Răng liên quan đến nội nha có thể có triệu chứng đau và/hoặc sưng, có thể xảy ra trước, trong và sau điều trị, nên được xem là trường hợp khẩn cấp. Bài viết này cung cấp cho Nha sĩ một góc nhìn liên quan đến vấn đề xử trí trường hợp khẩn cấp trong điều trị nội nha. Cùng tìm hiểu.
1. Viêm tủy không hồi phục có triệu chứng trong cấp cứu nội nha
Lấy tủy buồng, có hoặc không băng thuốc làm dịu đau cho hiệu quả tốt trong việc cắt cơn đau. Nếu như bác sĩ có thời gian thì việc loại bỏ mảnh vụn mô bằng cơ – hóa học với sự hỗ trợ của máy định vị chóp điện tử và băng thuốc sát khuẩn ống tủy (như calcium hydroxide) được khuyến cáo để kiểm soát đau.
Lấy tủy bán phần không được khuyến khích sử dụng vì nó đã được chứng minh là gây ra tỉ lệ đau cao hơn.
2. Trước điều trị và trong điều trị viêm quanh chóp có triệu chứng, nhưng không có triệu chứng sưng
Loại bỏ hoàn toàn mảnh vụn mô bằng cơ — hóa học, với sự hỗ trợ của máy định vị chóp điện tử và băng thuốc sát khuẩn ống tủy rất cần thiết. Nếu răng liên quan nhạy cảm khi cắn thì khuyến cáo việc giảm khớp cắn. Đôi khi cần phải
gây tê. Kháng sinh thường ít được chỉ định.
3. Trước điều trị và trong điều trị viêm quanh chóp có triệu chứng sưng (tại chỗ hoặc lan tỏa)
Điều trị tương tự với viêm quanh chóp có triệu chứng nhưng không có triệu chứng sưng nói trên. Nếu như khối sưng cứng chắc thì thường không chỉ định rạch, dẫn lưu. Thông thường, việc dẫn lưu có thể được thực hiện từ ống tủy sau khi đã mở lối vào tủy, có thể là do sự thay đổi áp lực giữa môi trường ngoài miệng và trong mô quanh chóp.
Tuy nhiên, nếu việc dẫn lưu không xảy ra sau khi mở lối vào tủy và bơm rửa buồng tủy cẩn thận thì việc đẩy trâm nội nha quá điểm thắt chóp nhằm mục đích nong rộng lỗ chóp để tháo dịch thường không được chỉ định, vì việc này có thể đem vi khuẩn từ những ống tủy bị nhiễm trùng vào vùng chóp răng. Cần cố gắng thực hiện kỹ lưỡng việc loại bỏ các mảnh vụn mô bằng cơ – hóa học trên những ống tủy bị nhiễm trùng. Nếu như khôi sưng mềm thì chỉ định rạch, dẫn lưu có thể được thực hiện nhằm giải phóng dịch viêm khỏi tổn thương quanh chóp. Lý tưởng nhất là răng liên quan cũng nên được mở tủy, và ống tủy nên được sửa soạn và làm sạch vì nguồn gốc vi khuẩn và các tác nhân kích thích là ở bên trong ống tủy.
Liệu pháp kháng sinh thường được chỉ định đối với sưng tại chỗ. Kháng sinh không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong những ống tủy bị nhiễm trùng, bởi vì không có hệ tuần hoàn máu trong mô tủy hoại tử. Trong trường hợp viêm tấy lan tỏa vùng mặt (sưng lan rộng) thì kháng sinh được chỉ định nhằm ngăn chặn sự phát tán nhiễm trùng vào các khoang mô vùng đầu cổ. Bệnh nhân cần được theo dõi sát. Có thể kê thuốc giảm đau nếu cần thiết.
Để trống răng liên quan thường không được khuyến cáo vì hệ vi sinh vật trong miệng là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm tủy và viêm quanh chóp. Kháng sinh được chỉ định trong những trường hợp nhiễm trùng có biểu hiện toàn thân như sốt, khó chịu, hạch to, viêm mô tế bào mặt, sưng tăng nhanh lan tỏa và bệnh nhân có bệnh lý y khoa toàn thân. Đau nên được kiểm soát bằng các loại thuốc giảm đau.
4. Đau và sưng sau điều trị nội nha
Kiểm soát đau và sưng sau điều trị nội nha khác với trước và trong điều trị. Bất kỳ triệu chứng đau và/hoặc sưng nào xảy ra sau khi điều trị đã hoàn tất việc điều trị nội nha thì nên được xem xét trước tiên đến những nguyên nhân hay gặp như khớp cắn cao, ống tủy sót chưa được điều trị, gãy chân răng hoặc nứt gãy thân răng đã được điều trị nội nha trước đó. Đau sau điều trị nên được năn chặn bằng thuốc giảm đau. Nếu khối sưng di động thì nên chỉ định rạch, dẫn lưu và bệnh nhân nên được theo dõi sát. Liệu pháp kháng sinh được khuyên dùng khi sưng cứng chắc và kéo dài. Bệnh nhân cần được theo dõi sát sao sự tiến triển của các dấu hiệu và triệu chứng. Nếu đau và/hoặc sưng tiếp tục tồn tại dai dẳng sau khi đã điều trị kháng sinh và giảm đau thì phẫu thuật cắt chóp có thể được chỉ định sau khi đã loại trừ nguyên nhân gãy chân răng.
Nguồn: Clinical Guide for Optimal Treatment Outcome – Springer International Publishing Switzerland 2017
Leave a Reply