Hội chứng giảm hoạt giáp là một bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, một tuyến nội tiết sản xuất các hormone giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi tuyến giáp không thể sản xuất đủ lượng hormone giáp để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, người bệnh sẽ trải qua một loạt các triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, hội chứng giảm hoạt giáp có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bài viết này sẽ làm sáng tỏ nội dung về thăm khám, các triệu chứng lâm sàng và các cận lâm sàng dùng trong chẩn đoán hội chứng giảm hoạt giáp.
1. Hỏi bệnh
1.1. Bệnh sử
– Lý do vào viện thường là phù niêm, mệt mỏi hoặc là thấy cổ to bất thường
– Hỏi bệnh nhân về khả năng chịu nhiệt của mình
Note: Vd như “Anh thích trời lạnh hay ấm? Anh có mặc đồ ấm hơn người bình thường không?Anh có cảm thấy mình dễ bị lạnh không hay Anh có thường cảm thấy bị lạnh không?”
– Hỏi bệnh nhân có thấy da mình bất thường không?
– Hỏi bệnh nhân có để ý nhịp tim mình bất thường không? Có cảm thấy mình tăng cân nhanh không?
1.2. Tiền sử
1.2.1. Tiền sử bản thân
– Hỏi bệnh nhân đã gặp tình trạng như thế này trước đây chưa?
– Có từng bị bệnh liên quan đến tuyến giáp trước đây không? Nếu có thì điều trị như thế nào?
– Bệnh nhân có từng mắc các bệnh lý tự miễn như thấp khớp, lupus ban đỏ chưa?
– Nếu là nữ, cần hỏi về tình trạng kinh nguyệt, tình trạng sinh nở của bệnh nhân.
1.2.2. Tiền sử gia đình
Người trong gia đình có ai bị giống bệnh nhân không?
2. Triệu chứng lâm sàng
Đa dạng do ảnh hưởng nhiều cơ quan, liên quan bệnh nguyên, tuổi tác và nhất là tuỳ thuộc vào thời gian và mức độ thiếu hụt hormone giáp.
2.1.Tăng trưởng và phát triển cơ thể
Biểu hiện rõ trong giai đoạn trẻ nhỏ và thời kỳ niên thiếu.
· Sự phát triển và biệt hoá của não xảy ra phần lớn (2/3) trong vòng 2 năm đầu tiên 🡪 thay thế sớm bằng hormon giáp ngay sau sinh sẽ làm hạn chế tối đa thương tổn não vĩnh viễn.
· Thiếu hụt hormon giáp sau 3 tuổi không gây chậm phát triển tinh thần, nhưng gây chậm phát triển cơ thể, chậm phát triển xương dài, chậm mọc răng vĩnh viễn.
2.2. Da-niêm mạc
- Mặt tròn như mặt trăng, ít biểu lộ tình cảm, trán nhiều nếp nhăn.
- Mí mắt phù, nhất là mi dưới.
- Gò má tím, nhiều mao mạch bị giãn; môi dày và tím.
- Da ở vùng mặt và bàn tay có màu vàng bủng (thâm nhiễm caroten ) .
- Bàn tay, bàn chân dày, các ngón to và dày.
- Niêm mạc lưỡi bị xâm nhiễm lưỡi to ra.
- Dây thanh âm bị thâm nhiễm giọng khàn
- Vòi Eustache bị thâm nhiễm ù tai, nghe kém.
- Da khô bong vảy.
- Tóc khô, dễ rụng; phía ngoài chân mày thưa hoặc rụng hết (dấu hiệu “đuôi chân mày”, dấu Queen Anne); lông nách, lông mu rụng.
2.3. Chuyển hoá
- Sợ lạnh.
- Chậm hấp thu glucose ở ruột, giảm sử dụng glucose và đề kháng insulin.
- Tăng cân dù ăn kém. Một số bệnh nhân tăng cân vừa phải do ứ dịch.
2.4. Thần kinh
Đau đầu, chóng mặt, rối loạn tâm thần, rối loạn nhận thức, điếc, ù tai, dị cảm.
2.5. Tim mạch
Nhịp chậm, thể tích tống máu giảm, lưu lượng tim giảm, tràn dịch màng tim.
2.6. Cơ xương khớp
- Mỏi, yếu cơ, co rút cơ.
- Có thể đau khớp, tràn dịch khớp, giả bệnh gút.
- Ở trẻ em: chậm phát triển xương dài.
2.7. Dạ dày-ruột
- Táo bón, chướng bụng.
- Giảm tiết dịch dạ dày do viêm teo thân DD, teo trong viêm tuyến giáp.
- Kháng thể chống lại tế bào thành DD và thiếu máu ác tính thường gặp ở bệnh lý giáp tự miễn.
2.8. Sinh dục
- Nữ: RL kinh nguyệt, không rụng trứng, vô sinh.
Giảm hoạt giáp khi có thai có thể gây thai lưu, sinh non, THA và xuất huyết sau sinh. - Nam: bất thường chức năng sinh dục.
2.9. Nội tiết
Có hoặc không có bướu giáp: bướu giáp chỉ có trong 1 số nguyên nhân đặc biệt (viêm tuyến giáp Hashimoto, do RLCH iode …).
3. Cận lâm sàng
3.1. Xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp
3.1.1. Hormon giáp
Định lượng hormone giáp 🡪 giúp chẩn đoán.
FT4 quan trọng hơn nồng độ T4 TP.
FT4 quan trọng hơn FT3 (giảm FT3 gặp ở người già, sử dụng amiodarone, nhiễm trùng nặng).
– Giá trị bình thường:
- Tại khoa YH Hạt nhân:
+ T 3: 0,6 – 1,9 ng/ml
+ T 4: 45 – 110 ng/ml
+ TSH: 0,25 – 4 μ UI/ml - Tại khoa Sinh Hoá:
+ FT 4: 12 – 22 pmol/l
+ TSH: 0,27 – 4,2 μ UI/ml
Đặc điểm TSH, FT4 và T3 qua các mức độ giảm hoạt giápMức độ TSH FT4 T3 Giảm hoạt giáp CLS Tăng BT BT Giảm hoạt giáp nhẹ Tăng BT/Giảm BT/Giảm Giảm hoạt giáp rõ Tăng Giảm Giảm Giảm hoạt giáp tiên phát là nguyên nhân thường gặp nhất của tăng TSH.
T4 giảm sớm, trong khi T3 vẫn còn bình thường cho đến khi chức năng tuyến giáp bị ảnh hưởng nặng.
3.1.2. Độ tập trung Iode phóng xạ
Đánh giá chức năng thu nhận iode của tuyến giáp. Thấp hơn bình thường trong phần lớn trường hợp, có thể tăng trong chứng thiếu hụt iode.
Chụp nhấp nháy phóng xạ:
I 131
I 123
Tc 99m
3.2. Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân
3.2.1. Miễn dịch:
Kháng thể thyroglobulin (AbTg) và/hoặc thyroperoxidase (AbTPO ), kháng thể thụ thể TSH (ức chế) ( TSH-R Ab block).
3.2.2. TSH
Giúp định vị trí thương tổn tiên phát hay thứ phát.
TSH là xét nghiệm để gợi ý chẩn đoán giảm hoạt giáp.
TSH tương quan nghịch với FT4 hơn FT3.
3.2.3. Test TRH
Dùng để chẩn đoán giảm hoạt giáp trung ương (tuyến yên, dưới đồi) ở những bệnh nhân có FT4 thấp và TSH bình thường; hoặc để phân biệt nguyên nhân do tuyến yên hay do dưới đồi.
3.3. Xét nghiệm về hình ảnh
3.3.1. Siêu âm giáp
Giúp phát hiện hình ảnh đại thể bệnh lý tuyến giáp liên quan.
3.3.2. Chụp nhấp nháy phóng xạ bằng I 131, I 123 hay Tc 99m
3.3.3. Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) tuyến yên
Phát hiện u tuyến yên.
Lưu ý: giảm hoạt giáp tiên phát kéo dài ở người trẻ 🡪 tuyến yên lớn ra và thậm chí ăn mòn hố yên như 1 trường hợp u tuyến yên thật sự.
3.4. Các xét nghiệm gián tiếp khác
– Huyết học: thiếu máu đẳng sắc, hồng cầu nhỏ hay hồng cầu to.
Tăng cholesterol, tăng triglyceride máu.
– Giảm natri máu do hoà loãng.
4. Chẩn đoán
Giai đoạn lâm sàng điển hình thường là quá muộn.
4.1. Lâm sàng: Chủ yếu dựa vào:
– Hội chứng da, niêm mạc
– Hội chứng giảm chuyển hóa: mệt mỏi, ngủ li bì, sợ lạnh, rối loạn trí nhớ, tăng cân, chán ăn
– Tuyến giáp:
+ Không sờ thấy: viêm teo tuyến giáp mạn tính.
+ Lan tỏa: VTG sau sinh và VTG Hashimoto.
+ Lan tỏa đàn hồi: giảm hoạt tuyến giáp do thiếu iode và RLTH hormone.
4.2. Cận lâm sàng:
FT4 giảm, FT3 giảm, TSH siêu nhạy tăng (nguyên phát ) hoặc giảm (thứ phát).
5. Chẩn đoán phân biệt
5.1. Hội chứng Down
5.2. Hội chứng thận hư
Phù mềm, trắng, lõm; nước tiểu có protein niệu cao >3,5 g/24 giờ, protein máu giảm.
5.3. Suy tuần hoàn não ở người già
Giảm trí nhớ, đôi lúc buồn rầu, ít nói, ít ưa tiếp xúc, da bạc, dễ lạnh.
FT3, FT4 bình thường
5.4. Suy thận mạn
Thiếu máu, ure và creatinin máu cao, THA.
Nguồn tham khảo
Slide bài giảng Đại học Y Dược Huế 2021
Leave a Reply