Trĩ là những cấu trúc ở ống hậu môn. Bệnh trĩ là do những cấu trúc này bị chuyển đổi sang trạng thái bệnh lý do yếu tố cơ học làm giãn, lỏng lẻo hệ thống nâng đỡ gây sa búi trĩ và yếu tố mạch máu làm giãn mạch gây chảy máu. Tiêm xơ búi trĩ là phương pháp để điều trị bệnh trĩ đơn giản và hiệu quả, giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục và giảm thiểu đáng kể các triệu chứng của bệnh trĩ.
1. Tổng quan về phương pháp tiêm xơ búi trĩ
Trước khi phương pháp này được phát minh, các phương pháp điều trị chủ yếu cho bệnh trĩ là phẫu thuật hoặc sử dụng các loại thuốc. Tuy nhiên, các phương pháp này thường gặp phải những vấn đề như đau đớn, phục hồi lâu dài và khả năng tái phát của bệnh.
Phương pháp tiêm xơ búi trĩ đã giải quyết được một số vấn đề này bằng cách cung cấp một phương pháp điều trị không cần phẫu thuật, không đau đớn và có thời gian phục hồi nhanh. Phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi và trở thành một phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh trĩ.
Ngày nay, phương pháp tiêm xơ búi trĩ đã được cải tiến và cải thiện để tăng tính hiệu quả và giảm tác dụng phụ. Nó vẫn là một trong những phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh trĩ và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
2. Chỉ định tiêm xơ búi trĩ
Trĩ nội độ 1, độ 2.
3. Chống chỉ định
– Trĩ nội độ 3, 4, trĩ ngoại, trĩ tắc mạch, trĩ nghẹt.
– Áp xe hậu môn, rò hậu môn.
– Bệnh rối loạn đông máu, bệnh toàn thân giai đoạn cấp.
– Phụ nữ có thai.
4. Chuẩn bị
4.1. Người thực hiện
01 bác sĩ và 01 điều dưỡng phụ được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định theo quy định của pháp luật.
4.2. Trang thiết bị
– Cơ sở vật chất: phòng thủ thuật đạt tiêu chuẩn.
– Dụng cụ, thuốc, vật tư tiêu hao:
+ Ống cứng soi hậu môn.
+ Dung dịch Povidone Iodine 9 – 12%.
+ Bơm kim tiêm loại 5ml, 10ml, gạc con loại 10cm x 10 cm, gạc cầu đa khoa, băng dính y khoa, …
+ Thuốc tiêm xơ Polidocanol, PG, hoặc các thuốc có thể dùng loại thay thế có cùng chỉ định.
+ Thuốc an thần
+ Thuốc kháng sinh.
+ Huyết thanh kháng uốn ván.
+ Thuốc cầm máu, thuốc nâng huyết áp.
+ Hộp chống shock.
+ Thuốc thụt hậu môn.
+ Thuốc y học cổ truyền theo thể bệnh, bột ngâm trĩ.
+ Chậu nhựa chuyên dụng để ngâm hậu môn.
4.3. Thầy thuốc, người bệnh
– Thầy thuốc: thăm khám lâm sàng, cho chỉ định cận lâm sàng, chỉ định điều trị, giải thích cho người bệnh về bệnh, phương pháp điều trị.
– Người bệnh:
+ Người bệnh hoặc người nhà của người bệnh ký cam kết thủ thuật.
+ Được dùng an thần vào buổi tối hôm trước làm thủ thuật.
+ Buổi sáng trong ngày làm thủ thuật không ăn, không uống và được đo mạch, huyết áp, nhiệt độ, cân nặng, thụt tháo phân hậu môn trực tràng.
+ Được tiêm kháng sinh trước thủ thuật và sau thủ thuật.
+ Được tiêm huyết thanh kháng uốn ván trước thủ thuật.
5. Tiến hành tiêm xơ búi trĩ
5.1. Thủ thuật
– Bác sĩ kiểm tra hồ sơ: tên, tuổi người bệnh, các xét nghiệm.
– Thực hiện thủ thuật.
+ Sát khuẩn ống hậu môn,
+ Bộc lộ ống hậu môn để thấy gốc búi trĩ nội.
+ Tiêm thuốc gây xơ vào gốc búi trĩ vùng dưới niêm mạc:
Mỗi búi từ 1, 2, 3 ml tùy kích thước búi trĩ. Tiêm trên đường lược ít nhất 5 mm.
– Tiếp tục điều trị búi trĩ khác.
5.2. Liệu trình điều trị
* Một liệu trình 10 – 15 lần tiêm. Các lần tiêm cách nhau ít nhất 2 – 3 ngày.
* Chăm sóc tại chỗ: ngâm hậu môn bằng bột ngâm trĩ 10 – 15 phút/lần, 1- 2 lần/ngày.
* Ăn uống: chế độ ăn tránh táo bón, kiêng rượu, bia và các thức ăn có tính chất cay nóng.
6. Theo dõi và xử trí tai biến
6.1. Theo dõi
– Trước, trong và sau khi làm thủ thuật: theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp.
– Sau khi làm người bệnh nghỉ ngơi 15 phút rồi cho về.
6.2. Xử trí tai biến
– Phản ứng phản vệ: mạch nhanh, huyết áp tụt. Xử trí theo phác đồ phản ứng phản vệ.
– Tiêm không đúng khoang dưới niêm mạc: sâu quá lớp cơ, người bệnh đau, rút bớt kim lại. Tiêm nông quá, niêm mạc trắng bệch, thuốc trào ra ngoài.
– Chảy máu chỗ tiêm: ấn chặt miếng bông, ép gạc.
– Đau do tiêm thấp dưới đường lược hoặc tiêm quá sâu: dùng thuốc giảm đau.
– Áp xe hay nứt kẽ hậu môn: xử lý tùy trường hợp cụ thể.
7. Ưu điểm, hạn chế của phương pháp tiêm xơ búi trĩ
Tiêm xơ búi trĩ là một phương pháp điều trị đơn giản và không cần phẫu thuật được sử dụng để giảm triệu chứng của bệnh trĩ. Các ưu điểm của phương pháp tiêm xơ búi trĩ bao gồm:
– Không đau và không cần mổ: Phương pháp này không đòi hỏi bất kỳ phẫu thuật nào và không gây đau đớn cho bệnh nhân, giúp giảm sự lo lắng và căng thẳng.
– Thời gian phục hồi nhanh: Sau khi tiêm, bệnh nhân có thể trở lại các hoạt động hàng ngày một cách nhanh chóng.
– Hiệu quả: Phương pháp tiêm xơ búi trĩ giúp giảm kích thước búi trĩ và giảm triệu chứng như đau, ngứa và chảy máu.
Tuy nhiên, cũng có một số nhược điểm của phương pháp này, bao gồm:
– Phương pháp tiêm xơ búi trĩ không phải là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho tất cả các trường hợp búi trĩ và có thể không hoạt động tốt đối với một số bệnh nhân.
– Tác dụng phụ: Một số bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ như đau và khó chịu sau tiêm.
– Tái phát: Búi trĩ có thể tái phát sau khi tiêm xơ và cần phải được theo dõi và điều trị tiếp theo nếu cần.
– Giới hạn: Phương pháp này không thể loại bỏ các búi trĩ lớn hoặc nghiêm trọng và không thể được sử dụng cho những người có các vấn đề sức khỏe khác như viêm gan hoặc suy gan.
Trước khi quyết định sử dụng phương pháp tiêm xơ búi trĩ, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ để đánh giá tình trạng sức khỏe và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nguồn tham khảo: Bộ Y tế
Leave a Reply