Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Trị liệu và theo dõi

Ung thư phổi là một trong các loại ung thư hay gặp nhất đồng thời cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo GLOBOCAN 2018, trên thế giới số ca mới mắc của ung thư phổi đứng hàng đầu với hơn 2 triệu người/năm, tỉ lệ tử vong cũng cao nhất trong số các bệnh ung thư với 1,76 triệu người/năm (18,4%). Tại Việt Nam, tính chung cả 2 giới, tỉ lệ mới mắc cũng như tử vong của ung thư phổi đứng hàng thứ nhất với tỉ lệ lần lượt là 14% và 19,5%.

1. Đại cương

Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) được chia thành hai loại chính dựa trên tính chất của vẩy trên bề mặt tế bào ung thư đó là:

  • NSCLC có vẩy (squamous cell carcinoma): Loại ung thư này xuất phát từ các tế bào biểu mô phẳng trên các đường dẫn khí quản và phổi. Điều này dẫn đến sự hình thành vẩy ở bề mặt của tế bào ung thư.
  • NSCLC không có vẩy (non-squamous cell carcinoma): Loại ung thư này không có đặc điểm vẩy trên bề mặt tế bào ung thư và bao gồm nhiều loại khác nhau, chủ yếu là tế bào biểu mô tuyến và tế bào lớn.
Ung thư phổi được chia thành hai loại chính dựa trên tính chất tế bào: Ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ

Việc phân loại NSCLC dựa trên tính chất của vẩy giúp các chuyên gia y tế xác định phương pháp điều trị phù hợp và dự báo lâm sàng cho bệnh nhân.

NSCLC thường không được phát hiện sớm vì không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, các triệu chứng của NSCLC có thể bao gồm ho khan, khó thở, đau ngực, sự giảm cân và mệt mỏi. Việc điều trị NSCLC thường bao gồm phẫu thuật, hóa trị và/hoặc xạ trị, phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

2. Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ

Hai mục tiêu chính trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ phân theo giai đoạn: điều trị triệt căn nhằm mục tiêu chữa khỏi được chỉ định cho bệnh ở giai đoạn sớm khu trú tại chỗ, tại vùng (giai đoạn I,II, IIIA) và điều trị mang tính giảm nhẹ, tăng chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống thêm áp dụng cho giai đoạn tiến triển tại chỗ – tại vùng hoặc tái phát di căn (giai đoạn IIIB, IV). Đối với giai đoạn còn khu trú, phẫu thuật và xạ trị là phương pháp điều trị mang tính triệt căn. Giai đoạn tiến triển (tái phát/di căn) việc điều trị chủ yếu mang tính làm dịu triệu chứng và kéo dài thời gian sống thêm. Giai đoạn tiến triển tại chỗ tại vùng hiện đang nghiên cứu áp dụng phương cách điều trị đa mô thức, trong đó hóa – xạ trị đồng thời được áp dụng nhiều nơi.

Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ theo giai đoạn

2.1. Điều trị giai đoạn khu trú

Tổn thương còn mang tính khu trú tại chỗ, tại vùng gồm giai đoạn I và II. Phẫu thuật và xạ trị mang tính cách triệt để, vai trò của hóa trị bổ trợ trước và sau điều trị triệt để còn khiêm tốn.

  • Phẫu thuật: yêu cầu của phẫu thuật triệt để bao gồm việc cắt trọn thùy phổi mang khối u đạt diện cắt âm tính (không có tế bào bướu), lấy đi từ 16-20 hạch thuộc ít nhất 3 nhóm hạch (2 từ trung thất cùng và đối bên) và rữa màng phổi cùng bên. Nguy cơ tử vong vào khoảng 3% sau phẫu thuật cắt thùy và 7% sau phẫu thuật cắt một bên phổi. Các biện pháp phẫu thuật bao gồm: cắt hình chêm, cắt phân thùy, cắt 1 thùy phổi, cắt 2 thùy phổi hoặc cắt toàn bộ một lá phổi kèm theo nạo vét hạch vùng triệt căn.
  • Hóa trị bổ trợ sau mổ đã được nghiên cứu nhiều và các nghiên cứu cho kết quả khác nhau. Hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật hiện được chỉ định cho các trường hợp có giai đoạn từ IB trở lên. Xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật giai đoạn I và II không được xác nhận có ích lợi. Trong thực hành lâm sàng, xạ trị bổ trợ thường được chỉ định sau mổ cho một số trường hợp có yếu tố nguy cơ cao tái phát tại chỗ, tại vùng như: xâm lấn trung thất, di căn nhiều hạch, hạch di căn có kích thước lớn, xâm lấn vỡ vỏ bao hạch, bờ diện cắt còn tế bào ung thư.

Một số trường hợp  giai đoạn còn khu trú nhưng không thể tiến hành phẫu thuật triệt căn do nguy cơ phẫu thuật cao, có thể cân nhắc áp dụng một số biện pháp khác. Xạ trị triệt căn là một lựa chọn thay thế, có thể tiến hành theo kỹ thuật xạ trị quy ước, tỷ lệ kiểm soát bướu khoảng 50% hoặc xạ trị định vị thân (SBRT: stereostatic body radiotherapy) hiệu quả kiểm soát bướu tại chỗ lên tới 85%-90%.

2.2. Điều trị giai đoạn tiến triển tại chỗ (giai đoạn III)

Hiện nay, biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho giai đoạn này vẫn chua đuợc xác định và còn tranh cãi trên nhiều phuơng diện vì tuy có nhiều lựa chọn khác nhau nhung chua có biện pháp nào cho thấy khả nang điều trị khỏi cao.

Nguyên tắc điều trị giai đoạn này thường được cá thể hóa theo từng trường hợp bệnh nhân cụ thể với nhiều mô thức áp dụng lần lượt hay đồng thời. Phẫu thuật có thể thực hiện ở một số trường hợp giai đoạn IIIA: bướu T3-4 ngoại biên, còn khu trú, hạch N1-2 (nhỏ) tuy nhiên phụ thuộc vào trình độ phẫu thuật viên, trang thiết bị của cơ sở y tế, nhưng kết quả sống thêm vẫn còn thấp.

Xạ trị đã từng được xem là mô thức điều trị chuẩn cho NSCLC giai đoạn IIIA/IIIB nhưng kết quả kiểm soát tại chỗ thường kém và tỷ lệ sống còn thấp. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy xạ trị đơn thuần có tác dụng làm  giảm nhẹ bệnh, tỉ lệ sống sau 5 năm là rất thấp, tuy nhiên kết hợp hoá chất với tia xạ sẽ giảm được 10% tỉ lệ tử vong so với nhóm xạ trị đơn thuần. Hiện tại hóa xạ trị đồng thời được khuyến cáo như một xử trí tiêu chuẩn cho bệnh nhân NSCLC giai đoạn III (không phẫu thuật được) đem lại hiệu quả kiểm soát bệnh cao hơn so với các biện pháp điều trị khác.

2.3. Điều trị giai đoạn tiến triển (tái phát/di căn)

Phương pháp điều trị đặc hiệu chủ yếu dùng trong giai đoạn này là các biện pháp điều trị mang tính toàn thân bao gồm: hóa trị, điều trị nhắm trúng đích, điều trị miễn dịch…

Xử trí ung thư phổi loại không tế bào vẩy giai đoạn tiến triển
Xử trí ung thư phổi tế bào vẩy giai đoạn tiến triển

3. Theo dõi

Thời gian theo dõi và đánh giá bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn của bệnh, phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và các yếu tố khác.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Châu Âu cho Ung thư (ESMO), sau khi bệnh nhân được chẩn đoán NSCLC, các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh định kỳ cần được thực hiện để theo dõi tình trạng bệnh.

Về thời gian cụ thể, ESMO khuyến cáo thực hiện theo dõi bệnh nhân NSCLC trong vòng 5 năm sau khi chẩn đoán. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân có biến chứng hoặc tình trạng bệnh phức tạp, thời gian theo dõi có thể kéo dài hơn.

Tóm lại, thời gian theo dõi và đánh giá bệnh nhân NSCLC là một quá trình liên tục và phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Việc thực hiện đầy đủ các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh định kỳ có vai trò quan trọng để theo dõi tình trạng bệnh và đánh giá hiệu quả điều trị.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *