Bài viết này nói về những biến chứng có thể gặp sau khi phẫu thuật cắm Implant mà Nha sĩ cần phải lưu tâm đến, đồng thời đề cập lịch bảo dưỡng định kỳ đối với Implant và dạng phục hình trên nó. Nha sĩ cần biết trong quá trình xử trí, dặn dò, theo dõi bệnh nhân, đảm bảo cuộc điều trị thành công.
1. Biến chứng sau khi cắm Implant cần lưu tâm đến
1.1. Tích hợp thất bại của một hay nhiều implant
Tương tự như phần lớn những nghiên cứu được công bố, theo kinh nghiệm của chúng tôi, rất hiếm trường hợp tích hợp thất bại ở hàm dưới. Một vài case thất bại ở hàm trên đã được dự báo, đặc biệt là ở những bệnh nhân hút thuốc và ở vị trí có răng thật đối diện. Nếu hàm giả lưu giữ bằng thanh nối, thanh nối cần phải tháo vít ra để tháo bỏ implant thất bại và cắt ngắn chiều dài thanh nối, trừ khi implant thất bại nằm giữa hai implant khác gần bên cạnh. Trường hợp sau rất hiếm khi xảy ra vì hầu hết các implant thất bại có xu hướng là implant ở xa nhất.
1.2. Nứt gãy khóa cài hoặc implant dạng bi
Các khóa cài bị có thể bị gãy khi đối diện là răng tự nhiên. Phần còn lại của bi bị gãy có thể được tháo ra bằng cây thám trâm hoặc bộ dụng cụ tháo chuyên dụng của nhà sản xuất (rescue kit). Trong những trường hợp cùng đường, phần gãy có thể được khoan tháo ra, nhưng khó tránh khỏi việc gây tổn hại các ren bên trong implant. Bộ dụng cụ tháo của Nobel Biocare có đầu tác dụng thu nhỏ để xử lý gọn gàng nhưng không gây ảnh hưởng các ren bên trong implant, và nên sử dụng bất kỳ khi nào cần tháo bỏ những thành phần bị hư tổn.
1.3. Nứt gãy hoặc mòn hàm giả và các thành phần phục hình
Một khi làm xong hàm phủ trên implant, ở một vài bệnh nhân có biểu hiện gắng sức khi nhai hoặc thực hiện các hoạt động cận chức năng. Mặc dù các implant có thể chịu được các lực này, nhưng các thành phần phục hình và bản thân hàm giả thì dễ bị tổn thương hơn. Biến chứng bao gồm sự mòn quá mức ở mặt nhai, thủng hay gãy nền hàm, gãy răng giả, gãy nẹp, nẹp bị bật khỏi nền nhựa, mòn và gãy ổ chứa bị lưu giữ, mòn thanh nối.
Các thành phần của khóa cài bị hay Locator có thể thay bằng cách đệm nhựa tự cứng ngay trong miệng một cách tương đối dễ chịu. Có một ít khả năng là hàm giả tự cứng dính vào abutment. Nhưng cần chú ý đặc biệt khi thay thế nẹp bị hư tổn bằng quy trình trong miệng, cần tránh để cho nhựa chảy xuống phía dưới thanh nối, có thể cách ly vùng phía dưới thanh nối bằng sáp. Người ta cũng khuyên ban đầu nên dùng một lượng ít nhựa để đặt lại nẹp một cách đơn thuần trước và sau đó thêm nhựa quanh nẹp để lấp đầy các khoảng trống. Trường hợp có nhiều cần thay, tốt nẹp nhất là thay từng cái một. Tuy nhiên, ở trường hợp này cần thận trọng tháo thanh nối và đính lại nẹp ở labo.
Phức hợp lưu giữ bằng hợp kim Ti có sẵn của Nobel Biocare và Straumann bao gồm 3 phần: một phần lưu giữ gắn vào trong nền nhựa của hàm giả, một khuyên chặn bằng thép không rỉ, và một nắp bao phủ có thể tháo ra được của khuyên chặn. Nếu cần thay khuyên chặn, có thể tháo nắp bao phủ để thay một cách dễ dàng mà không làm ảnh hưởng đến phần giữ.
Hệ thống Locator có phần dương (insert) bằng nylon được mã hóa theo màu; 3 phần dương tiêu chuẩn có màu xanh da trời, hồng và trong suốt, có độ lưu giữ tăng dần tương ứng. Dụng cụ lõi Locator có thể dùng để tháo và thay các phần dương này. Có 2 phần dương không tiêu chuẩn, màu đỏ và màu xanh lá cây lưu giữ tốt hơn, được dùng với những implant bị nghiêng quá mức. Phần dương cũng có thể tháo được bằng thám trâm sắc nhọn. Có thể thay ổ chứa Locator (housing) một cách dễ dàng ngay tại ghế nếu cần. Một vòng đệm trắng được đặt trên abutment của Locator và phần nắp housing được đặt lên đó.
Nắp housing cũ được khoan tháo ra khỏi hàm giả, thử lại hàm giả để đảm bảo có đủ không gian cho nắp housing mới
Trộn nhựa acrylic tự cứng, đệm vào hàm giả, đặt hàm giả vào miệng và yêu cầu bệnh nhân ngậm lại đến khi nhựa cứng hoàn toàn.
Lấy hàm giả ra, mài bớt phần nhựa thừa, phần dương màu đen được lấy ra và đặt phần dương mới vào. Thông thường bắt đầu với phần dương có độ lưu giữ thấp nhất màu xanh. Nền hàm bằng hợp kim Cobalt-Chromium có thể ngăn nhựa bị mòn quá mức, đặc biệt khi đối diện có răng được bọc mão và cũng ngăn việc nứt gãy nền hàm khi phải mài bớt ở những bệnh nhân có phản xạ nôn mạnh.
1.4. Tiêu xương tiếp diễn
Ở những vị trí sống hàm có hiện tượng tiêu xương tiếp diễn, ở cách xa những implant đã cắm, có thể thực hiện đệm hàm hay làm hàm giả mới
1.5. Quá triển niêm mạc dưới thanh nối
Niêm mạc quá triển bên dưới thanh nối có thể phẫu thuật cắt bỏ nếu nó gây khó chịu cho bệnh nhân hoặc cản trở vệ sinh.
1.6. Phát âm khó
Điều này không phải là ít gặp ở hàm giả toàn phần hàm trên, có nền hàm phía khẩu cái dày để chứa thanh nối đúc và hệ thống nẹp liên kết. Điều này ít có khả năng nếu sử dụng thanh nối được tiện, khi người ta sử dụng phần mềm 3D để thiết kế thanh nối ở giai đoạn thử hàm giả. Nếu bệnh nhân không thể sử dụng hàm giả có nền hàm mới sau vài tuần, nên cân nhắc sử dụng một hệ thống lưu giữ khác chẳng hạn như các viên bị gắn hay các Locator.
2. Lịch bảo dưỡng định kỳ
Khi đã thực hiện tất cả những điều chỉnh sau giao hàm và bệnh nhân cảm thấy thoải mái với hàm giả mới trên implant, nên dặn bệnh nhân tái khám ít nhất mỗi năm 1 lần để kiểm tra. Dặn bệnh nhân quay lại ngay lập tức khi có bất kì những thay đổi đột ngột nào, chẳng hạn như lỏng thanh nối, các phần lưu giữ, hoặc hàm giả lỏng lẻo. Lỏng hàm giả có thể xác định là do gãy nẹp liên kết hay nền hàm, hoặc hư phần dương trong bộ phận lưu giữ khóa cài.
Ở các lần hẹn hằng năm, nên kiểm tra độ ổn định hàm giả trên niêm mạc và bất kì sự rung lắc nào, ví dụ, tiêu xương, hao mòn hay nứt gãy các thành phần phục hình. Nên kiểm tra mức độ khít sát của phần lưu giữ bằng dụng cụ vặn vít phù hợp. Thanh nối nên được tháo ra, kiểm tra từng abutment về độ chặt chẽ và mức độ di động của implant. Khi tháo thanh nối ra, ta có thể dễ dàng lấy vôi răng trên abutment và trên thanh nối bằng dụng cụ plastic. Bộ phận lưu giữ khóa cài của hàm giả nên được kiểm tra kỹ xem có bất kì vết nứt gãy trên nhánh hay mấu của khóa cài, hoặc hư hỏng các phần dương bằng nylon hay không. Kiểm tra các nẹp liên kết của hàm giả có nứt gãy hay lỏng với nền nhựa.
Ta có thể thay các bộ phận lưu giữ khóa cài hay nẹp liên kết bằng thủ thuật trong miệng đã được đề cập ở trước. Không may việc thay thế các thành phần implant ngay trong miệng không phải là đơn giản chỉ là tháo các phần bị mòn và thay bằng cái mới. Cây vặn đo lực sử dụng cho các abutment bị sẽ không khớp được với một abutment bị mòn. Trong trường hợp này có thể dùng cây forcep kẹp mạch máu để gắp phần lưu giữ bị mòn ra.
Các implant nên được chụp cùng một góc độ, nếu không thì không thể phát hiện ra những thay đổi. Những vị trí có thay đổi rõ rệt, có thể là do quá tải lực và nên kiểm tra lại khớp cắn. Răng trên hàm giả có thể được điều chỉnh để giảm nguy cơ quá tải lực ở những vị trí cần thiết. Các implant nâng đỡ hàm phủ cũng rất nhạy cảm với viêm quanh implant và cần phải kiểm soát một cách phù hợp.
Nguồn: Implant trong thực hành Nha khoa – Richard D.Palmer/Nhóm dịch Saigon Young Dentists Việt Nam
Leave a Reply