Các xét nghiệm chẩn đoán Hemophilia

Hemophilia là một bệnh chảy máu di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính X gây ra do giảm yếu tố VIII (hemophilia A) hoặc yếu tố IX (Hemophilia B) dẫn tới rối loạn sinh thromboplastin làm máu chậm đông. Tần suất Hemophilia khoảng 20/100.000 nam, 80-85% bệnh nhân là Hemophilia A.

Máu đông
Máu đông

1. Xét nghiệm theo dõi chức năng đông máu – hemophilia

  • Các xét nghiệm kiểm tra chức năng đông máu bao gồm PT, aPTT và số lượng tiểu cầu, thời gian chảy máu, thời gian đông máu…thích hợp cho tất cả các bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh hemophilia.
  • Trong bệnh hemophilia:
  • Thời gian đông máu kéo dài>15 phút, Thời gian Howell kéo dài >1 phút so với chứng, aPTT kéo dài ở bệnh vừa và nặng (>120 giây).
  • Số lượng tiểu cầu, PT, TT, fibrinogen, định lượng yếu tố von Willebrand, thời gian chảy máu trong giới hạn bình thường. Giảm tiểu cầu và/hoặc PT kéo dài gợi ý một chẩn đoán khác
  • Hemophilia đặc trưng bởi aPTT kéo dài nhưng ở hemophilia nhẹ có thể có aPTT bình thường vì aPTT có thể bình thường với các yếu tố trên 15%, tùy thuộc vào độ nhạy của phép thử aPTT được sử dụng. Do đó, mặc dù aPTT kéo dài phù hợp với bệnh hemophilia, aPTT bình thường không loại trừ khả năng mắc bệnh hemophilia nhẹ, đặc biệt là bệnh hemophilia B (thiếu hụt yếu tố IX). Do đó, phân tích nhân tố cụ thể được thực hiện bất kể kết quả aPTT.
  • aPTT kéo dài khi: thiếu hụt một hay nhiều yếu tố đông máu nội sinh, sử dụng heparin, rối loạn đông máu đường nội sinh do chất kháng đông lưu hành (kháng đông lupus, chất ức chế đặc hiệu yếu tố đông máu) cần phân biệt với aPTT kéo dài trong hemophilia bằng các test thích hợp (như test đo aPTT trộn lẫn)
  • Test đo aPTT trộn lẫn xác định kháng đông lưu hành:
  • Nguyên lý: phát hiện kháng đông lưu hành dựa vào khả năng bù của các yếu tố đông máu. Thời gian đông của hỗn hợp 1 thể tích huyết tương bình thường và 1 thể tích huyết tương của bệnh nhân thiếu hụt 1 hay nhiều yếu tố đông máu sẽ gần bằng thời gian đông của huyết tương bình thường. Trái lại, thời gian đông của hỗn hợp 1 thể tích huyết tương bình thường và 1 thể tích huyết tương của bệnh nhân có chất kháng đông lưu hành sẽ kéo dài gần bằng thời gian đông của huyết tương bệnh nhân.
  • Khi thấy kết quả thời gian đông của mẫu huyết tương hỗn hợp chứng và bệnh gần với thời gian đông của huyết tương bệnh chứng tỏ sự có mặt của các chất kháng đông lưu hành.

Chỉ số Rosner: = {[APTT(bệnh+chứng) – APTT(chứng)] x 100} / APTT(bệnh)

*Đánh giá kết quả:

< 12: Không có kháng đông lưu hành

12 – 15: Nghi ngờ.

>15: Có kháng đông lưu hành

*Các chất kháng đông lưu hành:

  • Kháng đông lupus
  • Kháng đông đặc hiệu: kháng yếu tố hệ thống tiếp xúc (XII, XI, prekalikrein); kháng yếu tố VIII, IX, Willebrand; kháng yếu tố VII, X, V, anti IIa, anti Ia, anti XIII

– Để phân biệt kháng đông lưu hành type lupus hay kháng đông lưu hành chống lại một yếu tố đông máu, tiến hành tiếp các xét nghiệm sau:

  • APTT với thuốc thử PTT-LA
  • Định lượng yếu tố VIII và IX
  • Ức chế yếu tố VIII của huyết tương chứng (sau 2 giờ ủ 37oC)

2. Định lượng yếu tố đông máu

  • Đây là xét nghiệm có ý nghĩa chẩn đoán xác định
  • Nguyên lý: Thời gian thromboplastin từng phần (aPTT) của huyết tương người hay huyết tương bò không có một trong các yếu tố VIII, IX, XI và XII sẽ bị kéo dài. Thời gian này sẽ được điều chỉnh khi bổ sung huyết tương có yếu tố thiếu hụt đó. Mức độ điều chỉnh phụ thuộc nồng độ yếu tố thiếu hụt trong huyết tương bổ sung. Dựa vào đó, người ta pha loãng huyết tương cần xét nghiệm ra các nồng độ khác nhau và trộn với huyết tương không có yếu tố cần khảo sát (huyết tương thử) để theo dõi mức độ điều chỉnh và tính ra nồng độ yếu tố đông máu đó.
  • Giá trị bình thường là 50-150% .Giới hạn này cũng có thể phụ thuộc vào phòng thí nghiệm thực hiện xét nghiệm và tuổi của bệnh nhân. Giá trị này giảm trong hemophilia
  • Hemophilia A: yếu tố VIII giảm dưới 40%.
  • Hemophilia B: yếu tố IX giảm dưới 40%.

Một số dạng của bệnh von Willebrand (VWD, type 2N hoặc 3) có giảm nồng độ hoạt động của yếu tố VIII, bởi vì yếu tố von Willebrand (VWF) có yếu tố VIII làm ổn định tuần hoàn. Tất cả các bệnh nhân có giảm mức độ yếu tố VIII cần phải thử nghiệm đối với kháng nguyên VWF (VWF: Ag) để loại trừ khả năng mắc bệnh VWD loại 3.

  • Một số tình trạng có thể gây nhiễu xét nghiệm hoạt động các yếu tố bao gồm:
  • Yếu tố VIII là một phản ứng giai đoạn cấp tính. Do đó, bệnh nhân có bệnh hemophilia nhẹ và các bệnh liên quan hoặc căng thẳng có thể có tăng thoáng qua mức độ hoạt động yếu tố VIII. Nếu nghi ngờ bị bệnh hemophilia nhẹ, xét nghiệm có thể được tiến hành lại sau khi các bệnh liên quan được giải quyết hoặc để xác minh lại kết quả đó.
  • Trẻ sơ sinh khoẻ mạnh có nồng độ yếu tố IX thấp hơn vì sự tổng hợp các yếu tố phụ thuộc vitamin K (II, VII, IX, X) đòi hỏi hệ thống carboxylase gamma, vốn chưa hoàn chỉnh khi trẻ mới sinh .
  • Lớn tuổi, mang thai, dùng thuốc ngừa thai, điều trị estrogen thay thế có thể làm tăng nồng độ yếu tố VIII

3. Xét nghiệm di truyền và chẩn đoán trước sinh

  • Mục đích của việc tìm kiếm người mang gen là để quản lý, tư vấn tiền hôn nhân và tư vấn sinh sản, giúp họ có cơ hội sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Đây là vấn đề then chốt trong việc kiểm soát, ngăn chặn nguồn gen bệnh lây lan ra cộng đồng.
  • Hemophilia di truyền theo kiểu lặn, liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính X. Phụ nữ là người mang gen. Gen bệnh có thể truyền từ người mẹ mang gen đến con trai của họ. Hầu hết bệnh nhân là nam giới. Những thành viên nữ trong gia đình hoặc những người liên quan thường sợ mình mang gen và muốn được xác định xem họ có mang gen bệnh hay không. Đối với một người mẹ mang gen có thai, chị ta thường muốn biết xem thai nhi có bị bệnh hay không.
  • Người mang gen có thể xác định được bằng cách phân tích phả hệ: người mẹ của 2 đứa con trai hemophilia là người mang gen. Người mẹ chỉ có 1 con trai bị hemophilia cũng có thể mang gen nếu trong gia đình chị ta có người bị hemophlia.
  • Đối với những trường hợp trên, việc xét nghiệm để xác định mang gen là không cần thiết. Đối với những trường hợp khác, để xác định người mang gen cần phải làm xét nghiệm.

Nguồn tham khảo

Bệnh Hemophilia – Vinmec.com


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *