CT Conebeam – Đánh giá kết quả điều trị Nội nha.

Trong vài năm gần đây, các kĩ thuật hình ảnh mới như chụp cắt lớp hình nón (CT Conebeam – CTCB) được sử dụng ngày càng nhiều trong công tác chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị, cùng với xu hướng kết hợp công nghệ kĩ thuật mới này để giúp đánh giá tốt hơn các quyết định điều trị và kết quả điều trị. Đáng chú ý là CBCT nhạy hơn phim X quang cận chóp trong việc phát hiện tổn thương xương, và do vậy việc sử dụng CBCT để đánh giá kết quả chắc chắn là hữu ích hơn khi xác định những trường hợp âm tính giả trên X quang cận chóp. Mặc dù có độ chính xác cao trong phát hiện bệnh lý quanh chóp nhưng các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng CBCT như là một dụng cụ hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá quá thường xuyên. Cùng tìm hiểu phương pháp đánh giá dựa vào loại chẩn đoán hình ảnh này.

1. Thang điểm đánh giá sự mở rộng và phá huỷ vỏ xương dựa vào CT Conebeam

CT Conebeam (CBCT) được công nhận là một công cụ hữu ích để chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị nội nha. CBCT-PAI (CBCT periapical index) được xây dựng để áp dụng sự chuẩn hóa các phương pháp đánh giá mức độ nghiêm trọng của viêm quanh chóp dựa vào CBCT. Chỉ số này là một thang 6 mức độ bao gồm điểm số (từ 0 – 5) và 2 biến số để đánh giá sự mở rộng và sự phá hủy của vỏ xương. Thang điểm CBCT-PAI bao gồm: 0: Cấu trúc xương quanh chóp còn nguyên vẹn.

  1. Đường kính vùng thấu quang quanh chóp từ 0.5 – 1 mm.
  2. Đường kính vùng thấu quang quanh chóp từ 1 – 2 mm.
  3. Đường kính vùng thấu quang quanh chóp từ 2 – 4 mm.
  4. Đường kính vùng thấu quang quanh chóp từ 4 – 8 mm.
  5. Đường kính vùng thấu quang quanh chóp 8 mm.
  • E – Độ rộng của vỏ xương.
  • D – Sự phá hủy của vỏ xương.

CBCT nhạy hơn phim cận chóp cổ điển khi phát hiện thấu quang quanh chóp. Do vậy người ta hy vọng là CBCT-PAI sẽ làm giảm những chẩn đoán sai lệch trên phim cận chóp. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng có sự khác biệt lớn về hình thái khoảng dây chẳng nha chu ở những răng lành mạnh trên lâm sàng. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá tốt hơn và xác định rõ ràng hơn các đặc điểm bình thường và bất thường trên hình ảnh CBCT, trước khi xét đến việc ứng dụng hệ thống công nghệ mới này vào đánh giá kết quả.

2. Đánh giá kết quả dựa trên CBCT

Trong vài năm gần đây, các kĩ thuật hình ảnh mới như chụp cắt lớp hình nón (CT Conebeam) được sử dụng ngày càng nhiều trong công tác chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị, cùng với xu hướng kết hợp công nghệ kĩ thuật mới này để giúp đánh giá tốt hơn các quyết định điều trị và kết quả điều trị. AAE và viện X quang ung thư miệng – hàm mặt (American Academy of Oral and Maxillofacial Radiology – AAOMR) đã cùng nhau xây dựng những hướng dẫn để sử dụng thích hợp CBCT trong nội nha. Những hướng dẫn này khẳng định rằng thực tế lâm sàng và hình ảnh X quang 2 chiều có thể được hỗ trợ bởi CBCT. Đáng chú ý là CBCT nhạy hơn phim X quang cận chóp trong việc phát hiện tổn thương xương, và do vậy việc sử dụng CBCT để đánh giá kết quả chắc chắn là hữu ích hơn khi xác định những trường hợp âm tính giả trên X quang cận chóp. Mặc dù có độ chính xác cao trong phát hiện bệnh lý quanh chóp nhưng hướng dẫn AAE-AAOMR khuyến cáo không nên sử dụng CBCT như là một dụng cụ hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá quá thường xuyên.

Không thể phủ nhận giá trị to lớn của CBCT khi nó có thể thay đổi cả việc chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị. Lưu ý là quyết định sử dụng CBCT chỉ thực hiện sau khi đã thăm khám lâm sàng và chụp phim X quang 2 chiều. Thông tin được cung cấp từ CBCT là cực kỳ quan trọng để làm sáng tỏ nguyên nhân thất bại của nội nha nhờ nhận ra những ống tủy bị nhiễm trùng mà không được điều trị. Điều quan trọng không kém là các nhà lâm sàng phải hiểu CBCT không phải là phương tiện thay thế X quang truyền thống trong hỗ trợ điều trị và đánh giá điều trị. Mặc dù CBCT rất có giá trị xác định nguyên nhân điều trị nội nha thất bại, nhưng việc sử dụng CT Conebeam chỉ để theo dõi kết quả điều trị trên những răng không triệu chứng là không hợp lý.

CT Conebeam
Đánh giá kết quả bằng phim X quang. Răng cối lớn 2 hàm trên được điều trị nội nha lại (a, b và c). X quang cận chóp được chụp với nhiều góc độ ngang khác nhau để đánh giá răng cối lớn 2 hàm trên bên trái đã được điều trị và có triệu chứng. Lưu ý sự hiện diện của vùng thấu quang quanh chóp chân gần ngoài. Sự hiện diện này cho thấy 1 điều trị thất bại theo tiêu chuẩn Strindberg và không lành thương theo phân loại của AAE. (d,e và f) Lát cắt CBCT lần lượt theo mặt phẳng axial, coronal và sagittal 2 của răng cối lớn 2 hàm trên. Lưu ý sự hiện diện của ống tủy gần ngoài thứ 2 chưa được điều trị (mũi tên đỏ) nhưng không thấy được trên phim cận chóp. Mức độ thay đổi của vùng thấu quang (mũi tên vàng) được thấy rõ hơn trên CBCT khi so với phim X quang cận chóp. (g, h và i) X quang cận chóp được chụp sau khi hoàn tất việc điều trị nội nha lại, sau điều trị 6 tháng và 30 tháng. Răng không có triệu chứng trên lâm sàng. Mức độ lành thương tiến triển của viêm quanh chóp phù hợp với kết quả thành công. Hình ảnh bổ sung với CBCT ở những lần theo dõi về sau là không cần thiết và không có căn cứ.

Nguồn: Clinical Guide for Optimal Treatment Outcome – Springer International Publishing Switzerland 2017


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *