Hội chứng giảm hoạt giáp (hay còn gọi là hội chứng mất hoạt động của tuyến giáp) là một bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, tuyến này sản xuất các hormone giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Hội chứng giảm hoạt giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone giáp để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Trong bài này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu định nghĩa, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh dịch tễ và chẩn đoán của hội chứng giảm hoạt giáp
1. Định nghĩa:
Hội chứng giảm hoạt giáp là hậu quả của sự giảm tuyệt đối hay tương đối về tổng hợp và/hoặc giảm tác dụng của hormone giáp lên cơ quan đích
2. Cơ chế bệnh sinh:
2.1. Quá trình tổng hợp hormone giáp
2.1.1. Vận chuyển iode vào trong tế bào giáp thông qua bơm iode dưới sự điều hòa của TSH
2.1.2. Oxy hóa ion iodua (I-) thành iodine (I2) nhờ men Peroxidase. I2 kết hợp với Thyroglobulin nhờ enzym iodinase tạo thành MIT (T1) và DIT (T2)
2.1.3. Các DIT kết hợp với nhau tạo thành thyrosine (T4) và 1 MIT kết hợp với 1 DIT tạo thành T3
2.1.4. Thủy phân thyroglobulin, phóng thích T3, T4 và MIT, DIT
2.1.5. Khử iode của MIT và DIT dưới tác dụng của Deiodinase
2.1.6. Chuyển đổi T4 thành T3
2.2. Điều hòa bài tiết hormone giáp
– Tuyến giáp được kiểm soát bởi TSH tiền yên, sự bài tiết TSH tăng dưới tác dụng của TRH và lạnh, giảm khi bị stress, nóng…T4,T3 tự do ức chế ngược sự bài tiết TSH, TSH bị điều khiển bởi TRH.
– Trong điều kiện sinh lý, chỉ cần 55g iod/ngày vào tuyến giáp, nếu sự cung cấp gia tăng (10 giọt Lugol chứa 60.000(g iod) xuất hiện sự giảm thu nhận iod hữu cơ, cũng như ức chế giải phóng hormon.
3. Dịch tễ học hội chứng giảm hoạt giáp
– SG điển hình ở người lớn: nữ 2%, nam 0,2%; nữ / nam: 10/1.
– SG cận lâm sàng thường gặp ở người >60 tuổi hơn: nữ 6%, nam 2%.
Đối tượng |
Nhu cầu(µg/ngày) |
Trẻ em năm đầu tiên | 50 |
Trẻ 1-5 tuổi | 90 |
Trẻ 6-11 tuổi | 120 |
>12 tuổi, người lớn | 150 |
Phụ nữ có thai | 250 |
– Iode đóng vai trò trong trọng trong việc tổng hợp hormon giáp nên nếu thiếu iot sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp hormon giáp
– Phụ nữ có thai có nhu cầu Iode cao hơn so với những nhóm đối tượng khác do ngoài nhu cầu cho chính bản thân mẹ còn có thai nhi chính vì vậy cần chú ý cho nhóm đối tượng này
– Người lớn đặc biệt là phụ nữ khoảng 60 tuổi có nguy cơ cao bị suy giáp do nhóm đối tượng này có nhiều thay đổi về sinh lý và ảnh hưởng tới hormon giáp.
+ Phụ nữ khi có kinh nguyệt sẽ mất máu đồng thời mất cả hormon giáp
+ Phụ nữ mãn kinh các yếu tố nội tiết tố suy giảm, hormon giáp giảm
+ Mắc nhiều bệnh lý tự miễn
=> Dễ bị suy giáp
4. Nguyên nhân gây giảm hoạt giáp
4.1. Tiên phát
Chiếm 95% trường hợp.
– Viêm tuyến giáp Hashimoto: thường gặp nhất. Có sự tương đồng miễn dịch với Basedow
– Viêm tuyến giáp bán cấp De Quervain
– Do điều trị: thuốc kháng giáp tổng hợp, phẫu thuật tuyến giáp, I131, interferon, xạ trị vùng cổ và nách
– Do cung cấp iode không hợp lý (thừa hoặc thiếu iode)
– Bất thường sinh tổng hợp hormon giáp
– Chất kháng giáp trong thức ăn
– Hiếm hơn: nhiễm sắc tố sắt, sarcoidosis, amyloidosis
4.2. Thứ phát
Ít gặp hơn
– Suy tuyến yên do u tuyến yên, hoại tử tuyến yên; do phẫu thuật, tia xạ
– Xạ trị vùng đầu cổ trong u tuyến yên
– Nhiễm sắc tố sắt, Sarcoidosis
– Rối loạn chức năng vùng dưới đồi làm giảm sản xuất và/hoặc phóng thích TRH. Thường phối hợp với bệnh lý tuyến yên
4.3. Nguyên nhân đặc biệt của giảm hoạt giáp
– Đề kháng ngoại biên với tác dụng hormone giáp
– Bất thường thụ thể T4 ở tế bào
5. Chẩn đoán
5.1. Chẩn đoán xác định
*Lâm sàng
Hội chứng da, niêm mạc
Hội chứng giảm chuyển hóa :mệt mỏi, ngủ li bì, sợ lạnh, rối loạn trí nhớ, tăng cân, chán ăn
Ở cổ:
– Không sờ được tuyến giáp (viêm teo tuyến giáp mạn tính)
– Tuyến giáp lan tỏa trong viêm tuyến giáp sau sinh và Hashimoto
– Lan tỏa đàn hồi trong giảm hoạt tuyến giáp do iode và rối loạn tổng hợp hormone
Cần nghĩ đến suy giáp khi:
– Tuyến giáp lớn
– Hoặc có điều trị iode phóng xạ (điều trị tuyến giáp và cận giáp trước đó)
– Hoặc phẫu thuật tuyến giáp (tiền sử)
* Cận lâm sàng
– Dễ nếu triệu chứng lâm sàng điển hình, TSH tăng hoặc bình thường, FT4 giảm
– TSH máu > 20 µU/ml: chẩn đoán xác định suy giáp tiên phát
– TSH tăng nhẹ (< 20 µU/ml), cần định lượng FT4
+ Nếu FT4 thấp: suy giáp lâm sàng
+ Nếu FT4 bình thường: suy giáp dưới lâm sàng (subclinical), những trường hợp này giáp suy nhẹ, nhưng TSH tăng giúp duy trì T4 bình thường, triệu chứng lâm sàng ở những trường hợp này không rõ.
Trong suy giáp thứ phát thì nồng độ TSH thường giảm nhưng có khi bình thường, do đó cần định lượng FT4, không nên chỉ dựa vào định lượng TSH để chẩn đoán suy giáp thứ phát. Những trường hợp này nên thăm dò thêm tuyến yên, vùng dưới đồi.
5.2. Chẩn đoán gián biệt
· Suy tuần hoàn não ở người già: Giảm trí nhớ, đôi lúc buồn rầu, ít nói, ít ưa tiếp xúc, da bạc, dễ lạnh. FT3, FT4 bình thường.
· Hội chứng thận hư: Phù mềm, trắng, lõm; nước tiểu có protein niệu cao >3,5 g/24 giờ, protein máu giảm
· Hội chứng Down: trí tuệ, tay chân kém phát triển, lùn, mắt xếch
· Suy thận mạn: Chán ăn, chậm chạp, phù nhẹ, thiếu máu, huyết áp tăng, ure, creatinin máu tăng.
· Thiếu máu, suy dinh dưỡng: Da tái, phù nhẹ, lông tóc có thể rụng, cholesterol máu không tăng, cần xét nghiệm sinh hóa, hormone để phân biệt
Nguồn tham khảo
Giáo trình nội cơ sở 2018, NXB Đại học Huế
Leave a Reply