Siêu âm tim qua thực quản

Siêu âm tim qua thực quản (TEE) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bán xâm lấn có thể đem lại một số thông tin chẩn đoán tốt hơn, bổ sung cho siêu âm tim qua thành ngực (TTE). Đầu dò thực quản gần tim hơn và có tần số cao hơn (5 MHz), do đó cho độ phân giải tốt hơn đầu dò thành ngực (2,5 MHz).

Siêu âm tim qua thực quản

Siêu âm tim qua thực quản

1.Chỉ định lâm sàng

Siêu âm tim qua thực quản (TEE) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bán xâm lấn có thể đem lại một số thông tin chẩn đoán tốt hơn, bổ sung cho siêu âm tim qua thành ngực (TTE). Đầu dò thực quản gần tim hơn và có tần số cao hơn (5 MHz), do đó cho độ phân giải tốt hơn đầu dò thành ngực (2,5 MHz).

Trong kỹ thuật siêu âm tim qua thực quản, đầu dò siêu âm được đặt trong thực quản, áp sát thành sau nhĩ trái nên có thể sử dụng trong những trường hợp cửa sổ siêu âm tim qua thành ngực bị hạn chế và có thể ứng dụng trong phȁu thuật mà không ảnh hưởng đến phȁu trường. Tất cả các đầu dò thực quản đều có tính năng quay và gập góc linh hoạt để quan sát được nhiều mặt cắt khác nhau

2.Chỉ định siêu âm tim qua thực quản

2.1 Bệnh lý van tim:

  • Đánh giá van hai lá: Sa van hai lá, đánh giá trước thủ thuật nong van hai lá qua da ( mức độ hẹp, hở, tình trạng van và dây chằng, huyết khối buồng tim.)
  • Hở van động mạch chủ, hỗ trợ để đánh giá hẹp van động mạch chủ Rối loạn hoạt động van nhân tạo
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
  • Xác định các nguồn gốc thuyên tắc huyết khối từ tim, bao gồm cả tình trạng tồn tại lỗ bầu dục

2.2 Bệnh lý động mạch chủ:

  • Tách động mạch chủ cấp, nứt vỡ động mạch chủ và phình động mạch chủ, mảng xơ vữa động mạch chủ, áp xe gốc và thành ĐM chủ… Tầm soát huyết khối trước khi chuyển nhịp.
  • Các khối u tim: u nhầy nhĩ trái…
  • Bệnh màng ngoài tim và khối u màng ngoài tim.
  • Một số dị tật tim bẩm sinh. Ứng dụng trong phȁu thuật sửa van.
  • Thăm dò chức năng thất trái và thất phải tại các đơn vị chăm sóc tích cực, tìm nguyên nhân suy sụp huyết động.
  • Hướng dȁn trong thủ thuật tim mạch can thiệp: Đóng thông liên nhĩ, sửa van hai lá qua da.
  • Khi cửa sổ siêu âm tim qua thành ngực bị hạn chế.
  • Quy trình làm siêu âm tim qua thực quản

Siêu âm tim qua thực quản

Hình ảnh các mặt cắt trong siêu âm tim qua thực quản

2.3 Chuẩn bị bệnh nhân

Thông thường bệnh nhân được gây tê tại chỗ, khi cần có thể phải phối hợp sử dụng phương pháp vô cảm đường tĩnh mạch.

2.3.1 Trước khi làm thủ thuật

  • Bệnh nhân cần nhịn ăn và nhịn uống 4 giờ trước khi làm thủ thuật.
  • Loại bỏ hết răng giả.
  • Gây tê tại chỗ bằng lidocaine dạng xịt (Xylocaine®) ở thành sau họng, chú ý không vượt quá liều tối đa vì sự hấp thụ của thuốc gây tê cục bộ có thể gây ra tác dụng toàn thân (buồn nôn, ngủ gà và mất điều hòa trương lực).
  • Tiêm tĩnh mạch midazolam (liều 2 – 6 mg) có thể được dùng để an thần nhẹ, nhưng với phần lớn bệnh nhân gây tê tại chỗ là đủ.
  • Flumazenil có thể được dùng để đảo ngược tác dụng của midazolam trong trường hợp cần thiết.

2.3.2 Trong quá trình làm thủ thuật Thiết bị hỗ trợ:

  • Oxy và dụng cụ hút đờm dãi.
  • Thiết bị theo dõi nhịp tim, nhịp thở, bão hòa Oxy.
  • Y tá hỗ trợ giám sát bệnh nhân trong và sau khi làm thủ thuật. Dụng cụ cắn lưỡi (dùng trong suốt quá trình làm thủ thuật).
  • Tư thế: Bệnh nhân nằm nghiêng trái, cổ gập xuống ngực.
  • Theo dõi độ bão hoà oxy máu và điện tâm đồ.

Tiến hành: Đầu dò được bôi trơn bằng gel và được đưa nhẹ nhàng đến hầu họng. Đẩy đầu dò vào trong phối hợp theo mỗi nhịp nuốt của bệnh nhân. Cần giải thích cho bệnh nhân cảm giác khó chịu sẽ giảm dần khi đầu dò đã qua được vùng hầu họng và nằm trong thực quản. Tránh việc đưa đầu dò quá nhanh và thô bạo.

2.3.3 Sau thủ thuật

Bệnh nhân có thể uống từng thìa sau 1 giờ đối với những bệnh nhân gây tê tại chỗ khi tác dụng của thuốc tại vùng hầu họng đã hết.

Một số bệnh nhân như bệnh nhi hoặc thanh thiếu niên mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp sẽ cần gây mê toàn thân thì cần theo dõi lâu hơn.

3. Biến chứng

Thủ thuật siêu âm tim qua thực quản rất an toàn: Tỷ lệ các biến chứng nghiêm trọng hiếm (0,2%) và tỷ lệ tử vong rất thấp (< 0,01%). Các biến chứng nghiêm trọng bao gồm vỡ thực quản, bỏng thực quản, co thắt thanh quản, rối loạn nhịp thất và suy hô hấp.

Một số điểm cần lưu ý

  • Đoạn đầu của quai ĐM chủ và phần cao của động ĐM chủ là một điểm mù đối với đầu dò thực quản vì có khí quản và nhánh phế quản phải nằm giữa thực quản và tim, vì vậy các tổn thương tách thành động mạch chủ ở đoạn này có thể bị bỏ sót.
  • Do độ phân giải cao của đầu dò thực quản nên một số cấu trúc bình thường , ví dụ: mạng Chiari, bờ van ĐM chủ, đường chỉ khâu trên van cơ học… có thể bị đánh giá nhầm là bệnh lý.

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *