Một số phương pháp thăm dò tim mạch

Các phương pháp thăm dò tim mạch không xâm lấn và xét nghiệm xâm lấn giúp ta hiểu được cấu trúc và hoạt động chức năng tim. Ngoài ra, các biện pháp điều trị còn có thể được thực hiện trong quá trình làm một số thăm dò chẩn đoán cụ thể (ví dụ, can thiệp động mạch vành qua da trong quá trình thông tim, triệt đốt bằng năng lượng sóng tần số radio trong quá trình thăm dò điện sinh lý tim).

 Thăm dò Xét nghiệm thăm dò
Chức năng thất trái Chụp buồng thất cản quangSiêu âm tim

Chụp MRI điều khiển bởi điện tâm đồ

Chụp xạ hình với điều khiển đa phương thức

Chẩn đoán và tiên lượng bệnh động mạch vành Chụp động mạch vành

Nghiệm pháp gắng sức với điện tâm đồ, hình ảnh tưới máu cơ tim hoặc siêu âm tim

Siêu âm nội mạch

chụp MRI mạch máu

Chụp cắt lớp đa dãy động mạch vành

Khả năng sống còn của cơ tim Chụp MRI điều khiển bởi điện tâm đồ

Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)

Chụp cắt lớp phát xạ đơn photon (SPECT) khi nghỉ đánh giá tưới máu cơ tim

Nghiệm pháp gắng sức (sử dụng dobutamine liều thấp) với siêu âm tim

 

1. Nghiệm pháp gắng sức với điện tâm đồ

1.1. Khái niệm
Nghiệm pháp gắng sức (NPGS) điện tâm đồ là một thăm dò tim mạch không chảy máu dựa trên những biến đổi về lâm sàng (đau ngực, khó thở), điện tâm đồ và huyết áp khi bệnh nhân gắng sức (bằng xe đạp lực kế hoặc thảm chạy) theo một quy trình chuẩn.
NPGS điện tâm đồ có thể được tiến hành song song với các thăm dò tim mạch khác:
– Đánh giá những thay đổi thông khí khi gắng sức (VO2, VCO2)
– Thăm dò phóng xạ tưới máu cơ tim
– Thăm dò siêu âm tim.

1.2 Chỉ định
1.2.1. Bệnh mạch vành
– Chẩn đoán thiếu máu cục bộ cơ tim ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao và trung bình, bệnh nhân đau ngực kiểu co thắt.
– Chẩn đoán thiếu máu cơ tim thầm lặng ở bệnh nhân đái tháo đường; có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc làm nghề nghiệp có nguy cơ cao.
– Phân tầng nguy cơ với bệnh nhân bệnh mạch vành ổn định, nhằm quyết định nhập viện điều trị hay điều trị ngoại trú.
– Sau nhồi máu cơ tim: NPGS sớm, dưới ngưỡng tối đa ở bệnh nhân sau NMCT 4 – 7 ngày, trước khi ra viện, nhằm tiên lượng và đánh giá hiệu quả điều trị; NPGS muộn, sau khi ra viện ở bệnh nhân NMCT từ 3 – 6 tuần giúp tiên lượng, đánh giá hiệu quả điều trị và khả năng gắng sức.
1.2.2. Rối loạn nhịp tim
– Chẩn đoán và đánh giá bệnh lý rối loạn nhịp có liên quan đến gắng sức.
– Đánh giá và tối ưu hóa hoạt động của máy ở bệnh nhân có đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.
1.2.3. Bệnh van tim
– Đánh giá mức độ bệnh và khả năng gắng sức của bệnh nhân bị bệnh van tim không triệu chứng.

1.3 Chống chỉ định 
1.3.1. Chống chỉ định tuyệt đối
– Nhồi máu cơ tim cấp (trong vòng 3 ngày) hoặc đau ngực không ổn định
– Viêm cơ tim cấp, viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn đang hoạt động.
– Tách thành động mạch chủ
– Hẹp van động mạch chủ nặng
– Suy tim mất bù
– Tăng huyết áp chưa được kiểm soát
– Rối loạn nhịp nguy hiểm: rối loạn nhịp chưa được kiểm soát, có triệu chứng hoặc gây rối loạn huyết động.
– Rối loạn ngoài tim mạch có thể nặng thêm do gắng sức: nhiễm trùng chưa được kiểm soát, suy thận, thiếu máu nặng…
– Huyết khối tĩnh mạch chi dưới, nhồi máu phổi.
1.3.2. Chống chỉ định tương đối
– Hẹp van tim mức độ vừa.
– Bệnh cơ tim phì đại.
– Rối loạn điện giải
– Tăng huyết áp, tăng áp lực động mạch phổi nặng.
– Rối loạn nhịp nhanh, rối loạn nhịp chậm.
– Bất thường trên điện tâm đồ cản trở phân tích kết quả NPGS: Bloc nhánh trái, biến đổi điện tâm đồ do digoxin.

minh-hoa-tham-do-tim-mach

2. Thăm dò tim mạch bằng Holter điện tâm đồ

2.1. Khái niệm
Holter điện tâm đồ là phương pháp ghi điện tim liên tục, trong một thời gian dài trong khi bệnh nhân vẫn thực hiện các hoạt động sinh hoạt bình thường, nhằm tìm hiểu sự thay đổi của nhịp tim trong những điều kiện sinh lý và bệnh lý khác nhau.
Một máy Holter điện tâm đồ thông thường gồm một đầu ghi, sử dụng thẻ nhớ Flash, gắn với các điện cực, được dán lên ngực bệnh nhân. Thời gian đeo máy thường là 24 giờ, nhưng cũng có thể kéo dài tới 72 giờ. Bệnh nhân vẫn sinh hoạt bình thường, thậm chí lặp lại những hoạt động có thể làm xuất hiện triệu chứng, đồng thời ghi chép lại các diễn biến bất thường xảy ra trong quá trình đeo máy. Sau đó, thẻ nhớ sẽ được rút ra và phân tích bởi một chuyên gia nhịp học.
Ngoài ra, còn một thiết bị khác, gọi là hệ thống R-test, cho phép bệnh nhân đeo trên cổ, và kích hoạt nó khi xuất hiện triệu chứng. Hiếm hơn, với những triệu chứng lâm sàng (ngất, thỉu…) xuất hiện rất thưa, người ta có thể sử dụng một thiết bị ghi điện tim cấy dưới da ngực của bệnh nhân, trong thời gian từ 18 – 24 tháng, để phát hiện những biến đổi điện tâm đồ có thể xảy ra.

2.2 Chỉ định
2.2.1. Chỉ định chung
– Ngất không rõ nguyên nhân
– Cơn hồi hộp trống ngực tái phát, không rõ nguyên nhân
– Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn nhịp tim
– Đánh giá và theo dõi hoạt động của máy tạo nhịp tim
– Phát hiện tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim không triệu chứng hoặc triệu chứng lâm sàng nghèo nàn.
2.2.2. Chỉ định trong tim mạch nhi
– Ngất, thỉu ở bệnh nhi có bệnh tim trước đó, tiền sử rối loạn nhịp tim, phụ thuộc máy tạo nhịp tim.
– Ngất, thỉu khi gắng sức không rõ nguyên nhân.
– Đánh giá bệnh nhi bị bệnh cơ tim phì đại hoặc bệnh cơ tim giãn
– Đánh giá bệnh nhi nghi bị hội chứng QT kéo dài, bloc nhĩ thất pẩm sinh không triệu chứng.
– Hồi hộp, trống ngực ở bệnh nhi đã được phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh, còn rối loạn huyết động tồn dư.
– Đánh giá hiệu quả điều trị thuốc chống loạn nhịp tim.

3. Holter huyết áp

3.1. Khái niệm
Holter huyết áp là phương pháp thăm dò trong đó bệnh nhân được đeo một máy đo huyết áp chuyên biệt, trong 24 giờ, tự động đo huyết áp một cách có chu kỳ trong khi bệnh nhân vẫn thực hiện các hoạt động sinh hoạt bình thường, nhằm mục đích chẩn đoán, tiên lượng và điều trị tăng huyết áp.
Ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp của Holter huyết áp 24 giờ, thấp hơn so với ngưỡng tăng huyết áp đo tại phòng khám. Mức độ tương đương với huyết áp 140/90 mmHg tại phòng khám như sau:
– Holter huyết áp khi thức: 135/85 mmHg.
– Holter huyết áp khi ngủ: 120/70 mmHg.
– Holter huyết áp 24 giờ: 130/80 mmHg.

3.2 Chỉ định
– Chẩn đoán tăng huyết áp, đặc biệt tăng huyết áp áo choàng trắng và hiệu ứng áo choàng trắng, tăng huyết áp ẩn giấu và tăng huyết áp kháng với điều trị.
+ THA áo choàng trắng là hiện tượng huyết áp đo tại phòng khám tăng: HA tâm thu ≥ 140 mmHg, HA tâm trương ≥ 90 mmHg, nhưng huyết áp hàng ngày hoặc đo 24 giờ luôn < 135/85 mmHg. THA áo choàng trắng khá phổ biến và tăng theo tuổi, người THA áo choàng trắng có thể tiến triển thành THAt thực sự, vì vậy, cần được theo dõi huyết áp 24 giờ định kỳ.
+ THA ẩn giấu là tình trạng huyết áp đo tại phòng khám luôn < 140 mmHg và 90 mmHg, nhưng trên thực tế huyết áp tăng khi theo dõi 24 giờ, trong điều kiện sinh hoạt hàng ngày bình thường. Bệnh nhân THA ẩn giấu thường trẻ, thường có tổn thương cơ quan đích và nhiều yếu tố nguy cơ hơn.
– Theo dõi biến đổi huyết áp trong ngày, đặc biệt về ban đêm, ở một số bệnh như đái tháo đường, hội chứng ngừng thở khi ngủ…

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *