Tiêu chuẩn Strindberg – Thất bại sau điều trị nội nha.

Tiêu chuẩn Strindberg tiếp tục được sử dụng rộng rãi để đánh giá kết quả điều trị nội nha. Đánh giá kết quả dựa trên phân tích so sánh tình trạng lâm sàng và đánh giá trên phim X quang tại thời điểm điều trị và thời gian theo dõi sau đó. Khẳng định kết quả điều trị nội nha là thành công, thất bại, hay không chắc chắn dựa trên những tiêu chuẩn được biết đến là tiêu chuẩn Strindberg. Cùng tìm hiểu về tiêu chuẩn thất bại hoặc những trường hợp không chắc chắn của ông sau điều trị nội nha.

1. Bước ngoặt trong nghiên cứu đánh giá

Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt về đánh giá kết quả điều trị nội nha được công bố vào năm 1956, đó là nghiên cứu cổ điển của Strindberg đã đặt nền móng cho việc tiến hành các nghiên cứu kết quả điều trị nội nha sau này. Nghiên cứu này là nghiên cứu thuần tập tiến cứu lâm sàng trên 344 bệnh nhân, trong đó bao gồm 539 răng và 779 chân răng, đều được điều trị bởi cùng một bác sĩ. Tất cả các dữ liệu y khoa, nha khoa và dữ liệu điều trị đáng lưu ý đã được tổng hợp, ghi chép và phân tích. Thời gian theo dõi là 6 năm, mỗi 6 tháng trong vòng 2 năm đầu và sau đó là mỗi năm 1 lần. Tỉ lệ giữ được răng ở những bệnh nhân đã điều trị (75%) tương đối cao. Những điểm nhấn của nghiên cứu này là nó đã:

  1. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị nội nha, thường được gọi là tiêu chuẩn Strindberg.
  2. Cho thấy tỉ lệ thành công cao của điều trị nội nha theo lối cổ điển.
  3. Liên hệ giữa kết quả điều trị nội nha với chẩn đoán tình trạng mô quanh chóp trước điều trị.
  4. Xác định khoảng thời gian và tần suất theo dõi: mỗi 6 tháng trong 2 năm đầu và sau đó là mỗi năm 1 lần cho đến ít nhất là 4 năm sau điều trị.

Các nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị sau đó đều sử dụng tiêu chuẩn Strindberg hoặc các biến đổi của nó. Sự mở rộng phạm vi của các tiêu chuẩn đang được nghiên cứu, chẳng hạn như tình trạng vi khuẩn trước khi trám bít, hiệu quả của băng thuốc nội tủy, chất trám bít, kĩ thuật điều trị và chất lượng của phục hồi sau cùng.

2. Đánh giá thất bại theo tiêu chuẩn Strindberg

  • Lâm sàng
    • Còn triệu chứng
  • Phim X quang
    • Không thay đổi tình trạng thấu quang quanh chóp
tieu-chuan-strindberg-8
Tiêu chuẩn thất bại theo Strindberg: giảm ít hoặc không giảm thấu quang quanh chóp. (a và b) X quang cận chóp trước điều trị cho thấy thấu quang quanh chóp ở chân trong của răng cối lớn thứ nhất hàm trên (mũi tên trắng). Chú ý sự chồng lên của mỏm gò má xương hàm trên (mũi tên đen) có thể tránh được bằng cách thay đổi góc độ đứng như hình b. (c và d) Phim cận chóp được chụp sau khi hoàn tất việc điều trị cho thấy còn thấu quang quanh chóp (mũi tên trắng). 9 tháng sau khi hoàn tất điều trị, răng xuất hiện triệu chứng trở lại. Phân loại AAE xếp hình ảnh X quang loại này vào “không lành thương” (có triệu chứng). (e và f) Phim cận chóp được chụp 1 năm sau phẫu thuật nội nha chân trong của răng cối lớn thứ nhất hàm trên. Lưu ý mật độ đồng đều và sự lành thương xương quanh chân trong (mũi tên đen).
    • Giảm thấu quang nhưng không khỏi hoàn toàn
tieu-chuan-strindberg-9
Tiêu chuẩn thất bại theo Strindberg: giảm kích thước nhưng không biến mất vùng thấu quang quanh chóp. (a) Phim cận chóp trước điều trị cho thấy thấu quang quanh chân gần ở răng cối lớn thứ nhất hàm dưới (mũi tên trắng). Chú ý sự tiêu ngót mở rộng ở chóp chân gần. (b − e) Các phim cận chóp được chụp liên tiếp sau khi hoàn tất điều trị cho thấy vùng xương quanh chóp tăng cản quang. Tuy nhiên, vùng thấu quang vẫn tồn tại, và trong tình huống lâm sàng thích hợp nó có thể được xếp vào nhóm điều trị thất bại. Phân loại AAE xếp trường hợp này là chưa lành thương (nếu còn triệu chứng) hoặc lành thương (nếu không còn triệu chứng trên lâm sàng).
    • Xuất hiện thấu quang mới hoặc tăng kích thước thấu quang ban đầu
tieu-chuan-strindberg-10
Tiêu chuẩn thất bại theo Strindberg: tăng kích thước vùng thấu quang ban đầu. (a) Phim cận chóp trước điều trị cho thấy sự mất liên tục của lamina dura và sự giãn rộng khoảng dây chằng nha chu quanh chóp răng cối lớn thứ nhất hàm dưới, đặc biệt rõ hơn quanh chân gần (mũi tên trắng). Các bè xương xung quanh bị xơ hóa, gợi ý một tổn thương viêm mạn tính. (b và c) Phim cận chóp được chụp 3,5 năm sau khi hoàn tất điều trị nội nha cho thấy tăng kích thước vùng thấu quang quanh chóp (mũi tên trắng) và trong tình huống lâm sàng thích hợp (cùng với tăng đau) thì được xếp vào nhóm thất bại. (d) Phim cận chóp được chụp sau phẫu thuật nội nha. Lưu ý sự khuyết xương gây thấu quang ở chóp chân gần (mũi tên đen). (e) Lành thương xương và sự biến mất của thấu quang quanh chóp (mũi tên đen).
    • Lamina dura không liên tục hoặc giới hạn không rõ.

3. Những trường hợp không chắc chắn

  • Phim X quang
    • Phim không rõ ràng hoặc sai kỹ thuật nên không thể giải thích một cách chắc chắn.
Tiêu chuẩn Strindberg, không chắc chắn: thấu quang quanh chóp <1 mm và lamina dura đứt đoạn. (a) Phim cận chóp trước điều trị cho thấy thấu quang quanh chóp quanh chân gần và chân xa của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới (mũi tên trắng). (b) Phim cận chóp được chụp ngay sau khi trám bít, với 4 tháng băng calcium hydroxide. Chú ý sự giảm thấu quang trong quá trình 4 tháng này. Vật liệu trám hơi dư ở chóp chân xa (mũi tên trắng). (c) Phim cận chóp 6 tháng sau trám bít. Khoảng dây chẳng nha chu mở rộng ở chóp chân xa (mũi tên trắng) cùng với sự biến mất của lamina dura. Vì răng không có triệu chứng nên hình ảnh X quang này được xếp loại là không chắc chắn. Ngược lại phân loại AAE xếp trường hợp này là lành thương (không có triệu chứng lâm sàng). (d) Phim cận chóp được chụp 18 tháng sau điều trị. Khoảng dây chằng nha chu ở chóp chân xa đã thu hẹp. Chú ý sự hiện diện của lamina dura nguyên vẹn quanh chân răng (mũi tên đen) cho thấy tổn thương thấu quang quanh chóp đã được chữa lành và cho kết quả tốt trên phim. Phân loại AAE xếp trường hợp này là “đã lành thương” và “đạt chức năng” (không có triệu chứng lâm sàng).
    • Thấu quang quanh chóp <1 mm và lamina dura không liên tục
  • Răng bị nhổ trước khi tái khám nhưng nguyên nhân không liên quan đến kết quả điều trị nội nha.

Những tiêu chí này được chấp nhận là chuẩn để đánh giá các răng đã điều trị nội nha. Người ta sớm nhận ra rõ ràng là các tiêu chuẩn của Strindberg rất khắt khe. Ví dụ như, chỉ những răng hoàn toàn không có triệu chứng hay dấu hiệu lâm sàng và hình ảnh trên phim bình thường thì mới được xếp loại “thành công”.

Ngược lại, một răng không có triệu chứng nhưng có sự hiện diện của lamina dura đứt đoạn hoặc giới hạn không rõ thì được xếp vào nhóm chưa chắc chắn và đánh giá lâm sàng cần phải được thực hiện để đưa ra các kế hoạch tiếp theo.

Nguồn: Clinical Guide for Optimal Treatment Outcome – Springer International Publishing Switzerland 2017


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *