Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp với các triệu chứng và dấu hiệu là hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn về chức năng tim dẫn đến suy giảm sự đổ đầy hoặc tống máu của tâm thất. Điều trị suy tim tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh nhân.
1. Các giai đoạn của suy tim
2. Tiến triển suy tim giai đoạn C
Lưu ý: Một bệnh nhân suy tim có triệu chứng tương ứng giai đoạn C có thể trở thành không triệu chứng (xếp NYHA I) thì bệnh nhân đó vẫn được phân giai đoạn là suy tim giai đoạn C. Nếu tất cả các dấu hiệu và bất thường về cấu trúc/chức năng được giải quyết thì được coi là bệnh suy tim thuyên giảm.
3. Phân loại suy tim
3.1. Theo phân suất tống máu thất Trái
HFrEF – Suy tim với EF giảm |
· LVEF ≤ 40% |
HFimpEF – Suy tim với phân suất tống máu cải thiện | · Trước đó LVEF ≤ 40% và sau thời gian theo dõi LVEF > 40% |
HFmrEF – Suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ | · LVEF 41 – 49%
· Bằng chứng cho thấy tăng áp lực đổ đầy thất trái (tăng peptide lợi niệu natri, đo huyết động xâm lấn hoặc không xâm lấn) |
HFpEF – Suy tim phân suất tống máu bảo tồn | · LVEF ≥ 50%
· Bằng chứng cho thấy tăng áp lực đổ đầy thất trái (tăng peptide lợi niệu natri, đo huyết động xâm lấn hoặc không xâm lấn) |
Bệnh nhân ban đầu có HFrEF (suy tim phân suất tống máu giảm), sau đó cải thiện LVEF > 40% thì được phân loại là HFimpEF (suy tim phân suất tống máu cải thiện) và nên tiếp tục điều trị HFrEF.
– HFimpEF: suy tim với phân suất tống máu cải thiện
– HFmrEF: suy tim với phân suất tống máu giảm nhẹ
– HFpEF: suy tim phân suất tống máu bảo tồn
– HFrEF: suy tim phân suất tống máu giảm
* Có ít bằng chứng để hướng dẫn điều trị cho những bệnh nhân cải thiện LVEF của họ từ mức giảm nhẹ (41-49%) đến ≥ 50%. Vẫn chưa rõ nên điều trị những bệnh nhân này là HFpEF hay HFmrEF.
3.2. Theo NYHA
Theo NYHA, mỗi phân độ suy tim theo NYHA mô tả mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh và sự gắng sức gây ra triệu chứng tương ứng.
- Độ I:Không bị giới hạn về hoạt động thể chất. Các hoạt động thể chất thông thường không gây mệt mỏi quá mức, tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở.
- Độ II:Hạn chế nhẹ trong hoạt động thể chất. Cảm thấy thoải mái khi nghỉ ngơi. Hoạt động thể chất thông thường có thể gây mệt mỏi, hồi hộp, khó thở (thở gấp) hay đau ngực.
- Độ III:Hạn chế đáng kể các hoạt động thể chất. Cảm thấy khỏe hơn khi nghỉ ngơi. Hoạt động thể chất ít hơn bình thường đã gây mệt mỏi, tim đập nhanh hoặc khó thở.
- Độ IV:Không có hoạt động thể chất nào không gây khó chịu. Các triệu chứng suy tim xảy ra cả khi nghỉ ngơi. Nếu có bất kỳ vận động thể lực nào, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu hơn.
4. Những điểm nổi bật cần lưu ý trong điều trị suy tim
Điểm nổi bật cần ghi nhớ
-
- Điều trị nội khoa theo hướng dẫn (GDMT) cho bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm (HFrEF) hiện tại gồm 4 nhóm thuốc bao gồm các chất ức chế natri – glucose cotransporter-2 (SGLT2i)
- SGLT2i có khuyến cáo 2a trong suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ (HfmrEF). Các khuyến cáo yếu hơn (khuyến cáo 2b) được đưa ra cho ARNi, ACEi, ARB, MRA và thuốc chẹn beta.
- Các khuyến cáo mới cho suy tim bảo tồn phân suất tống máu (HFpEF) được đưa ra cho SGLT2i (khuyến cáo 2a), MRA (khuyến cáo 2b) và ARNi (khuyến cáo 2b). Một số khuyến cáo trước đây đã được thay đổi bao gồm điều trị tăng huyết áp (Khuyến cáo 1), điều trị rung nhĩ (Khuyến cáo 2a), sử dụng ARB (khuyến cáo 2b) và tránh sử dụng thường quy nitrat hoặc chất ức chế phosophodiesterase – 5 (Khuyến cáo 3: Không có lợi).
- LVEF cải thiện được sử dụng để chỉ những bệnh nhân bị HFrEF trước đó có LVEF > 40%. Những bệnh nhân này nên tiếp tục điều trị HFrEF.
- Các tuyên bố về giá trị được tạo ra cho các khuyến cáo chọn lọc trong đó các nghiên cứu chất lượng cao, hiệu quả về chi phí của can thiệp đã được xuất bản.
- Bệnh tim amyloid có những khuyến cáo mới để điều trị bao gồm sàng lọc chuỗi nhẹ đơn dòng trong huyết thanh và nước tiểu, xạ hình xương, giải trình tự gen, liệu pháp ổn định tetramer và chống đông máu
- Bằng chứng cho sự tăng áp lực đổ đầy là quan trọng để chẩn đoán suy tim nếu LVEF >40%. Bằng chứng cho việc tăng áp lực đổ đầy có thể thu được từ không xấm (ví dụ, peptid natri lợi niệu, chức năng tâm trương trên hình ảnh) hoặc xét nghiệm xâm lấn (ví dụ, đo huyết động).
- Những bệnh nhân bị suy tim giai đoạn nặng muốn kéo dài thời gian sống sót nên được chăm sóc bởi một nhóm chuyên khoa suy tim. Một nhóm chuyên khoa suy tim được xem xét việc quản lý suy tim, đánh giá sự phù hợp của các liệu pháp suy tim tối ưu và việc sử dụng dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ bao gồm các loại thuốc chống co thắt phù hợp với mục tiêu chăm sóc của bệnh nhân.
- Dự phòng nguyên phát là quan trọng đối với những người có nguy cơ suy tim (giai đoạn A) hoặc tiền suy tim (giai đoạn B). Các giai đoạn của suy tim đã được sửa đổi để nhấn mạnh các thuật ngữ mới là “có nguy cơ” đối với suy tim ở giai đoạn A và tiền suy tim ở giai đoạn B.
- Các khuyến cáo được cung cấp cho một số bệnh nhân cụ thể bị HF và thiếu sắt, thiếu máu, tăng huyết áp, rối loạn giấc ngủ, ĐTĐ type 2, rung nhĩ, bệnh động mạch vành và bệnh ác tính.
NGUỒN THAM KHẢO
- ACC/AHA/HFSA 2022
- Khuyến cáo Hội Tim mạch Việt Nam 2022
Leave a Reply