Ứng dụng thang điểm MMSE cho bệnh nhân Alzheimer

Lượng giá tâm trí tối thiểu theo thang điểm Mini-Mental State Examination (MMSE) giúp đánh giá sa sút trí tuệ ở bệnh nhân Alzheimer. Điểm số MMSE được sử dụng để đánh giá chức năng tâm trí của bệnh nhân, bao gồm các khía cạnh như nhận thức, trí nhớ, ngôn ngữ và khả năng thực hiện các tác vụ. Việc đánh giá và chẩn đoán bệnh Alzheimer cần được thực hiện bởi các chuyên gia y tế có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

1. Tổng quan về thang điểm Mini-Mental State Examination (MMSE)

Mini-Mental State Examination (MMSE) là một bài kiểm tra đơn giản và phổ biến được sử dụng để đánh giá tình trạng trí tuệ của bệnh nhân, bao gồm các khía cạnh như nhận thức, trí nhớ, ngôn ngữ và khả năng thực hiện các tác vụ. Bài kiểm tra này được phát triển bởi các nhà tâm lý học Mỹ là Marshal F. Folstein, Susan E. Folstein và Paul R. McHugh vào năm 1975.

Ban đầu, MMSE được phát triển với mục đích đánh giá tình trạng trí tuệ của các bệnh nhân trong các trung tâm tâm thần học, nhưng nó đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của y tế, bao gồm cả chẩn đoán và theo dõi bệnh Alzheimer.

2. Chỉ định

– Bệnh nhân Alzheimer

– Đánh giá chức năng nhận thức cho người cao tuổi.

– Sàng lọc để chẩn đoán sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.

3. Chống chỉ định

Người bệnh thất ngôn, không hợp tác và sa sút trí tuệ giai đoạn nặng, người bệnh đang có bệnh lý nội, ngoại khoa cấp tính chưa kiểm soát được.

4. Chuẩn bị

4.1. Người thực hiện

Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng đ được đào tạo kỹ thuật.

4.2. Người bệnh

Giải thích mục đích đánh giá MMSE cho người bệnh và người nhà.

4.3. Phương tiện

Phòng đánh giá: yên tĩnh, riêng biệt để người bệnh được tập chung. Thang điểm đánh giá MMSE, chìa khóa, đồng hồ, tờ giấy trắng khổ A4, tẩy, bút viết.

5. Các bước tiến hành

– Thời gian: 30 – 45 phút.

Định hướng

Thời gian

– Chỉ dẫn.

– Hôm nay là ngày bao nhiêu?

– Nếu câu trả lời không đúng, không đầy đủ thì đặt tiếp các câu hỏi còn lại không trả lời theo thứ tự sau:

– Năm nay là năm nào?

– Bây giờ là mùa gì?

– Tháng này là tháng mấy ?

– Hôm nay là ngày bao nhiêu ?

– Hôm nay là thứ mấy ?

– Đối với mục này, chỉ những câu trả lời đúng mới được tính điểm. Tuy nhiên, khi người bệnh thay đổi tháng hay mùa để cho người bệnh có thể chỉnh lại câu trả lời sai thì cần hỏi lại người bệnh “ông/bà có chắc chắn là như vậy không?”. Nếu người bệnh đưa ra 2 câu trả lời (thứ hay thứ ba) thì cần hỏi lại người bệnh để họ khẳng định lại câu trả lời duy nhất.

Cho điểm:

– Thời gian trả lời cho 1 câu hỏi là 10 giây.

– Tính 1 điểm cho mỗi câu trả lời chính xác.

Định hướng không gian

– “Bây giờ tôi sẽ đặt những câu hỏi liên quan đến địa điểm mà tôi và ông /bà đang ở đây”.

– Chỉ dẫn:

Tên bệnh viện mà ông/bà đang nằm điều trị ?

Nếu người bệnh đến từ tỉnh/ thành phố khác thì có thể giới hạn câu trả lời bệnh viện thay bằng thành phố vì nhiều khi tên bệnh viện không được người bệnh biết đến từ trước.

– Bệnh viện này nằm ở thành phố nào ?

– Thành phố này nằm ở quận/ huyện nào?

– Quận/huyện này thuộc tỉnh nào ?

– Ông /bà đang ở tầng thứ mấy ?

Cho điểm:

– 10 giây cho mỗi câu trả lời.

– Cho 1 điểm đối với câu trả lời đúng.

Học và ghi nhớ

– Nhắc lại và nhớ 3 từ sau.

– Chỉ dẫn:

– “Tôi nói cho bác 3 từ, bác hãy nhắc lại 3 từ đó và cố gắng nhớ để lát nữa tôi sẽ hỏi lại bác.

+ Chanh (hoặc thuốc lá).

+ Chìa khóa (hoặc hoa).

+ Bóng (hoặc cửa).

Bác hãy nhắc lại 3 từ tôi vừa nói”.

Đưa ra 3 từ trong nhóm, mỗi giây cho 1 từ, nói to rõ ràng với người bệnh, cho 20 giây để trả lời.

– Nếu người bệnh không nhắc lại 3 từ trong lần thử đầu tiên thì nói lại 3 từ trên cho người bệnh để cho họ có thể nhắc lại đúng trong giới hạn 6 lần nói lại. Thực tế, test nhắc lại chỉ có thể được phân tích nếu như 3 từ đó được ghi nhớ.

– Nếu người bệnh được đánh giá nhiều lần thì cần thay đổi các từ như chanh, lúa, bóng hoặc áo sơ mi, mầu xanh, tốt bụng.

Tính điểm:

– Cho 1 điểm cho mỗi từ nhắc lại đúng trong lần thử đầu tiên. Ghi lại số lần thử.

Chú ý và tính toán

Yêu cầu người bệnh làm phép tính trừ liên tiếp, bắt đầu với 100 – 7

– Chỉ dẫn: bác hãy lấy 100 – 7 rồi lấy kết quả trừ tiếp cho 7 cho đến khi tôi yêu cầu bác dừng lại.

– Cho phép trợ giúp người bệnh bằng cách nhắc lại “100 – 7 bằng bao nhiêu ?” sau đó nói “bác tiếp tục tính đi”.

– Sẽ dừng lại sau 5 lần thực hiện phép tính trừ đi 7 liên tiếp, cho 1 điểm đối với 1 phép tính có kết quả đúng.

– Nếu trong khi tính, người bệnh hỏi lại “cần phải trừ đi bao nhiêu ?” thì không được phép nhắc lại mà chỉ nói “bác hãy tiếp tục làm như phép tính trước”.

– Nếu như phải đưa lại thông tin thì cần phải bắt đầu lại từ đầu (tính từ bước 100 – 7).

– Nếu người bệnh làm sai thì được phép hỏi lại “bác có chắc chắn đúng không ?” để cho người bệnh sửa lại. Không được phép chỉ cho người bệnh nếu kết quả quá thấp hay quá cao

Cho điểm

– 10 giây cho mỗi câu trả lời.

– Tính 1 điểm cho mỗi phép tính đúng.

– Nếu người bệnh không đạt được tối đa: Khi người bệnh không thể hoặc không muốn làm 5 phép tính thì đưa ra một test khác: đánh vần ngược từ KHÔNG.

– “Bác có thể đánh vần ngược từ KHÔNG bắt đầu từ chữ cái cuối cùng không ?”

– Nếu người bệnh gặp khó khăn khi đánh vần ngược thì yêu cầu họ đánh vần xuôi từ KHÔNG để lấy lại tự tin cho họ.

– Cho điểm.

– Trong test này, số chữ cái được xếp liên tiếp theo thứ tự đúng thì được tính điểm.

Nhắc lại – nhớ

Đề nghị người bệnh nhắc lại 3 từ đ đưa ra từ lúc trước.

Chỉ dẫn:

– “Lúc nầy tôi vừa đưa cho bác 3 từ, bác có thể nhắc lại 3 từ đó không ?”

– Đối với mỗi từ quên, h y đưa ra câu nói, câu hỏi gợi ý để giúp người bệnh nhớ lại “ví dụ như hàng ngày học sinh học ở đâu ?”

Cho điểm

– Nếu người bệnh không đưa ra được câu trả lời đầy đủ sau khi đ được gợi ý thì tính 0 điểm và nói với người bệnh câu trả lời đúng.

– Cho điểm: 10 giây cho mỗi câu trả lời.

– Cho 1 điểm đối với câu trả lời đúng trước khi cần gợi ý.

Ngôn ngữ – Gọi tên đồ vật

Chuẩn bị 2 đồ vật: bút chì và đồng hồ

Chỉ dẫn: yêu cầu người bệnh gọi tên 2 đồ vật trên.

– Đưa ra cái đồng hồ và hỏi người bệnh “cái này tên là gì”.

– Đưa ra cái bút chì “thế còn cái này được gọi là gì ?”.

– Không được thay thế bằng bút chì bi hay bút viết thông thường.

– Người bệnh không được cầm hoặc sờ vào những đồ vật trên.

Cho điểm:

– 10 giây cho 1 câu hỏi.

– Câu trả lời ngoài hai từ đồng hồ và bút chỉ không được chấp nhận.

– Tính 1 điểm cho câu trả lời đúng

Yêu cầu người bệnh nhắc lại:

“Không NHƯNG, không NẾU, không VÀ”

Chỉ dẫn:

– Bác chú ý lắng nghe tôi nói những từ sau và nhắc lại chúng:

– “Không NHƯNG, không NẾU, không VÀ”.

– Những từ này cần được nói to, rõ ràng trước mặt người bệnh.

– Nếu người bệnh nói không nghe rõ những từ này, không nhắc lại thì cho phép người đánh giá nhắc lại yêu cầu cần làm ở giai đoạn cuối của thời gian làm test.

Cho điểm

– Tính 1 điểm nếu nhắc lại hoàn chỉnh các từ.

– Cho 0 điểm nếu sai.

Làm theo mệnh lệnh viết

Yêu cầu người bệnh đọc và theo các chỉ dẫn sau (đánh giá khả năng hiểu ngôn ngữ viết)

Chỉ dẫn:

– Đưa ra 1 tờ giấy có viết dòng chữ to, in đậm: HÃY NHẮM MẮT và nói với người bệnh đọc dòng chữ đó và làm theo gì ghi ở trên giấy.

Cho điểm:

– Để 5 giây để người bệnh thực hiện.

– Chỉ tính điểm khi người bệnh nhắm mắt.

– Tính 1 điểm nếu mệnh lệnh được thực hiện đúng.

Làm theo mệnh lệnh viết

– Yêu cầu người bệnh làm theo mệnh lệnh theo 3 giai đoạn.

Chỉ dẫn

– Đặt 1 tờ giấy trắng trên bàn.

Yêu cầu người bệnh cầm tờ giấy bằng tay phải.

Hãy gập làm đôi.

Tiếp theo hãy ném tờ giấy xuống đất.

– Nếu người bệnh dừng không làm thì nhắc người bệnh thực hiện tiếp nhưng không được phép nhắc lại yêu cầu.

Cho điểm:

– Tính 1 điểm cho mỗi mệnh lệnh được thực hiện đúng.

ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI TÂM THẦN TỐI THIỂU (MMSE)

Đánh giá Điểm tối đa Điểm của người bệnh
1. Định hướng thời gian
Năm nay là năm gì? 1
Mùa này là mùa gì? 1
Tháng này là tháng mấy? 1
Hôm nay là ngày bao nhiêu? 1
Hôm nay là thứ mấy? 1
2. Định hướng không gian
Tên bệnh viện mà ông/bà đang nằm điều trị? 1
Bệnh viện này nằm ở thành phố nào? 1
Thành phố này nằm ở quận/ huyện nào? 1
Quận/huyện này thuộc tỉnh nào? 1
Ông /bà đang ở tầng thứ mấy? 1
3. Ghi nhớ

Tôi sẽ đọc ba từ,sau khi đọc xong đề nghị cụ nhắ lại. Cụ phải nhớ thật kỹ vì lát nữa tôi sẽ hỏi lại. Đọc chậm rãi ba từ, giữa mỗi từ nghỉ khoảng một giây:

– Bóng bàn

– Ô tô

– Trường học

1

1

1

 

4. Chú ý và tính toán

Làm phép tính 100 trừ 7 cho đến khi báo ngừng:

100 – 7 = 93

93 – 7 = 86

86 – 7 = 79

79 – 7 = 72

72 – 7 = 65

 

 

1

1

1

1

1

5. Nhớ lại

Hãy nhắc lại ba từ mà lúc n y tôi đ yêu cầu cụ nhớ?

Bóng bàn

Ô tô

Trường học

 

 

1

1

1

6. Gọi tên đồ vật

– Chỉ vào đồng hồ đeo tay, hỏi “Đây là cái gì?”

– Chỉ vào bút chì, hỏi “Đây là cái gì?”

 

1

1

7. Nhắc lại câu

Ông/bà hãy nhắc lại câu sau đây: “Không nếu, và, hoặc nhưng”

 

1

8. Làm theo mệnh lệnh viết

Ông/bà hãy đọc những từ ghi trong tờ giấy này và làm theo yêu cầu ghi trong đó. Đưa cho người bệnh một tờ giấy trong đó có ghi: “H y nhắm mắt lại”

 

1

9. Thực hiện mệnh lệnh ba giai đoạn

Người đánh giá cầm một tờ giấy, giơ ra trước mặt người bệnh và nói “ông/bà hãy cầm tờ giấy này bằng tay phải, gấp lại làm đôi bằng hai tay, rồi đặt tờ giấy xuống sàn nhà”

Cầm tờ giấy bằng tay phải

Gấp làm đôi

Đặt xuống sàn

 

 

 

1

1

1

10. Viết

Đưa cho người bệnh một cái bút chì rồi nói “ông/bà hãy viết bất kỳ một câu nào dưới dòng này”

 

1

11. Vẽ lại hình

Cho người bệnh xem hình vẽ sau đây, kèm một cái bút chì, tẩy, rồi đề nghị người bệnh “ông/bà vẽ lại hình này xuống phía dưới”

 

1

Tổng điểm 30

Đọc kết quả:

– MMSE từ > 26: bình thường.

– MMSE từ 20-26: suy giảm nhận thức nhẹ, gửi chuyên khoa thần kinh, lão khoa để tìm nguyên nhân, theo dõi MMSE 6 tháng/lần, có thể cần trợ giúp.

– MMSE từ 10-20: suy giảm nhận thức trung bình, cần gửi khám chuyên khoa lão khoa, thần kinh để chẩn đoán nguyên nhân. Đòi hỏi cần trợ giúp và giám sát 24h/24h.

– MMSE từ 0-10: suy giảm nhận thức nặng, đòi hỏi trợ giúp hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *