bất thường về hình dạng: Răng dính – răng sinh đôi
1.1. Đặc điểm, tỷ lệ
– Răng dính: Do hai mầm răng độc lập dính với nhau, tạo thành một răng có men, ngà dính nhau. Biểu hiện là có một thân răng dính kích thước lớn, có hai buồng tuỷ và ống tuỷ riêng biệt.
– Răng sinh đôi: Do một mầm răng phân đối không hoàn toàn hoặc do sự đi lộn vào bên trong của lớp tế bảo ngoại bị trong giai đoạn tăng sinh. Biểu hiện trên lâm sàng là một thân răng lớn phân đôi trên một chân răng đơn nhất. Ở thân răng có một rãnh làm kéo dài từ rìa cắn xuống cổ răng, có hai tuỷ buồng và một ống tuỷ chân.
– Tỷ lệ: Nam và nữ như nhau:
+ Ở hệ răng sửa hay gặp hơn: 0,5 – 1,6%
+ Ở hệ răng vĩnh viễn ít gặp hơn: 0,1 – 0,2%
+ 30 – 50% bệnh nhân có bất thường này ở răng sữa sẽ có biểu hiện ở răng vĩnh viễn.
+ Thường gặp ở vùng răng cửa, hàm dưới nhiều hơn hàm trên.
– Răng dễ bị sâu ở vùng đường nối men – ngà (giữa hai thân răng), do kích thước răng lớn dẫn đến chen chúc răng, thưởng chậm tiêu ngót chân răng nên làm chậm mọc răng vĩnh viễn
1.2. Nguyên nhân bất thường về hình dạng
Có khuynh hướng đến di truyền, có liên quan đến thiếu răng
1.3. Điều trị
– Phân biệt răng dính và răng sinh đôi:
+ Trên lâm sàng: đếm số răng; nếu có một thân răng chẻ đôi và thiếu một răng thì là răng dính. Nếu số răng trên cung hàm lại bình thường thì đó là răng sinh đôi,
+ Chụp phim: xác định rõ hình thái buồng, ống tuỷ.
– Ở hàm răng sữa: Trám bít phòng ngửa giữa hai thân răng. Theo dõi sự bất thường về số lượng và hình dạng của răng vĩnh viễn thay thế.
– Hàm răng vĩnh viễn: Quyết định cuối cùng là giữ lại răng hay nhổ, lấy bỏ một nửa răng và điều trị tuỷ nửa còn lại, phục hình hay chỉnh nha kết hợp… phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khoảng sẵn có trên cung hàm, mức độ dính, hình thái thân răng cũng như của buồng tuy, ống tuỷ…
2. Răng cong
– Răng cong là những răng mà phần thân bị lệch ra khỏi đường thẳng bình thường so với chân răng của nó, làm cho răng bị xoắn vặn.
– Nguyên nhân: Do chấn thương cấp tính vào răng sữa, làm răng này bị lún vào trong xương ổ, chạm răng vĩnh viễn đang phát triển trong giai đoạn phân hoá về hình thể, dẫn đến thay đổi trục phát triển của răng.
– Răng hay bị ảnh hưởng nhất là răng cửa hàm trên. Đôi khi các răng này không mọc được hoặc mọc sai vị trí, phải nhỏ bỏ và phục hình lại.
3. Răng có múi phụ (accessory cusp)
3.1. Đặc điểm, tỷ lệ của bất thường hình dạng răng có múi phụ
– Có thể xảy ra ở hệ răng sữa, răng vĩnh viễn, thường xuất hiện ở cả răng hàm
+ Ở hệ răng sữa: Mũi phụ thường gặp ở mặt ngoài răng hàm sửa thứ nhất hàm trên hoặc mặt trong gần của răng hàm sữa thứ hai hàm dưới. Múi phụ này trông giống mùi Carabelli ở răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất.
+ Ở hệ răng vĩnh viễn: Mũi phụ thường gặp ở mặt trong gần của thân răng hàm lớn thứ nhất hàm trên (Carabelli), có thể đối xứng hai bên (10 – 60% dân số).
– Ảnh hưởng: Có thể gây nên:
+ Cản trở cắn khít, làm răng bị xoay lệch.
+ Ảnh hưởng thẩm mỹ.
+ Sâu răng ở rãnh giữa múi phụ và bề mặt răng.
+ Là đặc điểm nhận dạng pháp y.
3.2. Điều trị
– Nếu múi phụ không gây ảnh hưởng gì thì không cần điều trị, chỉ cần phòng ngừa sâu răng ở rãnh giữa mũi phụ và bề mặt răng.
– Nếu mủi phụ gây cản trở cắn thì phải điều trị: Mài có chọn lọc, từng ít múi phụ, bởi gel flouride lặp lại nhiều lần, mỗi lần cách nhau 3 – 6 tháng để giảm độ cao của múi phụ và để cho ngà phản ứng thành lập.
4. Răng lộn vào trong (răng trong răng — invaginated teeth, dens invaginatus)
4.1. Đặc điểm, tỷ lệ
– Hiếm gặp ở răng sữa.
– Ở hàm răng vĩnh viễn: Thường gặp ở răng cửa bên hàm trên, đôi khi gặp ở răng nanh. Tỷ lệ gặp 1 – 5% tuỳ chủng tộc, trong đó người phương Đông gặp nhiều hơn. Nam: nữ là 2:1.
– Ở thể nhẹ nhất: Răng cửa bên hàm trên với hình dáng, kích thước bình thường, có một hổ sâu ở mặt lưỡi (mặt trong) chỗ gót răng (cingulum).
– Ở thể nặng hơn: Hình dạng thân răng và chân răng rất bất thường, răng có hình củ. Phim Xquang thấy men răng của răng bên trong rất mỏng (thậm chí không có), buồng tuỷ rất rộng. Đối với răng bên ngoài: buồng ống tuỷ bao xung quanh răng lộn thường bị lệch, có khi chỉ còn là những khe hẹp, chân răng to.
– Thường xuất hiện ở cả hai bên hàm, có thể không đối xứng; một số bệnh nhân còn kết hợp với răng thừa
Tình trạng răng lộn vào trong có thể gây sâu răng, bệnh viêm tuỷ răng. Bệnh có thể xuất hiện sớm ngay sau khi mọc răng với biểu hiện là một ổ áp xe cấp tính hoặc viêm mô tế bào vùng mặt.
4.2. Nguyên nhân gây bất thường hình dạng này
Do sự đi lộn của lớp biểu mô men vào bên trong nhú răng trong quá trình phát triển tạo ra một răng nằm bên trong một răng khác.
4.3. Điều trị
– Nếu phát hiện sớm ngay sau khi mọc: đặt chất trám bít sealants để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây sâu răng. Thậm chí trước khi mọc rạch lợi — trám bít.
– Trường hợp nhiễm khuẩn cấp tỉnh khu trú hoặc viêm mô tế bào:
+ Điều trị kháng sinh kết hợp chích rạch dẫn lưu tại các ổ áp xe.
+ Răng: thảo trắng, sau đó tiếp tục điều trị tuỷ răng và phục hình. Hoặc phải nhỏ bỏ nếu gây viêm nhiễm nhiều lần.
– Trường hợp viêm tuỷ răng (đơn thuần): Điều trị tuỷ, phục hình lại hình dáng thân răng nếu cần thiết.
5. Bất thường hình dạng thân răng – Răng có núm phụ (răng lộn ra ngoài — evaginated teeth — dens evaginatus)
5.1. Đặc điểm, tỷ lệ
– Nguyên nhân: Do sự lộn ra ngoài của lớp thượng bì men bên trong.
– Thưởng gặp ở răng hàm nhỏ, có thể là răng hàm lớn. Tỷ lệ gặp ở người Trung Quốc là 1.4%. Biểu hiện là một núm nhỏ nằm ở chính giữa mặt nhai, bên trong thường có sự kéo dài ra của tuỷ răng. Răng thường bị cản trở mọc hoặc mọc lệch, gãy vỡ hoặc mòn núm phụ dẫn đến viêm tuỷ hoặc hoại tử tuỷ âm thầm và bệnh lý cuống răng.
– Ở răng cửa giữa, răng nanh, núm phụ là phần nhô lên cao kéo dài của gót răng (cingulum), trông giống móng vuốt của chim. Thưởng gây cản trở cắn, kém thẩm mỹ, sâu giữa núm phụ và mặt sau răng cửa.
– Ít gặp ở răng cửa bên.
5.2. Điều trị
– Chụp phim Xquang để đánh giá sự kéo dài của sừng tuỷ tới núm phụ này.
– Mài núm phụ nhiều lần, bôi gel flouride kích thích sự thành lập ngà phản ứng nếu sừng tuỷ không quá sát hoặc mài núm răng đối.
– Nếu sửng tuỷ rất sát: mái núm phụ một lần và lấy tuỷ buồng. Nếu đã viêm tuỷ và tuỷ hoại tử, viêm quanh cuống – điều trị tuỷ và cuống răng.
6. Bất thường hình dạng kiểu Taurodontism
6.1. Đặc điểm, tỷ lệ
– Thuật ngữ taurodontism dùng để mô tả răng hàm có thân răng kéo dài theo chiều đứng xuống đến tận phần gần cuống răng, buồng tuỷ cũng kéo dài xuống theo tới vùng gần cuống răng. Thông thường, thân răng thất hẹp lại ở đường ranh giới men răng giải phẫu) nhưng ở những răng này sự thất hẹp rất ít hoặc không có, sự phân chia chân răng cũng bị lệch về phía cuống.
– Hiếm gặp ở răng sữa, thường gặp ở răng hàm lớn vĩnh viễn. Ở một số bệnh nhân, nếu có tình trạng taurodontism ở răng hàm thì buồng ống tuỷ ở những răng một chân cũng thưởng to hơn.
Tỷ lệ rất thay đổi: Trẻ em Anh quốc: gặp 6% ở răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới. Tỷ lệ này cao hơn ở tộc người Banta ở Nam Phi.
– Hình thái răng, buồng ống tuỷ này để tham khảo khi có vấn đề điều trị tuỷ (thường là điều trị tuỷ ngược dòng), nhỏ răng.
6.2. Nguyên nhân gây bất thường hình dạng này
– Do sự đi lộn vào trong muộn của bao Hertwig’s chân răng. Bệnh có khuynh hướng di truyền trội trên NST thưởng.
– Thường có liên quan trong hội chứng Klinefelter (XXY), loạn sản thượng bì, bệnh tạo men răng không hoàn thiện (sinh men bất toàn), hội chứng lồng tốc — răng — xương.
7. Chân răng phụ
– Chân răng phụ có thể xảy ra ở bất cứ răng nào nhưng thường thấy ở răng hàm. Tỷ lệ: Ở hàm răng sửa: 1.9%. Ở hàm răng vĩnh viễn: 1.45%
– Chân răng phụ thường xuất hiện ở mặt trong xa, hình dạng rất thay đổi và khó xác định trên Xquang.
– Trong một số trường hợp có liên quan giữa chân răng phụ và mùi carabelli to ở răng thứ sáu hàm trên hoặc múi phụ ở răng hàm lớn thứ hai, thứ ba hàm trên.
– Một số trường hợp thi chân răng phụ đi cùng với răng to (macrodontia).
Nguồn: Răng trẻ em – NXB Giáo dục Việt Nam
Leave a Reply