Điện sinh lý thần kinh trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

Điện sinh lý thần kinh (nerve conduction study) là một phương pháp chẩn đoán được sử dụng để đánh giá tình trạng của các dây thần kinh và các sợi thần kinh. Phương pháp này cũng được sử dụng để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay. Hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý thường gặp ở người lao động văn phòng, có triệu chứng đau và tê ở vùng cổ tay và ngón tay cái. Bệnh này thường do việc sử dụng quá nhiều tay khi làm việc trên máy tính hoặc sử dụng các công cụ khác. Việc đo dẫn truyền thần kinh là thăm dò nhằm đánh giá khả năng dẫn truyền cả về cảm giác lẫn vận động ở vùng da và cơ mà thần kinh chi phối.

Nhóm tác giả: PGS.TS Đinh Ngọc Sơn, BSCKII. Vũ Trường Thịnh

Ngày phát hành: 30/03/2022

1. Cơ sở sinh lý của phương pháp đo dẫn truyền thần kinh

Khi kích thích một dây thần kinh vận động bằng một xung điện, dây thần kinh sẽ bị khử cực tại điểm kích thích, tạo thành một xung thần kinh. Xung này di chuyển dọc theo dây thần kinh, vượt qua synap, thông qua chất trung gian hóa học gây khử cực màng sau synap. Khử cực sẽ từ màng sau synap lan tỏa dọc sợi cơ và gây co cơ. Điện cực ghi (được đặt ở da ngay trên bắp cơ đó) sẽ ghi được một sóng điện thể do co cơ gây ra. Điện thế này được gọi là điện thế hoạt động toàn phần của một bắp cơ CMAP (Compound muscle action potential).

Khi kích thích một dây thần kinh cảm giác bằng một xung điện, dây thần kinh sẽ bị khử cực tại điểm kích thích, tạo thành một xung thần kinh. Xung này di chuyển dọc theo dây thần kinh đến vùng da mà nó chi phối. Điện cực ghi được đặt ở vùng da đó sẽ ghi được sóng điện thế đáp ứng cảm giác. Điện thế này được gọi là điện thế hoạt động của dây thần kinh cảm giác SNAP (Sensory Nerve Action Potential). Có thể kích thích và ghi được sóng đáp ứng cảm giác trên các dây thần kinh thuần túy cảm giác hoặc các dây thần kinh hỗn hợp (bao gồm cả các sợi cảm giác và các sợi vận động).

Có hai phương pháp đo dẫn truyền cảm giác: (1) phương pháp thuận chiều: kích thích điện vào thụ thể cảm giác ngoài da và ghi đáp ứng trên thân dây thần kinh, xung động sẽ đi xuôi chiều sinh lý của dẫn truyền cảm giác và (2) phương pháp ngược chiều: kích thích điện vào thân dây thần kinh và ghi đáp ứng tại vùng chi phối cảm giác da của nỏ, xung động sẽ đi ngược chiều sinh lý của dẫn truyền cảm giác. Khoảng cách giữa điện cực ghi và điện cực kích thích là 14 cm. Thông thường kỹ thuật đo ngược chiều được nhiều tác giả sử dụng hơn.

Điện sinh lý thần kinh trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay
Điện sinh lý thần kinh trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

2. Cách đặt điện cực khi khảo sát vận động dây thần kinh giữa:

  • Điện cực ghi đặt ở ô mô cái, gần gốc chi.
  • Điện cực đối chiếu đặt ở ô I11Ô cái, xa gốc chi.
  • Điện cực kích thích dây thần kinh vận động ở hai vị trí trên đường đi của dây thần kinh: tại cô tay kích thích tại vị trí điện cực ghi đo lên 7cm, tại khuỷu tay trên đường đi của dây thần kinh, cách vị trí kích thích tại cổ tay 20 – 27 cm tùy theo chiều dài tay của bệnh nhân.
  • Để ghi được sóng đáp ứng vận động ổn định, cường độ kích thích được sử dụng cao hơn ngưỡng cường độ kích tối tối đa 20 – 30% (15-30 ìnA).

3. Các chỉ số dẫn truyền vận động:

  • Thời gian tiềm vận động (Distal Motor Latency – DML): Là thời gian tính từ khi kích thích điện vào dây thần kitili đến khi bắt đầu xuất hiện khởi điểm của điện thế đáp ứng CMAP, đơn vị tính là ms.
  • Tốc độ dẫn truyền vận động (Motor Conduction Velocity – MCV ): Muốn đo tốc độ dẫn truyền vận động của riêng dây thần kinh, ta phải kích thích tại hai điểm khác nhau.
  • Biên độ dẫn truyền vận động (Amplitude): Biên độ là độ cao của điện thế (CMAP) theo trục thẳng đứng, vuông góc với đường đẳng điện, đơn vị tính bằng mV. Có hai cách tính biên độ, một là tính từ đường đáng điện tới đỉnh âm (baseline to negative peak amplitude). Đỉnh cao nhất phía trên đường đẳng điện, hai là tính từ đỉnh âm tới đỉnh dương (peak to peak amplitude). Trên lâm sàng thường dùng cách tính đầu tiên.

4. Đo dẫn truyền cảm giác

Khác với các sợi vận động, không có các khớp thần kinh ngăn cách giữa các cơ quan thụ cảm và sợi cảm giác nên thời gian tiềm cảm giác chính là thời gian dẫn truyền cảm giác của chính dây thần kinh đó. Khi đo tốc độ dẫn truyền cảm giác chỉ cần kích thích tại một vị trí mà không cần phải kích thích hai vị trí, Biên độ được tính từ điểm thấp nhất cho đến điểm cao nhất của điện thế cảm giác.

4.1. Cách đặt điện cực:

Cách đặt điện cực khi khảo sát dẫn truyền cảm giác dây thần kinh giữa:

  • Điện cực ghi đặt ở ngón tay II, gần gốc chi.
  • Điện cực đối chiếu đặt ở ngón tay II, xa gốc chi.
  • Điện cực kích thích dây thần kinh cảm giác được đặt trên đường đi của dây thần kinh giữa ở cổ tay (cách vị trí đặt điện cực ghi 14 cm).

4.2. Các chỉ số dẫn truyền cảm giác:

  • Thời gian tiềm cảm giác (Distal Sensory Latency – DSL) Là thời gian tính từ khi kích thích điện vào dây thần kinh đến khi bắt đầu xuất hiện khởi điểm của điện thế đáp ứng SNAP, đơn vị tính là ms.
  • Tốc độ dẫn truyền cảm giác (Sensory Conduction Velocity – SCV): Khác với dây thần kinh vận động, giữa các thụ thể cảm giác và dây thần kinh cảm giác không có một synap nào ngăn cách. Do vậy, dù kích thích thuận chiều hay ngược chiều, thời gian tiềm cảm giác cùng đều chỉ gồm thời gian dẫn truyền trên chính dây thần kinh đó, không mất thời gian đế vượt qua synap và lan tỏa dọc cơ quan thực hiện. Vì vậy, để đo được tốc độ dẫn truyền cảm giác (SCV) chúng ta chỉ cần kích thích điện tại một vị trí, mà không cần phải kích thích hai vị trí như trong nghiên cứu MCV. Biên độ cảm giác (SNAP): Tương tự như cách tính biên độ CMAP.
Điện sinh lý: Sơ đồ ghi điện thế cảm giác dây thần kinh giữa ngược chiều
Điện sinh lý: Sơ đồ ghi điện thế cảm giác dây thần kinh giữa ngược chiều

4.3. Các thay đổi bất thường về điện sinh lý thần kinh giữa trong hội chứng ống cổ tay

4.3.1. Các thay đổi trong những dấu hiệu nhạy nhất về hội chứng ống cổ tay

  • Giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh cảm giác của dây giữa đoạn qua ống cổ tay rất hay gặp.
  • Kéo dài thời gian tiềm tàng ngoại biên của dây thần kinh giữa cảm giác (DSL) cũng là biểu hiện rất thường gặp trong hội chứng ống cổ tay, chỉ số bất thường khi {DSL tăng >3,5 ms).
  • Bất thường về hiệu số giữa thời gian tiềm tàng ngoại biên của dây thần kinh giữa cảm giác và dây thần kinh trụ cảm giác (DSLD) là thông số quan trọng trong thăm dò điện sinh lý vì trong hội chứng ống cổ tay thì dây thần kinh giữa bị tổn thương trong khi đó dây thần kinh trụ vẫn bình thường, chỉ số bất thường khi (DSLD tăng > 0,79 ms).
  • Giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh giữa vận động: ít gặp hơn, chỉ số bất thường khi (MCV giảm < 49).
  • Kéo dài thời gian tiềm tàng ngoại biên của dây thần kinh giữa vận động (DML) có độ nhạy cao hơn tốc độ dẫn truyền thần kinh vận động, chỉ số bất thường khi (DML tăng >4,4 ms).
  • Bất thường về hiệu số giữa thời gian tiềm tàng ngoại biên của dây thần kinh giữa vận động và dây thần kinh trụ vận động (DMLD) cũng gặp nhiều hơn tỷ lệ bất thường về tốc độ truyền thần kinh vận động, chỉ số bất thường khi (DMLD tang 1,25 ms)
  • Phân độ hội chứng ống cổ tay dựa trên hiệu tiềm vận động và cảm giác thần kinh giữa với thần kinh trụ:

 

DMLD DSLD
Bình thường < 1,25 <0,79
Độ 1 1,25-2,35 0,79- 1,58
Độ 2 2,35-4,13 1,58-2,66
Độ 3 >4,13 >2,66
Độ 4 Mất đáp ứng Mất đáp ứng

 

4.3.2. Phân độ HCOCT trên điện cơ: được áp dụng phổ biến trên lâm sàng

Có nhiều loại phân độ HCOCT, trong đó phân độ theo tác giả Padua có 6 mức độ:

  • Rất nặng: Không ghi được sóng đáp ứng cảm giác lẫn vận động của thần kinh giữa.
  • Nặng: Không ghi được sóng đáp ứng cảm giác nhưng vẫn còn sóng đáp ứng vận động, giảm dẫn truyền vận động của thần kinh giữa đoạn qua ống cổ tay.
  • Trung bình: Giảm dẫn truyền cả về cảm giác lẫn vận động của thần kinh giữa đoạn qua ống cổ tay.
  • Nhẹ: Giảm dẫn truyền cảm giác thần kinh giữa đoạn qua ống cổ tay hoặc tăng hiệu thời gian tiềm của thần kinh giữa và thần kinh trụ cùng bên. Dẫn truyền vận động bình thường.
  • Rất nhẹ: Tăng hiệu thời gian tiềm của thần kinh giữa với thần kinh trụ khi ghi đáp ứng tại ngón IV hoặc thần kinh giữa với thần kinh quay khi ghi đáp ứng tại ngón I.
  • Bình thường: Tất cả các chỉ số về điện sinh lý thần kinh đều trong giới hạn bình thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *