Rối loạn tư thế là triệu chứng thường gặp ở người bệnh Parkinson, đặc biệt là tư thế gập/ngả người ra trước, hậu quả của rối loạn tư thế ở người bệnh Parkison gây hạn chế tầm nhìn, khó khăn khi ăn, nói, giảm khả năng đi lại và tăng nguy cơ ng . Các kỹ thuật kiểm soát tư thế là cần thiết đối với người bệnh Parkinson để cải thiện chức năng sinh hoạt cũng như nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
1. Tổng quan về kỹ thuật kiểm soát tư thế và vận động
Kỹ thuật kiểm soát tư thế và vận động cho người bệnh Parkinson, hay còn gọi là Phương pháp LSVT-BIG (Lee Silverman Voice Treatment – BIG) được phát triển bởi hai nhà nghiên cứu người Mỹ là Lorraine Ramig và Cynthia Fox vào những năm 1980.
Ban đầu, LSVT-BIG được phát triển nhằm cải thiện chất lượng giọng nói của người bệnh Parkinson thông qua việc tập luyện các bài tập giọng nói và hô hấp. Tuy nhiên, sau đó phương pháp này được mở rộng để tập trung vào cải thiện chức năng vận động của bệnh nhân Parkinson, bao gồm cả các khía cạnh như tư thế, cử chỉ và di chuyển.
LSVT-BIG là một chương trình tập luyện dài hạn, bao gồm các bài tập vận động chuyên sâu và tập trung vào việc tăng cường sự linh hoạt và điều khiển cơ thể của bệnh nhân Parkinson. Các bài tập trong LSVT-BIG được thiết kế để đẩy mạnh các cử chỉ lớn và nhanh hơn, tăng cường sự linh hoạt và điều khiển cơ thể, và giúp bệnh nhân tăng khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.
LSVT-BIG được coi là một trong những phương pháp tập luyện vận động hiệu quả nhất cho bệnh nhân Parkinson. Nó đã được chứng minh là giúp cải thiện cường độ và tần suất các hoạt động vận động, tăng sự tự tin và sự động viên cho bệnh nhân Parkinson, và giảm các triệu chứng như run chân và động kinh cơ.
Hiện nay, LSVT-BIG đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và được sử dụng như một phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân Parkinson để giúp họ duy trì và cải thiện chức năng vận động của mình.
2. Chỉ định
Người bệnh Parkinson giai đoạn I đến IV (theo Hoehn & Yahr Scale).
Người bệnh hiểu và hợp tác được.
3. Chỉ định
Người bệnh Parkinson đang mắc các bệnh lý nội khoa cấp tính chưa kiểm soát được.
Bệnh Parkinson giai đoạn V.
4. Chuẩn bị
4.1. Người thực hiện
Kỹ thuật viên phục hồi chức năng, bác sĩ phục hồi chức năng.
4.2. Người bệnh
Giải thích cho người bệnh mục đích của bài tập.
4.3. Phương tiện
Giường tập, ghế tựa (phần tựa thấp ngang đỉnh xương bả vai), thảm, gối mỏng mật độ chắc.
5. Các bước tiến hành
5.1. Kỹ thuật kéo cằm ra sau
Mục đích bài tập: kỹ thuật này chống lại tư thế đầu cúi gập ra phía trước ở người bệnh Parkinson.
Bước 1:
Kỹ thuật viên làm bài tập mẫu tư thế ngồi và tư thế nằm sau đó đưa người bệnh vào ghế /giường tập.
Bước 2:
Thực hiện bài tập:
Tư thế nằm: nằm ngửa trên giường đệm không lún, kê gối ở vị trí xương chẩm, không đặt gối ở cột sống cổ.
Yêu cầu người bệnh kéo đầu ra phía sau sao cho tạo ra 2 cằm, lúc này có cảm giác đầu ép xuống gối (thể hiện qua độ lún gối), người bệnh có thể tự hướng dẫn cử động bằng cách đặt 2 ngón tay ở trước cằm, giữ ở tư thế 2 giây sau đó thư gi n. Lặp lại 8 – 15 lần/chuỗi tập, mỗi buổi tập 4 – 5 chuỗi.
Tư thế ngồi: tốt nhất là ngồi trước gương, ngồi ghế có tựa phần lưng. Người bệnh cũng làm thực hiện các động tác như tạo ra 2 cằm bằng cách kéo đầu ra phía sau.
5.2. Kỹ thuật kéo xương bả vai
Mục đích: nhằm giảm độ cong/gù vùng bả vai.
Bước 1:
Kỹ thuật viên làm bài tập mẫu sau đó hướng dẫn tư thế đúng khi tập.
Bước 2:
Thực hiện bài tập.
Người bệnh ngồi thẳng lưng nhất có thể, khuỷu tay gập 90o, cánh tay áp sát thân, kéo 2 khuỷu về phía sau thân lúc này 2 xương bả vai kéo gần sát cột sống, cố gắng kéo cho vai càng phẳng càng tốt, giữ ở tư thế này 2 – 5 giây sau đó thư giãn. Lặp lại động tác từ 8 – 15 lần/chuỗi, mỗi buổi tập 4 – 5 chuỗi tập, xen kẽ với các kỹ thuật khác.
5.3. Kỹ thuật ưỡn ngực
Mục đích: nhằm giảm độ gù vùng lưng cao.
Bước 1
Kỹ thuật viên hướng dẫn tư thế đúng khi tập và thực hiện bài tập mẫu trước, sau đó sẽ hướng dẫn người bệnh tập cụ thể.
Bước 2 :
Thực hiện bài tập
- Người bệnh ngồi dựa lưng trên ghế có phần tựa thấp dưới đỉnh của xương bả vai, 2 tay người bệnh cài vào nhau về đặt phía sau đầu.
- Ưỡn ngực ra trước đồng thời mở rộng khuỷu ra sau và ra 2 bên, mặt của người bệnh hướng lên trần nhà, giữ 3 – 5 giây sau đó thư giãn.
- Lặp lại động tác từ 8 – 15 lần/ 1chuỗi tập sau đó chuyển sang bài tập khác, rồi lặp lại 3 – 4 chuỗi tập như trên.
- Chú ý luôn thở đều trong khi tập, tránh nín thở trong khi tập.
Tăng dần số lần tập và chuỗi tập để tránh mệt và mỏi cơ.
Thời gian tập 1 buổi từ 15 – 20 phút tùy theo tình trạng người bệnh.
6. Theo dõi kết quả
Tiến bộ về kiểm soát tư thế của người bệnh.
Có thể xuất hiện mỏi cơ sau tập.
7. Tai biến và xử trí
Xử trí đau mỏi cơ: thư giãn, nghỉ ngơi, có thể xem xét giảm cường độ tập (chuỗi tập và số lần tập).
Nguồn tham khảo: Bộ Y tế
Leave a Reply