Bệnh máu khó đông Hemophilia: Lịch sử, định nghĩa, sinh lý bệnh

Bệnh máu khó đông là rối loạn đông máu di truyền do thiếu hụt yếu tố VIII, yếu tố IX là những yếu tố cần thiết cho quá trình tạo cục máu đông. Gen sản xuất yếu tố VIII/yếu tố IX nằm trên nhiễm sắc thể giới tính, di truyền lặn vì vậy người bệnh thường là nam giới và người phụ nữ là người mang gen bệnh. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 30.000 người mang gen hemophilia.

Máu khó đông
Máu khó đông

 1. Lịch sử bệnh máu khó đông (Hemophilia)

  • Từ thế kỷ thứ hai sau công nguyên, người Do Thái đã mô tả triệu chứng của bệnh trong những y văn của mình và các giáo sĩ Do Thái đã miễn việc cắt bao quy đầu cho những cậu bé có hai anh trai bị chết do chảy máu sau thủ thuật này.
  • Thầy thuốc người Ả Rập Albucasis (1013-1106) cũng đã mô tả về những gia đình có những người đàn ông chết sau những chấn thương rất thông thường.
  • Năm 1803, sau khi nghiên cứu phả hệ những gia đình ở Plymouth (New Hampshire), Cornad Otto, một bác sĩ ở Philadelphia đã viết luận án với tiêu đề “Mô tả tình trạng chảy máu tồn tại ở một vài gia đình”. Ông đánh giá đặc điểm chủ yếu của bệnh hemophilia là “tình trạng hay bị chảy máu có xu hướng di truyền ở những người nam”.
  • Danh từ Hemophilia được sử dụng đầu tiên vào năm 1828
  • Năm 1952, danh từ Hemophilia B ra đời, Hemophilia B còn gọi là “bệnh Christmas” là họ của đứa trẻ đầu tiên được phát hiện về bệnh này.
  • Hemophilia còn được coi như một bệnh “hoàng gia” bởi có nhiều gia đình hoàng tộc Châu Âu mắc bệnh. Nữ hoàng Victoria được xem là người đầu tiên mang gen hemophilia do đột biến. Người con thứ 8 của bà – Lepold mất năm 31 tuổi do xuất huyết não sau khi bị ngã. Hai con gái của Nữ hoàng Alice và Beatrice là người mang gen Hemophilia. Cháu trai Friedrich chảy máu ở tuổi lên 2, hai người cháu trai khác là Leopold và Maurice, lần lượt mắc bệnh và qua đời ở tuổi 32 và 23.
  • Một trong những trường hợp mắc bệnh Hemophilia nổi tiếng nhất là Hoàng tử Alexei Romanov, con trai Sa hoàng Nicholas II, người thừa kế ngai vàng của Nga.

Các thần y Nga thời đó cho rằng Hoàng tử Alexei bị bệnh loãng máu kinh niên do di truyền từ bà cố là nữ hoàng Victoria.

2. Định nghĩa

  • Hemo: Blood, Philia: Love à Hemophilia: ưa chảy máu
  • Hemophilia là bệnh rối loạn đông máu do thiếu hụt một trong các yếu tố đông máu:yếu tố VIII,yếu tố IX, hoặc yếu tố XI – các yếu tố sinh thromboplastin nội sinh
  • Hemophilia A – Thiếu yếu tố VIII, di truyền lặn trên NST X. Chiếm gần 85% trường hợp (tỷ lệ khoảng 1/500 bé trai)
  • Hemophilia B – Thiếu yếu tố IX,còn được gọi là bệnh Christmas, di truyền lặn trên NST X. Chiếm tỉ lệ khoảng 14%.
  • Hemophilia C – Thiếu yếu tố XI, là một thể nhẹ của hemophilia, còn được gọi là hội chứng Rosenthal, di truyền lặn trên NST thường, chủ yếu ở người Do Thái. Bệnh thường không gây chảy máu tự nhiên. Xuất huyết có thể xảy ra sau chấn thương hoặc phẫu thuật. Ngày nay không được xếp vào ưa chảy máu vì không cùng cơ chế di truyền như ưa chảy máu A, B
  • Hemophilia mắc phải – Thiếu các yếu tố đông máu mắc phảido tự kháng thể gây nên (thường là tự kháng thể yếu tố VIII). Kháng thể kháng VIII thường có bản chất là IgG
  • Người bệnh Hemophilia mắc bệnh từ khi sinh ra do nhận gen bệnh của ba mẹ. Tuy nhiên khoảng 30% bệnh nhân không có tiền sử gia đình. Những trường hợp này được cho là do đột biến gen bình thường chuyển thành gen bệnh và gen bệnh này vẫn di truyền cho thế hệ sau.
  • Bệnh không thể trị khỏi, nhưng có thể điều trị để giảm thiểu triệu chứng và dự phòng các biến chứng sức khỏe trong tương lai
  • Hemophilia có tần suất  mỗi năm ước tính của khoảng 1/10.000 trẻ sinh ra. Theo WFH (World Federation of Hemophilia), ước lượng số lượng người bị hemophilia khoảng 400.000. Hemophilia A, B là bệnh di truyền liên kết với NST X nên xảy ra chủ yếu ở nam: ở nam giới, trung bình cứ 10.000 người thì có một trường hợp mắc bệnh, trong khi đó ở phụ nữ, cứ 100.000.000 người thì có một trường hợp mắc.
  • Ở Việt Nam ước tính có khoảng 6000 người bệnh và 30.000 người mang gen bệnh

3.  Di truyền học

  • Hemophilia là bệnh di truyền liên quan đến giới, bệnh hầu như chỉ gặp ở nam giới. Đó là do gen bệnh nằm trên nhiễm sắc thể (NST) X.
  • Ở nam giới chỉ có một nhiễm sắc thể X nên nếu nhiễm sắc thể X mang gen bệnh VIII hay IX (gen chỉ đạo tổng hợp yếu tố VIII hay IX bị tổn thương) thì lượng yếu tố VIII hoặc IX tổng hợp ra không đủ do đó gây ra hemophilia.
  • Đối với phụ nữ nhờ có hai nhiễm sắc thể X nên nếu một nhiễm sắc thể X mang gen bệnh thì còn nhiễm sắc thể X thứ hai. Gen trên nhiễm sắc thể X thứ hai này cũng cho phép tổng hợp VIII hay IX, vì vậy phụ nữ rất ít khi bị bệnh.
  • Như vậy nếu người phụ nữ có một nhiễm sắc thể X mang gen bệnh (gọi là người mang gen) tuy không bị bệnh nhưng có thể truyền gen bệnh này cho con trai và người con trai này sẽ bị bệnh, nếu truyền gen bệnh cho con gái thì con gái cũng sẽ trở thành người mang gen bệnh.
  • Người phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X nên những con trai và con gái nhận nhiễm sắc thể X bình thường sẽ không bị bệnh và cũng không mang gen bệnh hemophilia.
  • Khả năng mắc bệnh và mang gen của con trai và con gái khi mẹ mang gen hemophilia:

+ Khả năng sinh con trai không mắc bệnh là 50%.

+ Khả năng sinh con trai mắc bệnh hemophilia là 50%.

+ Khả năng sinh con gái bình thường không mang gen bệnh là 50%

+ Khả năng sinh con gái mang gen hemophilia là 50%.

– Trường hợp bố bị hemophilia và mẹ bình thường thì sẽ sinh ra tất cả con gái là người mang gen bệnh còn tất cả con trai không bị hemophilia.

  • Tất cả con gái là người mang gen bệnh.
  • Tất cả con trai bình thường không bị hemophilia.
  • Trường hợp hiếm gặp: bố bị hemophilia, mẹ là người mang gen bệnh. Trường hợp này có thể sinh ra con gái bị hemophilia vì mang 2 nhiễm sắc thể X bệnh.
  • Có khoảng một phần ba các trường hợp hemophilia không tìm thấy liên quan về tiền sử gia đình. Đây có thể là do đột biến trong quá trình phân chia tế bào (giảm nhiễm) tạo ra gen bệnh.

4. Sinh lý bệnh.

4.1. Sinh lý đông cầm máu  

  • Giai đoạn co mạch
  • Giai đoạn tiểu cầu tạo cục máu trắng
  • Giai đoạn huyết tương tạo cục máu đỏ
  • Giai đoạn sinh thromboplastin

Giai đoạn sinh thrombin -> Giai đoạn sinh fibrin

4.2. Sinh lý bệnh Hemophilia  

  • Bình thường, sau khi nội bào hoặc lớp dưới nội mạc mạch máu bị tổn thương. Sự co mạch và làm hẹp mạch ngay lập tức của mạch máu để hạn chế dòng máu chảy. Sau đó tiểu cầu tham gia tới thành mạch bị tổn thương, và giải phóng các chất hoạt hóa và huy động thêm nhiều tiểu cầu để hình thành nút tiểu cầu. Sự hình thành nút tiểu cầu đó được gọi là cầm máu nguyên phát.
  • Sau đó dòng thác đông máu được kích hoạt. Dòng thác này có độ khuếch đại lớn và diễn ra chỉ trong một vài phút từ khi tổn thương đến khi hình thành cục máu đông.
  • Bước cuối cùng là sự hoạt hóa của protein fibrinogen (yếu tố I) hình thành fibrin, nó sẽ lắng đọng và gắn kết với nhau hình thành lưới xung quanh các tiểu cầu.Các bước trên đã gia cố nút tiểu cầu bởi fibrin và được gọi là quá trình đông máu thứ phát và kết quả là một cục máu đông vững chắc nằm tại tổn thương.
  • Trong Hemophilia có sự giảm số lượng hoặc giảm chức năng của một hoặc nhiều yếu tố.

Nguồn tham khảo:


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *