Lượng giá chức năng vận động chi trên bằng thang điểm ARAT

Thang điểm ARAT (Action Research Arm Test) là thang điểm đánh giá chức năng hoạt động của chi trên bao gồm cả chức năng vận động thô và các hoạt động tinh vi của bàn ngón tay. Thang điểm ARAT được nghiên cứu có giá trị cao trong đánh giá chức năng hoạt động chi trên của người bệnh tai biến mạch máu não và được sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu. Thang điểm bao gồm 4 nhóm vận động chính: cầm vật lớn, nắm vật nhỡ, kẹp vật nhỏ, các vận động thô.

Thang điểm ARAT (Action Research Arm Test) là thang điểm đánh giá chức năng hoạt động của chi trên
Thang điểm ARAT là thang điểm đánh giá chức năng hoạt động của chi trên cho bệnh nhân sau đột quỵ não

1. Chỉ định

  • Đột quỵ não (tai biến mạch máu não): cấp – bán cấp – mãn tính.
  • Chấn thương sọ não.  Bệnh Parkinson.
  • Tổn thương tủy sống.  Xơ cứng rải rác.
  • Xơ cột bên teo cơ.
  • Bệnh Alzheimer.
  • Viêm não – màng não.
  • Sau các phẫu thuật thần kinh sọ não.
  • Các bệnh lý tổn thương não khác.
  • Rối loạn tiền đình.

2. Chống chỉ định

  • Người bệnh hôn mê, Glasgow dưới 13 điểm.
  • Rối loạn nhận thức nặng.
  • Người bệnh chưa ngồi dậy được. 

3. Chuẩn bị

3.1. Người lượng giá

 Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu.

3.2. Phương tiện và dụng cụ

Bộ dụng cụ lượng giá chức năng chi trên ARAT theo tiêu chuẩn.

Phiếu lượng giá chức năng chi trên ARAT.

3.3. Người bệnh

Được nghe giải thích về mục đích của bài lượng giá và cách thức tiến hành một cách rõ ràng. 

4. Cách tiến hành lượng giá

* Người bệnh thực hiện 19 động tác với các đồ vật được chia thành bốn nhóm vận động chính của chi trên: 

Cầm đồ vật lớn (Grasping).

Nắm đồ vật nhỡ (Gripping).

Kẹp vật nhỏ (Pinching).

Các vận động thô (Gross movement).

* Cách cho điểm: mỗi động tác từ 0 – 3 điểm  3 điểm: thực hiện động tác bình thường.

2 điểm: hoàn thành động tác, nhưng với thời gian lâu hơn bình thường và với nhiều khó khăn.

1 điểm: chỉ hoàn thành một phần động tác.

0 điểm: không thực hiện được động tác.

Điểm ARAT từ 0 – 57 điểm

*Cách đánh giá theo nguyên tắc Lyle

Nếu người bệnh thực hiện được động tác đầu tiên trong mỗi nhóm (là động tác khó khăn nhất) với 3 điểm tối đa, không cần yêu cầu họ thực hiện thêm các động tác khác trong nhóm, và cho người bệnh số điểm tối đa của nhóm này.

Nếu người bệnh thực hiện động tác đầu tiên của nhóm với điểm dưới 3, yêu cầu họ thực hiện động tác thứ hai (là động tác dễ nhất), nếu họ chỉ được 0 điểm -> họ không có khả năng thực hiện các động tác còn lại trong nhóm, do đó không cần thực hiện động tác nào nữa, cho điểm 0.

Trong những trường hợp khác, người bệnh vẫn cần hoàn thành tất cả động tác với các đồ vật trong mỗi nhóm vận động.

*Cầm đồ vật lớn

 Người bệnh cầm lấy các vật ở trên bàn phía trước họ và đặt chúng lên một cái giá cao 30 cm. Hộp đựng các vật sử dụng cho lượng giá được dùng như cái giá để đặt vật lên.

Động tác

 

Ngày 1 Ngày 2
Phải Trái Phải Trái
1. Khối gỗ hình vuông cạnh 10cm (Nếu đạt 3 điểm, tổng điểm phần này là 18 điểm và chuyển sang phần nắm vật nhỡ)          
2. Khối gỗ hình vuông cạnh 2,5cm (Nếu chỉ đạt

0 điểm, tổng điểm phần này là 0 điểm và chuyển sang phần nắm vật nhỡ)

         
3. Khối gỗ hình vuông cạnh 5 cm        
4. Khối gỗ hình vuông cạnh 7,5 cm        
5. Bóng (bóng tennis) đường kính 7,5 cm        
6. Miếng đá kích thước 10 x 2,5 x 1 cm        
Tổng điểm /18 /18 /18 /18

*Nắm đồ vật nhỡ

Người bệnh rót nước từ cốc này sang cốc khác. Sau đó cắm ống bằng nhôm vào cọc và đặt cách 30cm phía trước họ. Cuối cùng, cầm cái bulong xỏ vào cái vít.

Động tác Ngày 1 Ngày 2
  Phải Trái Phải Trái
1. Rót nước từ cốc này sang cốc khác (Nếu đạt 3 điểm, tổng điểm phần này là 12 điểm và chuyển sang phần kẹp vật nhỏ)          
2. Cắm ống hình trụ đường kính 2,25cm vào cọc

(Nếu 0 điểm, tổng điểm phần này là 0 điểm và chuyển sang phần nắm vật nhỏ)

         
3. Cắm ống hình trụ đường kính 1cm vào cọc        
4. Đặt Bulong đường kính 3,5cm vào vít        
Tổng điểm /12 /12 /12 /12

*Kẹp vật nhỏ

Những viên bi được cầm lên và đặt lên giá cao 30 cm.

Động tác

 

Ngày 1 Ngày 2
Phải Trái Phải Trái
1. Cầm viên bi sắt, 6mm, bằng ngón nhẫn và ngón cái

(Nếu đạt 3 điểm, tổng điểm phần này là 18 điểm và chuyển sang phần vận động thô)

       
2. Cầm viên bi ve, 1,5cm, ngón trỏ và ngón cái (Nếu chỉ

0 điểm, tổng điểm phần này là 0 điểm và chuyển sang phần vận động thô)

       
3. Cầm viên bi sắt, bằng ngón giữa và ngón cái        
4. Cầm viên bi sắt, bằng ngón trỏ và ngón cái        
5. Cầm viên bi ve, ngón giữa và ngón cái        
6. Cầm viên bi ve, ngón nhẫn và ngón cái        
Tổng điểm /18 /18 /18 /18

*Vận động thô

Động tác

 

Ngày 1 Ngày 2
Phải Trái Phải Trái
1. Đặt tay sau gáy (Nếu đạt 3 điểm, tổng điểm phần này là

9 điểm và nếu chỉ đạt 0 điểm, tổng điểm là 0 và kết thúc)

       
2. Đặt tay lên đỉnh đầu         
3. Đưa tay lên miệng        
Tổng điểm /9 /9 /9 /9
Tổng số điểm /57 /57 /57 /57

Thời gian từ 30 – 45 phút.

5. Theo dõi và đánh giá kết quả

So sánh kết quả trước và sau khi điều trị để đánh giá mức độ tiến triển của bệnh.

6. Tai biến và xử trí

Đụng dập phần mềm do các khối gỗ rơi vào người do vậy yêu cầu kỹ thuật viên cần ngồi cạnh và giám sát người bệnh một cách chặt chẽ.

7. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp lượng giá

7.1. Ưu điểm:

  • Đã được chuẩn hóa, dễ thực hiện.
  • Có giá trị cao, được dùng trong nghiên cứu.
  • Dụng cụ dễ dàng mang đi.

7.2. Nhược điểm:

  • Giá thành dụng cụ cao.
  • Các đồ vật không gần gũi với sinh hoạt hàng ngày.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *