Bài viết này dẫn dắt Nha sĩ tới một góc nhìn mới, về phương pháp trám bít ống tuỷ dựa theo cơ sở nghiên cứu lâm sàng cũng như trong phòng thí nghiệm, đồng thời nói lên một yếu tố quan trọng đối với quá trình tiên lượng bệnh bằng sử dụng hình ảnh Xquang trên lâm sàng. Cùng tìm hiểu.
1. Góc nhìn về các phương pháp trám bít ống tuỷ
Kĩ thuật nóng Các kĩ thuật làm mềm côn ngày nay đều liên quan đến quan điểm “trám bít ống tủy theo ba chiều” của Schilder. Cơ sở của quan điểm này là gutta-percha (hoặc vật liệu lõi nhựa) sẽ chảy vào những vùng ống tủy không đều khi sửa soạn và cả những vùng đã được làm sạch. Phương pháp truyền thống sử dụng các dụng cụ truyền nhiệt đưa vào ống tủy để làm mềm từng phần gutta- percha đã đặt vào bên trong. Ban đầu nó được kiểm soát bởi vật liệu gia nhiệt bằng thép trên lửa, nay kĩ thuật này được phát triển và hỗ trợ bằng những loại thiết bị tự động (Obtura, System B, BeeFill). Một biến thể của kĩ thuật nóng là sử dụng một vật trám bít (obturator) với một lõi cứng và một lớp phủ ngoài mềm hơn và dẻo khi gặp nhiệt (Thermafil, Soft-Core). “Lõi của vật liệu lõi” ban đầu làm bằng kim loại, sau đó là làm bằng lõi nhựa tổng hợp dễ uốn nắn. Gần đây, vật trám bít (obturator) dùng cho kĩ thuật nóng được làm toàn bộ bằng gutta-percha với phần trung tâm là gutta-percha pha beta liên kết chéo giúp tăng ổn định, còn phần bên ngoài là gutta-percha pha alpha được làm mềm bởi nhiệt độ thấp hơn phần lõi bên trong (GuttaFusion, GuttaCore).
Kĩ thuật lèn ngang và kĩ thuật một cone (single-cone technique) Dụng cụ bằng tay không thể giúp sửa soạn ống tủy chuẩn xác. Để hỗ trợ cho tác dụng piston của côn chính và duy trì tỉ lệ guta percha — sealer cao, lèn ngang với nhiều cone phụ trở thành một kĩ thuật trám bít thông dụng hiện nay. Nhưng dụng cụ quay bằng máy và những dụng cụ có độ thuôn lớn hơn cho phép tạo ra những ống tủy có hình dạng chuẩn hơn kĩ thuật sửa soạn bằng tay truyền thống, do đó kĩ thuật trám bít bằng một cây côn tương ứng với cây trâm sửa soạn sau cùng đang dần được chấp nhận. Tuy nhiên, với những ống tủy hình bầu dục hay hệ thống ống tủy phức tạp thì cần cân nhắc kỹ và sử dụng thêm một số hình thức lèn ngang.
Nghiên cứu lâm sàng: Như đã đề cập, kĩ thuật làm nóng côn gutta-percha đã được so sánh với kĩ thuật lèn ngang. Một bài đánh giá tổng quan từ năm 2007 đã không chỉ ra được sự khác biệt về kết quả giữa kĩ thuật trám bít nóng theo chiều dọc và kĩ thuật trám bít nguội theo chiều ngang. Nhiều báo cáo lâm sàng những case đặc biệt (như nội tiêu chân răng, răng trong răng) cho thấy kĩ thuật trám bít nóng có thể lấp đầy những khoảng trống bất thường một cách hiệu quả, và trong phạm vi ảnh hưởng đến tiên lượng thì kĩ thuật trám bít nóng tỏ ra hiệu quả hơn trong những trường hợp này.
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Sự bám dính là yếu tố quan trọng nhất được quyết định bởi sealer và ít bị ảnh hưởng bởi kĩ thuật trám bít với côn chính. Các kiểu rò rỉ khác nhau cũng có thể chịu ảnh hưởng bởi sealer, mặc dù một vài nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của kĩ thuật trám bít nóng. Kĩ thuật trám bít nóng với côn gutta-percha và lõi nhựa thường cho kết quả hoàn thiện tốt hơn, trong khi đó thử nghiệm ex vivo cho thấy hiệu quả rất ít và rất thay đổi đối với vấn đề xâm nhập của vi khuẩn hay của các hợp chất hóa học dọc theo vùng trám bít. Hơn nữa, khi sử dụng kĩ thuật trám bít nóng thì tỉ lệ sealer và vật liệu lõi (gutta-percha) có thể giảm đi, điều này được xem là có lợi.
2. Hình ảnh X-quang trám bít ống tủy: yếu tố quan trọng của tiên lượng
Những nghiên cứu hồi cứu về thành công và thất bại sau điều trị nội nha đã tìm thấy một vài yếu tố tiên lượng dựa trên phim X quang sau trám bít. Một vài yếu tố có thể liên quan đến vật liệu hay kĩ thuật sử dụng, còn lại đa số phản ánh những khía cạnh khác của điều trị (chẳng hạn như việc sửa soạn).
Chiều dài trám bít: Tương quan vị trí giữa điểm tận cùng của trám bít và chóp răng trên phim X quang có thể dễ dàng ước tính và nó có liên quan đến sự thành công của điều trị. Từ lâu việc trám quá chóp hay chưa tới chóp đều được cho là làm giảm tiên lượng ở nhiều nghiên cứu. Những dữ liệu được phân tích chi tiết hơn cho thấy điều này là đúng ở hầu hết trường hợp có viêm quanh chóp trước điều trị, trong khi những trường hợp tủy sống thì lành thương tốt thậm chí là khi trám bít dài hay ngắn hơn chiều dài lý tưởng 1-2 mm tính từ lỗ chóp trên phim X quang. Điều này có nghĩa là khi nhiễm trùng được loại bỏ thì viêm quanh chóp sẽ không phát triển thêm bất kể vị trí của chất trám bít ở đâu. Tương tự như vậy, một lượng chất trám dư có thể sẽ không ảnh hưởng đến kết quả điều trị viêm quanh chóp nếu ống tủy đã được khử trùng hiệu quả. Trong những trường hợp này, sealer lỏng lẻo sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến tiên lượng. Nhưng nếu lượng chất trám dư này mang theo cả vi khuẩn hoặc vị trí của nó là ở nơi nhiễm khuẩn thì nó có thể hoạt động như là một bề mặt tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn náu và gây bệnh kéo dài.
Hiệu quả khác nhau của việc trám bít ngắn cũng tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng của răng; trong những ca không có nhiễm trùng, bệnh không phát triển và lành thương diễn ra bất kể vị trí kết thúc của chất trám bít ở đâu; trong những cas có nhiễm trùng thì việc trám bít ngắn có thể để sót mô tủy nhiễm trùng ở đoạn chóp, gây ra bệnh lý kéo dài.
Tính đồng nhất của chất trám bít: Trên phim X quang, chất lượng trám bít thường được đánh giá chủ quan về độ rỗng và kẽ hở. Việc chuẩn hóa đánh giá còn gặp nhiều vấn đề, nhưng các tài liệu đều thống nhất chung là chất trám bít dày và đồng nhất thì có tiên lượng tốt hơn là chất trám bít rỗng và có kẽ hở. Tuy nhiên phải nhớ rằng tính đồng nhất cũng là một đặc điểm của các vật liệu cản quang. Vật liệu có độ cản quang cao có thể che khuất kẽ hở, trái lại vật liệu cản quang thấp sẽ tạo cảm giác thiếu hụt chất trám dù thực tế không phải vậy.
Chiều rộng trám bít tại chóp: Có nhiều tranh cãi xoay quanh ý kiến cho rằng việc khử trùng hiệu quả đòi hỏi phải sửa soạn rộng ra và loại bỏ toàn bộ mô tủy tại chóp và gần chóp. Điều này khiến cho hình ảnh trám bít trên X quang tại đoạn chóp trở nên rõ nét và rộng hơn. Tuy nhiên, dù việc sửa soạn rộng ra sẽ loại bỏ được nhiều vi khuẩn hơn, nhưng chưa có nghiên cứu nào cho thấy chiều rộng thực của chất trám bít tại điểm chặn chóp có liên quan đến tiến triển của bệnh. Thông thường, các nghiên cứu ghi chép lại kích thước của dụng cụ sửa soạn cuối cùng, tuy nhiên vẫn chưa hiểu rõ những giá trị mang tính lý thuyết này đối với việc loại bỏ ngà răng và khối lượng chất trám bít. Hơn nữa, kích thước của dụng cụ sửa soạn sau cùng không có giá trị tiên lượng bệnh.
Nguồn: Clinical Guide for Optimal Treatment Outcome – Springer International Publishing Switzerland 2017
Leave a Reply