Đau ở trẻ bại não là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà các trẻ bại não gặp phải và có tới 75% trẻ bại não bị đau mãn tính.
- Trẻ bại não giống như trẻ bình thường có thể bị đau đầu, đau chu kỳ và các nguyên nhân gây ra đau thường gặp khác. Đau xuất hiện từ cơ, khớp và xương rất thường gặp.
- Đau cấp tính khởi phát đột ngột, được cảm thấy ngay sau chấn thương, có thể nặng và thường kéo dài một thời gian ngắn. Đau cấp tính thường dưới 30 ngày và có thể do các can thiệp y tế, bệnh và chấn thương (Penner, Xie, Binepal, Switzer, & Fehlings, 2013).
- Đau mạn tính thường kéo dài quá thời gian làm lành bình thường và thường dài hơn 30 ngày. Đau mạn tính cũng có thể do bệnh, chấn thương, các kích thích đau lặp đi lặp lại hoặc khó lành sau chấn thương (Penner, Xie, Binepal, Switzer, & Fehlings, 2013)
- Đối với một số trẻ, tăng trương cơ, co cứng hoặc loạn trương lực có thể là một yếu tố quan trọng góp phần gây đau. Loại đau này, thường được gọi là đau cơ xương khớp có thể ở vùng lưng, cổ, cổ chân/bàn chân, vai, gối, háng và
- Một nguồn gây đau mạn tính khác là đau dạ dày ruột, thường do trào ngược dạ dày- thực quản thứ phát sau thay đổi chức năng cơ của thực quản hoặc cơ vòng thực quản dưới và biến dạng của cột sống (vẹo cột sống). Ngoài ra, các vấn đề với ống thông dạ dày có thể gây ra đau.
- Đau do thủ thuật y tế, các thủ thuật được xác định là có khả năng gây đau, thường gặp ở các trẻ bại não bao gồm cả tiêm.
- Hơn nữa, nhiều hoạt động cuộc sống hàng ngày như mặc/cởi quần áo cho trẻ, được nâng đỡ và kéo dãn trợ giúp hàng ngày có thể gây đau.
- Đau răng, do khó giữ vệ sinh răng miệng tốt hoặc trào ngược dạ dày thực quản (gây ra tình trạng ăn mòn men răng và sâu răng thứ phát) cần được xem xét đặc biệt.
Bài viết dựa trên Quyết định số 5623 /QĐ-BYT ngày 21/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Xử lý Đau ở trẻ bại não
Điều trị đau có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đau.
- Mục đích đầu tiên là xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của đau. Đau được phân loại là đau cấp tính hoặc mạn tính dựa trên thời gian đau.
- Có nhiều loại thuốc uống khác nhau có thể được sử dụng để làm giảm đau.
- Các biện pháp điều trị không dùng thuốc có thể là nhiệt nóng bao gồm cả tắm nước ấm hoặc nhiệt lạnh như túi chườm lạnh. Đôi khi xoa bóp có thể giúp làm giảm căng cơ.
- Đối với đau cơ xương, vận động chủ động và các bài tập đều đặn là chìa khoá cho việc tăng cường cơ lực và thường làm giảm đau.
1.1. Sàng lọc đau
Thang điểm nhìn (VAS)
Thang điểm nhìn (VAS) là một công cụ đo lường giúp xác định mức độ đau người bệnh cảm nhận với một thang liên tục từ không đau đến mức độ đau tối đa. Có giá trị ở trẻ lứa tuổi 10-18.
Có nhiều cách trình bày thang VAS, bao gồm:
- Các thang điểm với một điểm giữa, chia các bậc hoặc đánh số (các thang điểm số),
- Các thang điểm hình đồng hồ đo (Thang điểm đường cong),
- Các “thang điểm hình hộp” gồm các vòng tròn có khoảng cách bằng nhau (trẻ sẽ đánh dấu vào một hình)
- Các thang điểm với các thuật ngữ mô tả tại các khoảng dọc theo một đường thẳng (thang điểm phân mức đồ thị hoặc thang điểm Likert)
Người lượng giá: Thang điểm này là báo cáo đau của trẻ và lựa chọn các thuật ngữ tuỳ cụ thể loại thang điểm (Hình 1). Việc sàng lọc có thể được thực hiện bởi một kỹ thuật viên VLTL, kỹ thuật viên HĐTL, điều dưỡng hoặc bác sĩ.
Cách thực hiện: Trẻ được yêu cầu đánh giá mức độ đau hiện tại của trẻ dựa trên thang điểm; “0” không đau và “10” là đau tối đa hoặc nghiêm trọng.
Thời gian: Khoảng 5 phút
Hồ sơ Đau Nhi khoa
Hồ sơ đau nhi khoa (PPP) là một công cụ kết quả được sử dụng để lượng giá và theo dõi đau liên tục ở các trẻ bị các bệnh lý thần kinh và có thể được sử dụng cho trẻ 1 đến 18 tuổi không thể giao tiếp bằng lời nói hoặc ACC.
Người lượng giá: Đây là một đo lường kết quả qua quan sát và báo cáo của phụ huynh về các hành vi của trẻ và có thể được thực hiện bởi một kỹ thuật viên VLTL, kỹ thuật viên HĐTL, điều dưỡng hoặc bác sĩ.
Cách thực hiện: Mỗi mục của Hồ sơ Đau Nhi khoa có thể được quan sát bởi người đánh giá và phụ huynh có thể trả lời các câu hỏi cụ thể để đánh giá các hành vi hoặc các phản ứng của trẻ trong các hoạt động cụ thể. PPP là một thang đo phản ứng hành vi gồm 20 mục, với mỗi câu hỏi được tính điểm từ “0” (không chút nào) đến “3” (nhiều), ngoại trừ hai câu hỏi đầu trong đó ghi điểm theo cách ngược lại. Các điểm trả lời với tất cả các câu hỏi được cộng lại để cho điểm tổng cộng giữa 0 và 60. Mức điểm được sử dụng để xác định độ trầm trọng của đau: điểm 14/60 chứng tỏ đau có ý nghĩa về lâm sàng và có thể được phân thêm thành nhóm các nhóm mức độ nhẹ (10-19), vừa (20-29), nặng (30-39) và rất nặng (40 hoặc hơn).
Thời gian: Khoảng 20 phút
2. Trách nhiệm của nhóm liên chuyên ngành trong xử lý Đau ở trẻ bại não
Tất cả các nhân viên y tế làm việc với trẻ bại não đều có trách nhiệm nhận biết đau và các triệu chứng của đau và cần liên lạc với gia đình để nắm về các triệu chứng và xử trí đau.
- Các bác sĩ – thực hiện lượng giá toàn diện về đau để xác định nguyên nhân có thể gây đau và chỉ định các can thiệp y học và thuốc cụ thể dựa trên các kết quả lượng giá từng cá nhân. Giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa để đánh giá kỹ hơn những nguyên nhân gây đau (ví dụ nha sĩ, bác sĩ chỉnh hình với đau cơ và khớp).
- Các kỹ thuật viên VLTL – thực hiện lượng giá toàn diện về đau dựa trên các triệu chứng, đặc biệt là đau liên quan đến cơ và khớp. Cung cấp các can thiệp về đặt tư thế, can thiệp hoạt động thể chất, giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa (ví dụ nha sĩ, bác sĩ chỉnh hình với đau cơ và khớp).
- Các kỹ thuật viên HĐTL – thực hiện lượng giá toàn diện về đau dựa trên các triệu chứng, cung cấp các can thiệp về đặt tư thế, can thiệp hoạt động thể chất, giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa (ví dụ nha sĩ, bác sĩ chỉnh hình với đau cơ và khớp).
- Các kỹ thuật viên NNTL – thực hiện lượng giá toàn diện về đau dựa trên các triệu chứng và giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa (ví dụ nha sĩ, bác sĩ chỉnh hình với đau cơ và khớp).
- Các điều dưỡng – tham gia vào việc lượng giá các nguyên nhân có thể gây đau, giáo dục và hướng dẫn cho gia đình về những biện pháp có thể làm giảm các triệu chứng đau, giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa (ví dụ nha sĩ, bác sĩ chỉnh hình với đau cơ và khớp).
Khuyến cáo:
Tất cả các nhân viên y tế cần phải nhận biết được các dấu hiệu và triệu chứng của đau và sử dụng các công cụ sàng lọc đau để theo dõi đau, đặc biệt là tình trạng tăng hoặc giảm đau với các can thiệp y học và điều trị mới.
Leave a Reply