Trật khớp háng là tình trạng khi chỏm xương đùi và ổ cối bị lệch khỏi vị trí bình thường, có thể hoàn toàn hoặc một phần. Nguyên nhân thường gặp là do chấn thương. Nắn kín là phương pháp điều trị ban đầu, thường xảy ra trong phòng cấp cứu. Sau đây sẽ là một số phương pháp nắn kín thường dùng trên lâm sàng.
1. Đánh giá ban đầu bệnh nhân trật khớp háng
Trật khớp háng là trường hợp cấp cứu y khoa nhạy cảm thời gian. Chính vì vậy, trật khớp háng phải được điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng vĩnh viễn. Việc thực hiện các sơ cứu ban đầu là rất quan trọng để ổn định bệnh nhân bị thương. Nếu chấn thương do va chạm nhẹ, vẫn nên khám toàn trạng để loại trừ gãy xương hoặc các tổn thương đi kèm.
Khai thác tiền sử, bệnh sử đầy đủ sẽ giúp biết nguyên nhân trật khớp (sau thay khớp háng toàn phần hay trật khớp tự nhiên) và loại trật khớp (sau hay trước). Khám lâm sàng rất quan trọng để nhận định trật khớp háng cũng các tổn thương đi kèm. Cần chú ý gãy xương, tổn thương các mô mềm cùng bên.
Bệnh nhân bị trật khớp ra sau có trật hướng sau – trên (kiểu chậu) và hướng sau – dưới (kiểu ngồi). Trật khớp háng ra trước được phân loại là trật khớp háng trên- trước (kiểu mu) hoặc trật khớp háng dưới – trước (kiểu bịt).
2. Phương pháp nắn kín điều trị trật khớp háng
Như đã đề , tất cả các loại trật khớp háng đều là trường hợp cấp cứu, cần được điều trị kịp thời. Toàn bộ thời gian từ khi nhập viện đến khi nắn chỉnh không quá 6 tiếng. Nếu không bệnh nhân có thể mắc các biến chứng vĩnh viễn hoặc phải can thiệp ngoại khoa.
2.1. Nắn kín trong trật khớp háng ra sau
2.1.1. Phương pháp Allis
Bệnh nhân nằm ngửa, bác sĩ đứng phía trên bệnh nhân. Bác sĩ áp dụng lực kéo thẳng hàng trên chân cùng bên, để đầu gối cùng bên đến 90°. Trong khi đó, người phụ cố định xương chậu dựa vào cáng để chống lại lực kéo. Kéo nhẹ chân cùng bên với xoay ngoài cho phép chỏm xương đùi đi vào ổ cối. Có thể nghe được tiếng “cạch cạch” khi nắn thành công.
2.1.2. Phương pháp Bigelow
Với bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, bác sĩ chính nắm lấy chi cùng bên ở mắt cá chân bằng một tay và đặt bàn tay còn lại phía sau đầu gối. Người phụ tác dụng một lực hướng xuống lên gai chậu trước trên để chống lại lực kéo. Bác sĩ chính áp dụng lực kéo dọc bên trong, uốn cong đầu gối của bệnh nhân đến 90°. Khi nắn, bác sĩ áp dụng các động tác duỗi, giạng và xoay ngoài nhẹ nhàng để chỏm xương đùi di chuyển vào ổ cối. Bác sĩ chính nên đứng ở bên cạnh giường trong khi thực hiện thủ thuật này để thêm an toàn.
2.1.3. Phương pháp nắn kín Lefkowitz
Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, và bác sĩ đứng bên cạnh chi bị bệnh. Bác sĩ đặt đầu gối đã gập của mình dưới đầu gối cùng bên của bệnh nhân trong hố khoeo và bàn chân của bệnh nhân đặt lên cáng. Với đầu gối của bệnh nhân uốn cong trên chân của bác sĩ, bác sĩ sẽ tác dụng một lực nhẹ nhàng xuống chân cho đến khi khớp háng đã được nắn.
2.1.4. Kỹ thuật Captain Morgan
Bệnh nhân nằm ngửa, bác sĩ đứng bên bệnh nhân. Xương chậu được cố định và ổn định với cáng. Hông và đầu gối của bệnh nhân được uốn cong 90°. Bác sĩ đặt đầu gối đã được uốn cong của bệnh nhân dưới đầu gối cùng bên trong hố khoeo. Bác sĩ nắm lấy mắt cá chân cùng bên bằng một tay và đặt bàn tay còn lại dưới đầu gối cùng bên. Tác dụng một lực hướng lên bằng cách uốn cong bàn chân cho đến khi nắn thành công. Mặc dù tương tự như thao tác Lefkowitz, thao tác Captain Morgan sử dụng sự ổn định của xương chậu dựa vào cáng và bàn tay tự do bên dưới đầu gối cùng bên.
2.1.5. Phương pháp nắn kín East Baltimore Lift
Bệnh nhân nằm ngửa. Bác sĩ chính đứng ở phía bị trật, và một người phụ đứng ở phía đối diện. Chi cùng bên được uốn cong để hông và đầu gối ở 90°. Khi bác sĩ chính và người phụ quay mặt về phía đầu giường, cả hai đặt một cánh tay bên dưới đầu gối của hông cùng bên, móc cánh tay của họ dưới hố khoeo và đặt tay lên vai nhau. Bác sĩ cố định xương chậu bằng tay tự do, người phụ thứ hai tác dụng lực hướng xuống trong khi bác sĩ và người phụ thứ nhất tác dụng lực hướng lên. Bác sĩ cũng có thể áp dụng kỹ thuật khép, giạng và xoay trong và ngoài bằng cách sử dụng mắt cá chân cùng bên. Chỉ cần có 2 người thì kỹ thuật này vẫn có thể hoàn thành.
2.1. Phương pháp nắn kín trong trật khớp háng ra trước
Các kỹ thuật nắn chỉnh kín đối với trật khớp ra trước chỉ đòi hỏi một chút thay đổi trong các thao tác, nhưng việc điều trị đòi hỏi lực kéo tương đương lên xương đùi, duỗi hông và xoay ngoài. Trừ khi nắn trật khớp kiểu bịt, không thể gập hông do chỏm xương đùi nằm trên bề mặt trước của khung chậu. Nắn chỉnh điều trị trật khớp háng ra trước húng được thực hiện với cùng một cách thiết lập như trật khớp ra sau.
3. Tổng kết
Trên đây là các phương pháp nắn kín được sử dụng để điều trị trật khớp háng. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm các phương pháp nắn kín khác, bạn có thể xem phần 2 của bài viết.
Tài liệu tham khảo:
1. Dwyer AJ, John B, Singh SA, Mam MK. Complications after posterior dislocation of the hip. Int Orthop. 2006. August;30(4):224-227. doi: 10.1007/s00264-005-0056-9
2. Dreinhöfer KE, Schwarzkopf SR, Haas NP, Tscherne H. Isolated traumatic dislocation of the hip. Long-term results in 50 patients. J Bone Joint Surg Br. 1994. January;76(1):6-12.
3. Waddell BS, Mohamed S, Glomset JT, Meyer MS. A detailed review of hip reduction maneuvers: a focus on physician safety and introduction of the Waddell technique. Orthop Rev (Pavia). 2016. March 21;8(1):6253. doi: 10.4081/or.2016.6253.
4. Dawson I, van Rijn AB. Traumatic anterior dislocation of the hip. Arch Orthop Trauma Surg. 1989;108(1):55-57. doi: 10.1007/BF00934160.
5. Clegg TE, Roberts CS, Greene JW, Prather BA. Hip dislocations—epidemiology, treatment, and outcomes. Injury. 2010. April;41(4):329-334. doi: 10.1016/j.injury.2009.08.007.
6. Sanders S, Tejwani N, Egol KA. Traumatic hip dislocation—a review. Bull NYU Hosp Jt Dis. 2010;68(2):91-96.
7. Dawson-Amoah K, Raszewski J, Duplantier N, Waddell BS. Dislocation of the Hip: A Review of Types, Causes, and Treatment. Ochsner J. 2018 Fall;18(3):242-252. doi: 10.31486/toj.17.0079. PMID: 30275789; PMCID: PMC6162140.
Leave a Reply