Che tuỷ trực tiếp, gián tiếp, lấy tuỷ buồng trên răng chưa đóng chóp.

Đối với trường hợp răng chưa đóng chóp, việc điều trị bảo tồn đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành thương và kích thích đóng chóp. Việc điều trị tuỷ đúng giúp hạn chế tổn thương về sau, đảm bảo sự lành mạnh hệ thống mô tuỷ và mô quanh chóp. Cùng tìm hiểu các phương pháp ở bài viết dưới đây.

1. Che tủy trực tiếp trên răng chưa đóng chóp

Thủ thuật này yêu cầu đặt 1 loại vật liệu có hoạt tính sinh học lên vùng tủy bị lộ và không có sự loại bỏ mô tủy. Sự tiến bộ về vật liệu nha khoa và kĩ thuật lâm sàng đã làm thay đổi nhận thức rằng, tủy răng là một “cơ quan bị hư hại” khi bị lộ do sâu răng.

chua-dong-chop-1
(a) Hình ảnh Xquang trước điều trị của một RCL 1 hàm trên bên (P) có lỗ sâu lớn ở một bệnh nhân nữ 15 tuổi, được chẩn đoán là viêm tủy có khả năng hồi phục. (b) Hình ảnh lâm sàng của răng sau khi loại bỏ mô răng sâu và cầm máu bằng NaOCl cho thấy hai vị trí lộ tủy trực tiếp (mũi tên). (c) Hình ảnh cho thấy đặt MTA lên thành tủy và xung quanh ngà. (d) Hình ảnh Xquang sau điều trị với miếng trám tạm. (e) Xquang trám kết thúc bằng composite lên MTA sau 1 tuần. (f) Hình ảnh Xquang 6 tháng sau điều trị. Răng không có triệu chứng và đáp ứng bình thường với test thử lạnh bằng carbon dioxide.

Những thành công bước đầu của che tủy trực tiếp đã được ghi nhận trong các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng độc lập, với vật liệu che tủy sử dụng là cement calcium silicate-based tương hợp sinh học thay vì là Ca(OH)2, cement glass ionomer lai nhựa hoặc nhựa háo nước (hydrophilic resin). Cement calcium silicate dường như đáng tin cậy trong việc thúc đẩy sự hình thành cầu ngà sửa chữa bằng cách kích thích sự biệt hóa của tế bào gốc tuỷ răng hoặc các tế bào tiền thân của tủy răng vào các tế bào giống như nguyên bào ngà (odontoblast-like cell) mới tạo ra, thông qua một quá trình sinh học phức tạp bao gồm sự chọn lựa, tăng sinh và di cư như được minh họa trong hình dưới đây.

chua-dong-chop-2
(a) Hình ảnh Xquang một RCL 1 hàm dưới bên (P) cho thấy răng có miếng trám tạm trên gòn ở 1 bệnh nhân nam 12 tuổi có lỗ sâu lớn. (b) Hình ảnh Xquang sau điều trị che tủy trực tiếp với MTA, đặt gòn ẩm và trám tạm. (c) Hình ảnh Xquang 1 năm sau điều trị cho thấy sự thành lập cầu ngà bên dưới vị trí MTA (mũi tên). (d) Hình ảnh Xquang 9 năm sau điều trị. Bệnh nhân không có triệu chứng và răng đáp ứng bình thường với các test thử nghiệm độ nhạy cảm.

Mặc dù nguồn gốc và tính đặc hiệu của các tế bào tạo mô cứng mới chưa được biết rõ, nhưng những phân tích mô học gần đây về che tủy trực tiếp trên răng người sử dụng Ca(OH)2, cho thấy hàng rào mô cứng sửa chữa tạo ra từ vị trí tổn thương của các nguyên bào ngà có thể là sản phẩm cuối cùng của các nguyên bào sợi ở mô tủy hơn là do sự biệt hóa hình thể của các tế bào giống nguyên bào ngà (odontoblast-like cell). Việc kiểm tra các mô cứng được tạo thành cho thấy các mô khoáng hóa trong những ống ngà khiếm khuyết có chứa mảnh vụn mô hoại tử, tương tự với sạn tủy được hình thành từ sự vôi hóa ngắt quãng.

2. Che tủy gián tiếp

Thủ thuật này bảo tồn các nguyên bào ngà gốc để kích thích sự hình thành của ngà phản ứng (ngà thứ ba) bằng cách làm tăng sinh các tế bào trong trường hợp lỗ sâu lớn và để tránh lộ tủy. Việc thực hiện có thể bằng kĩ thuật bậc thang (stepwise) (hai lần hẹn) hoặc kĩ thuật one — step bằng cách để lại mô răng sâu tự tái khoáng hóa sau khi đặt vật liệu che tủy và trám kết thúc. Những nghiên cứu về che tủy gián tiếp cho thấy kết quả rất khả quan đối với những bệnh nhân trẻ tuổi; tuy nhiên việc điều trị tương đối gây nhạy cảm, sâu răng tái phát và/hoặc mất lượng ngà trong quá trình điều trị là những bất lợi tiềm tàng.

3. Lấy tủy buồng bán phần và toàn phần

Cả hai kĩ thuật đều đòi hỏi loại bỏ mô tủy dựa trên triệu chứng lâm sàng của mô tủy lành mạnh còn lại hoặc mức độ và vị trí nứt gãy răng trong trường hợp chấn thương. Khi răng lộ tủy, mô tủy bị viêm hoặc hoại tử sẽ được loại bỏ cho đến vị trí mô tủy lành mạnh, và đặt vật liệu che tủy trong khi vẫn để lại một phần mô tủy buồng lành mạnh, đối với lấy tủy buồng bán phần. Còn đối với lấy tủy buồng toàn bộ, mô tủy trong buồng tủy được loại bỏ hoàn toàn cho đến sàn tủy ở răng sau nhằm thúc đẩy quá trình đóng chóp ở những răng của người trẻ. Loại bỏ một phần mô tủy (3 – 4 mm) đối với răng trước có chấn thương còn được gọi là kĩ thuật Cvek.

Kĩ thuật lấy tủy buồng Cvek để kích thích đóng chóp. (a) Hình ảnh lâm sàng răng cửa hàm trên bên (T) bị chấn thương ở một bệnh nhân nam 8 tuổi. (b) Xquang cận chóp cho thấy hai đường nứt chéo ở thân răng và răng có lỗ chóp mở (mũi tên). (c, d) Hình ảnh lâm sàng tủy lộ và kĩ thuật Cvek sử dụng MTA trắng sau khi cầm máu bằng NaOCl. (e) Hình ảnh Xquang sau khi hoàn tất việc lấy tủy buồng và trám tái tạo bằng composite. (f) Xquang 2 năm sau điều trị và (g) 5 năm sau điều trị. (h, i) Hình ảnh lâm sàng và Xquang 7 năm sau điều trị cho tháy vết đổi màu nhỏ tại vị trí rìa miếng trám composite và chóp chân răng đã đóng hoàn toàn (mũi tên).

Kĩ thuật này được thực hiện dựa trên papilla chóp và lượng tế bào gốc tuỷ răng còn lại nhằm thành lập cầu ngà sửa chữa và tiếp tục quá trình đóng chóp. Người ta thấy thủ thuật được thực hiện có hiệu quả khi sử dụng vật liệu cement calcium silicate-based tương hợp sinh học cho cả trẻ em và người lớn, ngay cả khi răng được chẩn đoán là viêm tủy không có khả năng hồi phục.

Tất cả các kĩ thuật của điều trị tủy bảo tồn đều dựa vào khả năng hồi phục tiềm tàng của mô tủy dưới những điều kiện lâm sàng khác nhau. Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào mức độ viêm, khả năng cầm máu khi sử dụng cement calcium silicate-based tương hợp sinh học để thúc đẩy sự tái lập mô cứng và đóng chóp. Bảo tồn tủy răng một phần hoặc toàn bộ có thể coi là một kĩ thuật tiên tiến so với những lựa chọn điều trị nội nha triệt để. Trong trường hợp viêm tủy không có khả năng hồi phục, lấy tủy buồng toàn bộ có thể là một biện pháp đáng tin cậy đối với những bệnh nhân lớn tuổi và điều quan trọng nhất là, kết quả cuối cùng của tất cả các kĩ thuật điều trị tủy bảo tồn phụ thuộc vào chất lượng và độ bịt kín của phục hồi cuối cùng.

(a) Hình ảnh Xquang trước điều trị của một RCL 2 hàm dưới bên (T) có triệu chứng, với một lỗ sâu lớn ở một bệnh nhân nam 32 tuổi. (b) Hình ảnh Xquang 1 tuần sau điều trị bằng che tủy trực tiếp với MTA và trám tái tạo bằng composite. Bệnh nhân đã hết triệu chứng sau 24 giờ đặt MTA. (c) Hình ảnh Xquang 2 năm 4 tháng sau điều trị cho thấy cấu trúc quanh chóp bình thường. Răng đáp ứng bình thường với test thử độ nhạy cảm.

Nguồn: Clinical Guide for Optimal Treatment Outcome – Springer International Publishing Switzerland 2017


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *