Các hội chứng tổn thương thân não

Thành phần thân não gồm có: hành não, cầu não, cuống não và đi củ não sinh tư. Ba tổ chức hành não, cầu não, cuống não có cấu trúc giống tủy sống. Thân não nhận và truyền thông tin cho các dây thần kinh xung quanh đầu đến cổ. Bệnh nhân khi tổn thương thân não sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng cơ thể và xuất hiện một số triệu chứng trên lâm sàng điển hình.

Hình ảnh giải phẫu thân não

1. Tổng quan về tổn thương thân não

– Các ổ tổn thương ở thân não có thể khu trú ở một bên và gây tổn thương nhân dây thần kinh sọ não. Tổn thương nhân vận động hoặc các sợi từ nhân đi ra sẽ gây liệt kiểu ngoại vi các dây thần kinh tương ứng, đồng thời thương có tổn thương kết hợp các bố vận động hoặc cảm giác đi gần đây. Tất nhiên, chúng sẽ tạo hình ảnh lâm sàng hội chứng giao bên hay hội chứng bắt chéo; tổn thương dây thần kinh sọ ở bên tổn thương và liệt kiểu trung ương hoặc rối loạn cảm giác kiểu đường dẫn truyền ở bên đối diện.

– Tổn thương tiểu não và các cuống tiểu não dẫn tới triệu chứng mất phối hợp vận động (ataxia) ở bên tổn thương. Trừ trường hợp tổn thương cuống tiểu não trên (trước) sau khi đã bắt chéo và tổn thương các nhân đỏ: trong các trường hợp này, những triệu chứng tiểu não sẽ thấy ở bên đối diện.

– Ổ tổn thương ở hai bên của hành não, nếu bệnh nhân không tử vong, sẽ gây liệt hành não với các rối loạn chủ yếu vùng hầu họng, cần phân biệt với hội chứng liệt giả hành do quá trình bệnh lý hai bên bán cầu não gây

– Ổ tổn thương ở cầu não, trong sấ những triệu chứng khác, thường kèm theo liệt sự nhìn về bên tổn thương, đôi khi có quay kết hợp nhãn cầu về bên đối diện, rung giật nhãn cầu khi nhìn sang bên. Tổn thương một vùng củ não sinh tư có thể kèm theo liệt nhìn lên trên và xuống dưới, rung giật nhãn cầu dọc.

2. Các hội chứng tổn thương thân não

Các hội chứng bắt chéo

Tổn thương bó tháp và bó vỏ nhân tại thân não thì sẽ cố hội chứng chéo, hội chứng này do tổn thương bó tháp và các nhân dây thần kinh sọ. Tổn thương bó tháp sẽ gây liệt nửa người đối bên tổn thương, tổn thương các nhân thần kinh sọ sẽ gây liệt dây thần kinh sọ cùng bên tổn thương. Các hội chứng chéo giúp cho chẩn đoán vị trí tổn thương chính xác nhờ các tổn thương thần kinh sọ đi kèm.

Do đặc tính giải phẫu, tổn thương bó tháp ở trên cuống não bệnh nhân sẽ bị liệt nửa người và liệt nửa mặt đưa đối bên tổn thương; các nhân thần kinh sọ vận động khác chỉ liệt nhẹ và lành sau vài tuần.

  • Hội chứng Jackson thấy khi tổn thương một nửa phần dưới của hành não và có biểu hiện liệt dây thần kinh hạ thiệt kiểu ngoại vi bên tổn thương, kết hợp với liệt nhẹ nửa người kiểu trung ương ở bên đối diện.
  • Hội chứng Schmidt: Tổn thương ngoại vi dây thần kinh XII, IX, X và XI, kết hợp với liệt nhẹ nửa người bên đối diện kiểu trung ương. Có thể có kết hợp liệt nửa người đi mất cảm giác nửa người bên đối diện (ngoài tổn thương bó tháp, còn tổn thương các bó cảm giác) hoặc có thể chỉ mất cảm giác nửa người, mà không có rối loạn vận động tháp   (nền hành não còn nguyên   vẹn). Thấy rối loạn cảm giác ở mặt, tương ứng với bên tổn thương (nhân cảm giác V) hoặc mất cảm giác họng và màn hầu (nhân cảm giác IX, X) với liệt nửa người hoặc mất cảm giác nửa người bên đối diện. Cuối cùng, ở bên tổn thương có thể có thêm mất phối hợp vận động (ataxia) tiểu não.
  • Hội chứng Wallenberg (khi bị tắc ở động mạch tiểu não sau dưới). Ở bên tổn thương – liệt màn hầu và dây thanh âm (tổn thương nhân hoài nghi), tam chứng Horner – Claude Bernard (tổn thương các sợi giao cảm), rối loạn tiền đình –   tiểu não (rung giật nhãn cầu, mất phối động). Ở bên đối diện tổn thương, mất cảm giác đau hoặc nhiệt độ ở thân và chi (tổn thương bó gai đồi thị) hay có rối loạn phân ly cảm giác mặt (tổn thương rễ đi xuống của dây thần kinh V).
  • Hội chứng Foville, liệt dây thần kinh VI (vận nhãn ngoài) bên tổn thương hoặc liệt sự nhìn về bên ổ tổn thương.
  • Hội chứng Millard – Gubler, liệt dây thần kinh VII ngoại cùng bên tổn thương. Cả hai hội chứng này còn có thể thêm mất cảm giác nửa người bên đối diện với Ổ tổn thương do kết hợp tổn thương các bó cảm giác.
  • Hội chứng Weber: ổ tổn thương nằm ở nền cuống não, gây tổn thương bó tháp và các sợi thần kinh số III ở đây đi ra, tổn thương nhân dây thần kinh vận nhãn chung ở bên ổ bệnh, liệt mặt, lưỡi và chi kiểu trung ương ở bên đối diện.
  • Hội chứng Benedickt: ổ tổn thương cũng ở mức như hội chứng Weber, nhưng nằm ra phía lưng cuống não, bớ tháp được bảo toàn hoặc tổn thương rất nhẹ. Thấy liệt dây thần kinh III ở bên tổn thương, run nửa người (khi vận động chú ý); đôi khi thấy tăng động ngoại tháp nửa người ở chi bên đối diện (hội chứng Claude), ở đây cũng có thể có cả rối loạn cảm giác ở nửa người bên đối diện với ổ tổn thương do quá trình bệnh lý ở các đường dẫn truyền cảm giác.

Nguồn tham khảo: Thần kinh học- ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *