Lâm sàng tổn thương dây chằng chéo sau

Tổn thương DCCS ít gặp hơn nhiều so với tổn thương DCCT. Tỷ lệ đứt DCCS thay đổi từ 1- 44% các trường hợp chấn thương khớp gối cấp tính tùy thuộc vào đối tượng bị chấn thương khớp gối. Đứt DCCS có thể đơn thuần hoặc phối hợp với các tổn thương khác của khớp gối mà thường gặp nhất là tổn thương cấu trúc góc sau ngoài. Chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo sau dựa vào khám lâm sàng dây chằng chéo sau và chẩn đoán hình ảnh.

Nhóm tác giả: PGS.TS. Trần Trung Dũng -TS. Đỗ Văn Minh

Năm xuất bản: 2016

1. Chẩn đoán lâm sàng tổn thương DCCS

Khai thác tiền sử bệnh

Khai thác tiền sử bệnh cần bắt đầu bằng những lần chấn thương gối đầu tiên. Khai thác cơ chế chấn thương giúp phần nào xác định được mức độ nặng của thương tổn, cùng như dự đoán xem tổn thương dây chằng chéo sau đơn thuần hay nằm trong bệnh cảnh của tổn thương nhiều dây chằng. Một điều quan trọng cần luôn ghi nhớ là trong bệnh cảnh chấn thương, 95% các trường hợp tổn thương DCCS kèm theo tổn thương của các dây chằng khác. tổn thương thường gặp nhất trong tổn thương DCCS đó là tổn thương cấu trúc góc sau ngoài của khớp gối, chiếm khoảng 60% các trường hợp. Với bất kỳ tổn thương dây chằng phối hợp nào, người bác sĩ cần nghi ngờ người bệnh có trật khớp gối và cần phải kiểm tra các tổn thương phối hợp khác, bao gồm mạch máu và thần kinh.Trong trường hợp người bệnh tổn thương dây chằng chéo sau đơn thuần, người bệnh có thể đến với chúng ta với những biểu hiện rất nhẹ như sưng nề, khó chịu, đau hoặc cứng gối. Người bệnh đứt DCCS đơn thuần không thường xuyên có biểu hiện mất vững khớp gối. Tràn dịch khớp gối nhiều, hạn chế vận động khớp gối, mất vững khớp gối, đau nhiều khớp gối là những dấu hiệu thường liên quan đến những tổn thương phổi hợp.

2. Các nghiệm pháp thăm khám lâm sàng

2.1. Nghiệm pháp ngăn kéo sau

Người bệnh nằm ngửa trên giường khám, khớp gối gấp 90 độ, cẳng chân được giữ ở tư thế trung gian. Người khám ngồi đè lên một phần mu bàn chân của người bệnh để cố định bàn chân, hai bàn tay đặt phía sau gối để cảm nhận sự chùng của các cơ bán gân, cơ thon, cơ nhị đầu đùi…, hai ngón cái đặt ở khe khớp phía trước để cảm nhận khoảng cách giữa mâm chày và lồi cầu đùi. Đẩy mạnh mâm chày ra sau theo hướng trước sau, xác định khoảng dịch chuyển của mâm chày trong so với lồi cầu trong xương đùi. Ớ khớp gối bình thường, mâm chày trong thường ở phía trước lồi cầu trong xương đùi khoảng lcm. Trong trường hợp tổn thương DCCS, sẽ có sự dịch chuyển ra sau của mâm chày trong so với lồi cầu trong xương đùi. Mức độ tổn thương của DCCS được phân loại dựa vào độ dịch chuyển ra sau của mâm chày trong so với lồi cầu trong xương đùi như sau:

  • Độ 1: Từ 0 – 5mm.
  • Độ 2: Từ 5 – 10mm.
  • Độ 3: >10 mm.

2.2. Nghiệm pháp Godfrey

Người bệnh nằm ngửa, thả lỏng hoàn toàn, khớp gối và khớp háng gấp 90 độ. Người khám nhẹ nhàng giữ bàn chân người bệnh ở tư thể trung gian. Trong trường hợp đứt hoàn toàn DCCS, trọng lượng của cẳng chân sẽ kéo mâm chày di lệch ra sau so với lồi cầu xương đùi.

Hình 2.2: Nghiệm pháp Godfrey.

2.3. Nghiệm pháp co cơ tứ đầu đùi

Người bệnh nằm ngửa trên bàn khám, gấp gối 60 độ. Người bệnh được yêu cầu gồng mạnh cơ tứ đầu đùi trong khi người khám giữ cố định bàn chân người bệnh, Trong trường hợp đứt hoàn toàn DCCS, sẽ quan sát thấy sự dịch chuyển ra sau của mâm chày so với lồi cầu xương đùi.

Hình 2.3: Nghiệm pháp co cơ tứ đầu đùi [2],

2.4. Nghiệm pháp xoay ngoài xương chày

Nghiệm pháp xoay ngoài xương chày đánh giá tổn thương cấu trúc của góc sau ngoài. Đánh giá tổn thương góc sau ngoài bằng nghiệm pháp này đôi khi gặp khó khăn do tình trạng di lệch ra sau của xương chày gặp trong tổn thương độ 3 của DCCS, do đó đặt xương chày về vị trí trung gian là rất cần thiết trước khi tiến hành nghiệm pháp. Nghiệm pháp kiểm tra sự xoay ngoài của xương chày được thực hiện khi người bệnh nằm sấp hoặc nằm ngửa, xoay ngoài cổ – bàn chân hai bên trong khi cố định xương đùi ở tư thế gối gấp 30 độ và sau đó là gối gấp 90 độ. Đánh giá mức độ xoay ngoài của xương chày bằng cách quan sát sự xoay ngoài của lồi củ trước xương chày. Nếu lồi củ trước xương chày xoay ngoài nhiều hơn 10 – 15 độ so với gối lành ở tư thế gấp gối 30 độ là chỉ điểm của tổn thương cấu trúc góc sau ngoài. Thực hiện lại nghiệm pháp ở tư thế gấp gối 90 độ. Nếu sự xoay ngoài của lồi củ trước xương chày giảm đi so với tư thế gấp gối 30 độ nghĩa là tổn thương cấu trúc góc sau ngoài đơn thuần trong khi DCCS vần còn nguyên vẹn, ngược lại, nếu sự xoay ngoài của lồi củ trước xương chày tăng lên so với tư thế gấp gối 30 độ đồng nghĩa với tổn thương cấu trúc sau ngoài kèm theo tổn thương của DCCS.

 

Hình 2.4: Nghiệm pháp xoay ngoài xương chày 

Phức hợp gân cơ khoeo có tác dụng chống lại sự xoay ngoài của xương chày ở bất kỳ tư thế gấp gối nào nhưng tác dụng mạnh nhất ở tư thế gấp gối 30 độ. Tăng mức độ xoay ngoài của xương chày > 10 độ ở tư thế gối gấp 30 độ nhưng không có ở tư thế gâp gối 90 độ là biểu hiện có giá trị chẩn đoán tổn thương góc sau ngoài đơn thuần. Ngược lại, DCCS là yếu tố thứ hai chống lại sự xoay ngoài của xương chày ở tư thể gấp gối 90 độ. Bởi vậy, tổn thương DCCS chỉ làm tăng mức độ xoay ngoài của xương chày ở tư thế gấp gối 90 độ trong khi có biểu hiện tăng mức độ xoay ngoài của xương chày ở cả tư thế gấp gối 30 độ và gấp gối 90 độ là biểu hiện của tổn thương phối hợp của DCCS và góc sau ngoài. Đánh giá tổn thương góc sau ngoài là rất cẩn thiết bởi nó có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định điều trị tổn thương dây chằng.

2.5. Nghiệm pháp trục sau trong

Sự toàn vẹn cấu trúc sau trong của khớp gối có thể được đánh giá bàng nghiệm pháp trục sau trong. Nghiệm pháp này dùng để đánh giá sự toàn vẹn của DCCS, dây chằng bên trong (DCBT) và dây chằng xiên sau. Nghiệm pháp dương tính biểu hiện bằng sự dịch chuyển ra trước của khớp gối khi duỗi gối đến vị trí khớp gối gấp 20 độ trong khi tác dụng một lực vào đầu trên xương chày để làm khớp gối vẹo trong và xoay trong xương chày.

2.6. Nghiệm pháp chuyên trục ngược

Nghiệm pháp được thực hiện bảng cách thụ động duỗi gối từ tư thế gối gấp 90 độ trong khi xoay ngoài xương chảy và tác dụng một lực vào phía trong đầu trên xương chày làm cho gối vẹo ngoài. Nghiệm pháp dương tính khi quan sát thấy sự bấn trật ra sau của mâm chày ngoài khi duỗi gối đến vị trí khớp gối gấp khoảng 20 – 30 độ.

Hình 2.5: Nghiệm pháp chuyển trục ngược 

2.7. Phát hiện tổn thương dây chằng bên

Nghiệm pháp vẹo trong và vẹo ngoài được sử dụng để đánh giá sự toàn vẹn của dây chằng bên. Các nghiệm pháp này cần được đánh giá ở tư thể gấp gối 30 độ và tư thế duỗi gối hết tẩm. tổn thương DCCS đơn thuần không dẫn đến sự mất vững trong ngoài của khớp gối. Vẹo trong khớp gối ở tư thể gấp gối 30 độ có thể do tổn thương dây chằng bên ngoài hoăc phức hợp gân cơ khoeo. Vẹo trong nhẹ khớp gối cả ớ tư thế duỗi gối hết tầm có thể do tổn thương cả hai cấu trúc trên. Vẹo trong nhiều khớp gối ớ tư thế duỗi gối hết tầm có thể kèm theo tổn thương của góc sau ngoài, DCCS và DCCT.

2.8. Đánh giá dáng đi và trục của chi dưới

Đánh giá dáng đi và trục của chi dưới là rất quan trọng cho những người bệnh tổn thương DCCS mạn tính, cấu trúc giải phẫu của mặt ngoài khớp gối kém vững hơn nhiều so với mặt bên

Việc thăm khám nhận biết các dấu hiệu tổn thương DCCS được thực hiện bởi chuyên gia. Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

 


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *